Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 25°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 22°C Thừa Thiên Huế

OCOP Thái Bình: Con đường chậm mà chắc

LNV - Tỉnh đã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới và đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là 1 trong 3 địa phương về đích sớm nhất cả nước


Diện mạo nông thôn mới xã Dương Phúc (Thái Thụy). Ảnh: Trần Tuấn


Cùng đi trên con đường nông thôn mới nâng cao thuộc xã Dương Phúc (Thái Thụy) ông Vũ Công Bình, Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Phó Chánh văn phòng Điều phối xây dựng dựng nông thôn mới tỉnh nói như tâm sự với chúng tôi: Tỉnh đã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới và đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là 1 trong 3 địa phương về đích sớm nhất cả nước. Đây thực sự là niềm vui nhưng cũng là nỗi lo của Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh. Bởi con đường 10 năm xây dựng nông thôn mới, mới chỉ là bước đầu, đoạn đường tiếp theo chắc chắn sẽ còn vất vả, gian truân hơn vì mỗi xã vừa phải giữ vững các tiêu chí của xã nông thôn mới đã đạt được nhưng vẫn phải tiếp tục đầu tư để xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các tiêu chí để đạt xã nông thôn mới nâng cao và cao hơn nữa là xã nông thôn mới kiểu mẫu. Ngừng một lát như để xâu chuỗi lại tư duy của mình rồi ông bảo: Nói như vậy có nghĩa là việc xây dựng nông thôn mới là cả một quá trình lâu dài mà không có điểm dừng. Vì trong xây dựng nông thôn mới người dân là chủ thể mà cái đích của việc xây dựng nông thôn mới là nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất, tinh thần cho nhân dân. Nghe nói vậy tôi liền hỏi ông Bình chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có phải là mục tiêu đó không. Ông bảo đúng rồi. Vậy tại sao Thái Bình triển khai chậm thế? Ông cười và bảo: Làm nông nghiệp không nhanh được đâu bác ạ. Nghe ông nói tôi lại nhớ lại chuyện ở tỉnh nọ ngay sau khi có chủ trương của Trung ương về xây dựng chương trình OCOP tỉnh này đã có ngay tới vài ba trăm sản phẩm, ấy vậy mà chỉ sau chưa đầy một năm rà soát lại số sản phẩm rơi rụng đã lên tới con số cả trăm.

Còn ở Thái Bình, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Văn phòng Điều phối xây dựng dựng nông thôn mới đã tham mưu cho tỉnh chủ trương không làm ồ ạt mà phối hợp chặt chẽ với các huyện, các ngành làm đến đâu chắc đến đó. Từ việc tổ chức học tập trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh làm trước như Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Sơn La, Hòa Bình, căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng huyện, từng xã, thậm chí của từng doanh nghiệp, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh đã lựa chọn 30 sản phẩm của 21 đơn vị và phân chia ra 6 nhóm sản phẩm OCOP trên địa bàn 8 huyện, thành phố. Trong đó, nhóm sản phẩm chiếm ưu thế nhất là nông sản tươi thô và sơ chế, thịt tươi, thủy sản nước ngọt, nước mắm tươi, đồ chế biến từ rau, củ, quả, chế biến từ thịt cá, lương thực, với những sản phẩm tiêu biểu như: nước mắm Diêm Điền, nước mắm Thái Bình (Thái Thụy), mắm cáy Hồng Tiến (Kiến Xương), bánh đa Quỳnh Côi (Quỳnh Phụ), bánh cáy làng Nguyễn (Đông Hưng), kẹo lạc, kẹo dồi (Hưng Hà), miến dong Đông Thọ (thành phố Thái Bình)... Công ty Cổ phần Thủy sản Diêm Điền là một trong số ít những đơn vị đến với chương trình OCOP từ rất sớm nhờ có sự hướng dẫn của các cán bộ Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới nên việc tham gia chương trình của Công ty diễn ra khá suôn sẻ. Qua đó giúp Công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá được thương hiệu, nhờ đó thị trường tiêu thụ được mở rộng. Năm 2019, Công ty đã thu mua và chế biến 1.200 tấn cá, được trên một triệu lít nước mắm, doanh thu 7,5 tỷ đồng. Điều quan trọng hơn là người lao động có việc làm ổn định với thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Hiện nay, Công ty đang tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, xây thêm hệ thống bể chứa, hệ thống xả thải tránh ô nhiễm môi trường, mở rộng và nâng cao chất lượng nước mắm Diêm Điền.

Xã Nguyên Xá (Đông Hưng) có tới 25 cơ sở chuyên sản xuất bánh cáy nhưng cơ sở Thiên Đức là đơn vị đầu tiên tham gia OCOP được các cán bộ chuyên môn giúp đỡ. Chủ cơ sở sản xuất đã hiểu hơn về lợi thế khi tham gia chương trình OCOP, qua đó chất lượng bánh cáy của Thiên Đức ngày càng nâng cao, mẫu mã đẹp, thương hiệu dần được khẳng định, thị trường tiêu thụ mở rộng. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất thêm các sản phẩm mới như kẹo dồi, kẹo lạc, bánh kem, nhờ đó 50 lao động có việc làm ổn định với thu nhập trên 5 triệu đồng/người/tháng. Chọn mô hình điểm để tập trung chỉ đạo, sau đó mới nhân ra diện rộng chính là cách làm mà ông Vũ Công Bình cùng các cán bộ, nhân viên Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh đang thực hiện.

Từ chủ trương này ở nhóm vải may mặc, Văn phòng đã chọn doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Thanh Chất (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà) làm điểm. Ông Bùi Thanh Chất, Giám đốc doanh nghiệp cho biết, đến với OCOP lúc đầu ông cũng bỡ ngỡ nhưng được các cán bộ hướng dẫn nên càng hiểu hơn về chương trình và chương trình đã giúp doanh nghiệp mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, kết nối nhiều hơn với các doanh nghiệp trong làng nghề. Cái mà doanh nghiệp Thanh Chất làm được chắc chắn các doanh nghiệp trong làng nghề ở Thái Phương cũng sẽ làm được và đây sẽ là tiền đề để các sản phẩm làng nghề Thái Phương tiếp tục vươn xa không chỉ ở thị trường trong nước mà là các nước trong khu vực và trên thế giới.

Làm OCOP ở Thái Bình sẽ không rầm rộ nhưng chắc chắn, số cơ sở tham gia chương trình OCOP qua mỗi năm sẽ tăng theo cấp số cộng và như vậy mục tiêu mỗi xã một sản phẩm mà đề án đề ra đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt chắc chắn sẽ trở thành hiện thực.

(Ông Đỗ Quý Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh văn phòng Điều phối xây dựng dựng nông thôn mới tỉnh)

Báo Thái Bình

Tin liên quan

Tin mới hơn

Mang hương mùi già vào miền Nam bán Tết

Mang hương mùi già vào miền Nam bán Tết

LNV - Tại sự kiện “Tết Việt - Dấu ấn vùng miền” do Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT), hệ thống phân phối thực phẩm hữu cơ Organica và các đối tác tổ chức ngày 4/1 tại vườn hữu cơ Thảo Điền (TP. Thủ Đức, TP.HCM), gian hàng của nông dân Nguyễn Việt Hồng nổi bật với mùi hương đặc trưng và màu trắng của hoa rau mùi già quen thuộc với Tết miền Bắc.
Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP

Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP

OVN - Thầy giáo Hoàng Tùng là chủ cơ sở nước mắm Hoa Tùng ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã nỗ lực đưa sản phẩm nước mắm truyền thống vươn ra thị trường.
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân Đào Thanh Hảo, Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
Bánh kẹo Bảo Minh xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang thị trường Bắc Mỹ

Bánh kẹo Bảo Minh xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang thị trường Bắc Mỹ

LNV - Công ty CP bánh mứt kẹo Bảo Minh là một trong những thương hiệu hàng đầu về sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam, nổi bật với các dòng sản phẩm truyền thống và hiện đại. Kế thừa và phát triển tinh hoa ẩm thực các làng nghề, Bảo Minh đã sản xuất nhiều dòng sản phẩm: bánh cốm, bánh phu thê, bánh nướng, bánh dẻo… từ những năm đầu khởi nghiệp. Với sự lớn mạnh không ngừng, Bảo Minh đã xây dựng hai nhà máy sản xuất quy mô, hiện đại đáp ứng đủ tiêu chuẩn trong nước và xuất khẩu tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Đồng thời, Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh đang nỗ nực chinh phục thị trường trong nước và vươn mình ra thế giới.
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Từ món thịt chua - thức ăn dân dã của người Mường, chị Thu Hoa tự mày mò, học hỏi, gây dựng thương thiệu Trường Foods nổi tiếng, lan tỏa đặc sản quê hương Phú Thọ tới người dân mọi miền.
Làng lươn lớn nhất xứ Nghệ hối hả hoàn thành đơn hàng Tết

Làng lươn lớn nhất xứ Nghệ hối hả hoàn thành đơn hàng Tết

LNV - Làng Phan Thanh, nằm ở vùng trũng cuối xã Long Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), những ngày này, người dân đang tập trung vào việc sơ chế các sản phẩm từ lươn để phục vụ Tết. Những ngày này, người dân làng Phan Thanh tất bật với những đơn hàng Tết. Hơn 50 gia đình theo nghề với hàng trăm tấn lươn bỏ cho thương lái tỏa đi muôn nơi.

Tin khác

Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

OVN - Nhắc đến nước mắm Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài đều tấm tắc khen hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà khi đã một lần dùng thử. Có lẽ nhờ bí quyết ủ chượp và chiều dài lịch sử hơn 300 năm, đã kết tinh nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết.
Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết

Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết

LNV - Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt, xã Tam Đa (huyện Phù Cừ) đã và đang trở thành một trong những địa phương tiêu biểu về các mặt hàng nông sản, đặc biệt là sản phẩm OCOP cam Bố Hạ. Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm người dân nơi đây lại “phấn khởi” bước vào vụ thu hoạch để cung cấp những trái cam đạt chất lượng cao phục vụ cho thị trường Tết Nguyên Đán.
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

LNV - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP

TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP

OVN - Báo cáo từ Sở Công Thương TP. HCM, tính đến tháng 12/2024, địa phương dẫn đầu về số lượng website và ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các tỉnh thành trên khắp cả nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy các ngành hàng, đặc biệt là sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP

Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP

OVN - Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định công nhận 84 sản phẩm của các chủ thể đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao. Đây là kết quả từ chương trình đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của các đặc sản địa phương trên thị trường.
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn

Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn

OVN - Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP cho ra đời 377 sản phẩm OCOP chất lượng, uy tín, chinh phục được người tiêu dùng. Tỉnh Phú Yên xác định Chương trình OCOP là bước đi quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới

Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai chương trình OCOP, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo động lực quan trọng cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024

Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024

OVN - Theo thống kê của UBND TP. Hà Nội, đến hết năm 2024, 30 quận, huyện, thị xã đã thực hiện đánh giá, phân hạng được 606 sản phẩm từ 3 sao OCOP trở lên của 239 chủ thể. Con số này bằng gần 152% so với kế hoạch đề ra từ đầu năm 2024...
Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

LNV - Sáng ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ hội Nông sản”.
Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

LNV - Đến nay, cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên và trong số hơn 7.000 chủ thể OCOP, có hơn 2.000 hợp tác xã (HTX) có sản phẩm OCOP.
Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP

Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP

LNV - Hà Nội đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo vùng chuyên canh, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho khoảng 10 triệu dân sinh sống trên địa bàn Thủ đô; một phần cung cấp cho các địa phương khác và hướng đến xuất khẩu.
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

LNV - Ngành nuôi hươu lấy nhung tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự chăm sóc kỹ lưỡng của người dân, nghề nuôi hươu không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao đời sống kinh tế và xã hội, khẳng định vị thế của Hương Sơn là "thủ phủ hươu nhung" của cả nước.
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh

“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh

OVN - Rượu Sâm Báo An Tâm là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao, do UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận năm 2023, đến nay sản phẩm Rượu Sâm Báo An Tâm của Lương y Đỗ Quang Dũng - Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh rượu An Tâm (Khu 3 thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đang tiếp tục khảng định chất lượng và thương hiệu, từng bước vươn ra thị trường để đến với người tiêu dùng.
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương

Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương

OVN - Vân Cù, một làng nghề thủ công truyền thống làm bún nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bún chất lượng cao cho thị trường.
Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP

Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP

LNV - Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP, trong đó có 451 sản phẩm đạt hạng OCOP 3 sao (chiếm tỷ lệ 90,74%), 46 sản phẩm đạt hạng OCOP 4 sao (chiếm tỷ lệ 9,26%).
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc

Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc

LNV - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng tin tưởng với sự đoàn kết, nhất trí, sự đồng tâm, sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đưa Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc,
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025

Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025

LNV - Sáng 5/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1, thảo luận cho ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 và triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, xây dựng kịch bản tăng trưởng của các
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

LNV - Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao

Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao

LNV - Lực lượng Người có uy tín của tỉnh Quảng Ngãi được xem là cầu nối quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, họ tích cực tham gia vào các phong trào thi đua phát triể
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

LNV - Nghề sản xuất nón lá trên địa bàn xã Nhơn Mỹ có từ rất lâu đời gắn với làng nghề truyền thống nón lá Gò Găng của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làm thế nào để bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với du lịch là những trăn trở của lãnh đạo xã Nhơn Mỹ h
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động