Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

OCOP – Động lực phát triển kinh tế nông thôn Yên Bái

LNV - Để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng khai thác tiềm năng địa phương và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Yên Bái đã triển khai “Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030” (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh bước đầu khẳng định được thương hiệu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào dân tộc, góp phần tăng nguồn lực kinh tế địa phương.


Nhờ hướng đi đúng, sản phẩm OCOP quế Văn Yên đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tạo công ăn việc làm cho con em đồng bào dân tộc. Ảnh: An Thành Đạt


Nâng cao giá trị nông sản địa phương

Yên Bái là một trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu khu vực trung du và miền núi phía Bắc thực hiện Chương trình OCOP theo Quyết định số 490 ngày 7/5/2018 và Quyết định số 1048 ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình OCOP của Yên Bái có mục tiêu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, trong đó ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.

“Chương trình OCOP đã tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn, phát huy tính sáng tạo của nông dân, hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái” - ông Nhâm Xuân Trường, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái. Ảnh: An Thành Đạt


Để động viên đồng bào dân tộc tham gia Chương trình OCOP, Yên Bái đã ban hành các chính sách đặc biệt, cụ thể như hỗ trợ chủ thể có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 200 triệu đồng/sản phẩm mới, 100 triệu đồng/sản phẩm nâng cấp; tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, góp phần quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tìm kiếm đối tác. Ông Nhâm Xuân Trường, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết, vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, chỉ trong vòng 1 tháng sau khi được phê duyệt, tỉnh đã hoàn thành và cho ra mắt nhiều sản phẩm nông nghiệp đủ tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao.

Cá mương sấy hồ Thác Bà của Hợp tác xã sản xuất chế biến nông sản Tây Bắc Hiền Vinh ở thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình (Yên Bái) là sản phẩm OCOP được công nhận hạng 3 sao cấp tỉnh. Ảnh: An Thành Đạt


Nhờ sự hưởng ứng tích cực của đồng bào dân tộc, đến hết năm 2020, Yên Bái đã có 83 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận OCOP cấp tỉnh từ 3 đến 4 sao, 17 sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ, chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, điển hình như: quế Văn Yên, gạo Mường Lò, măng tre Bát Độ, chè Suối Giàng, bưởi Đại Minh, cá hồ Thác Bà... Hầu hết những sản phẩm OCOP này được bày bán tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên cả nước và xuất khẩu sang một số thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào, sản phẩm OCOP còn góp phần đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Yên Bái.





Một số sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái bước đầu khẳng định được thương hiệu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào dân tộc. Ảnh: An Thành Đạt


Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn

Cây quế được coi là “vàng xanh” giúp người Dao ở huyện Văn Yên thoát nghèo. Đặc biệt là sau khi các sản phẩm làm từ quế được chứng nhận sản phẩm OCOP, thu nhập từ trồng quế đã giúp nhiều hộ gia đình người Dao có cuộc sống khá giả. Văn Yên hiện là địa phương trồng quế lớn nhất cả nước với tổng diện tích trên 50.000 ha, bình quân mỗi năm xuất bán khoảng 6.000 tấn vỏ quế khô các loại, 63.000 tấn cành lá quế, 300 tấn tinh dầu quế, đem lại nguồn thu trên 700 tỷ đồng. Chị Lương Thị Trinh, người Dao ở thôn Ngòi Viễn, xã Xuân Ái chia sẻ: “Gia đình tôi hiện có 10 ha quế, được doanh nghiệp bao tiêu nên không phải lo về đầu ra. Khi nào có việc cần tiền, gia đình mới bán vỏ quế và chỉ cần tỉa cành, lá quế đem bán cũng đủ trang trải cuộc sống hàng ngày”.

Tuyết Sơn Trà là sản phẩm OCOP được sản xuất thủ công do chính tay người Mông thu hái trên những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, sống ở độ cao trên 1.371 mét tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Ảnh: An Thành Đạt


Với người Mông ở xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, nhiều năm qua, những cây chè Shan Tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã trở thành nguồn thu nhập chính. Sau khi sản phẩm Tuyết Sơn Trà của Hợp tác xã (HTX) chè Suối Giàng được chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2018 - 2020, người Mông ở nơi đây càng quyết tâm gìn giữ, bảo vệ cây chè, thay đổi nhận thức trồng và chăm sóc theo hướng hữu cơ. Anh Nguyễn Tuấn Anh, Chánh văn phòng Huyện ủy Văn Chấn chia sẻ: “Toàn huyện hiện có 1.500 ha chè Shan Tuyết, sản lượng trên 3.500 tấn/năm, luôn được thu mua với giá cao. Nhờ cây chè, nhiều hộ người Mông đã mua được ô tô, xe máy và xây dựng nhà cửa khang trang. Năm 2020 vừa qua, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ còn trên 10%, giảm gần 7% so với năm 2019”.

Măng tre Bát Độ đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo chủ lực của nhiều hộ đồng bào dân tộc ở các xã như: Kiên Thành, Hồng Ca, Tân Đồng, Y Can, Hưng Khánh… thuộc huyện Trấn Yên (Yên Bái). Ảnh: An Thành Đạt

Các khâu từ đánh bắt, chế biến đến quảng bá, kinh doanh sản phẩm cá sấy đều được thực hiện bởi các thành viên Hợp tác xã sản xuất chế biến nông sản Tây Bắc Hiền Vinh ở thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình (Yên Bái). Ảnh: An Thành Đạt

Cùng với việc tích cực triển khai thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Yên Bái đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ các chủ thể trưng bày, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP. Ảnh: An Thành Đạt


Thành công bước đầu của Chương trình OCOP đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn, nâng tầm sản phẩm đặc trưng Yên Bái. Để tiếp tục nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP hướng đến xuất khẩu, từ nay đến năm 2025, Yên Bái đặt mục tiêu phát triển 30 sản phẩm, trong đó đầu tư nâng cấp 20 sản phẩm thế mạnh, phát triển thêm 10 sản phẩm mới.

Theo DTMN

Tin liên quan

Tin mới hơn

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản phẩm 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao.
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

OVN – Vốn là món ăn dân dã được làm chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, chè kho Đại Đồng đang được xây dựng thương hiệu, đầu tư bao gói, mở rộng thị trường và trở thành sản phẩm làng nghề đạt chất lượng OCOP.
Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

LNV - Gắn bó với người dân huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) từ bao đời nay, giống gà Lạc Thủy không chỉ nổi tiếng với chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc mà còn đang trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực nhờ phát triển theo chuỗi liên kết và đạt chuẩn OCOP 4 sao. Hành trình từ chăn nuôi truyền thống đến sản phẩm hàng hóa đã đưa gà Lạc Thủy khẳng định được vị thế riêng trong thị trường và góp phần phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025

OVN - Ngày 26-6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp quốc gia đợt 1 năm 2025.
Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa

LNV - Thời gian qua, nhiều chủ thể tham gia vào Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Hà Nội đã làm tốt việc khai thác tiềm năng, lợi thế đặc trưng của địa phương kết hợp với đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững

LNV - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Bắc Kạn đã bước lên một tầm cao mới khi tích cực xúc tiến thương mại, giúp chủ thể – bao gồm hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ sản xuất – từng bước phát triển chuyên nghiệp hơn, tiếp cận thị trường rộng lớn và hướng đến mục tiêu nông thôn mới bền vững.

Tin khác

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

LNV - Bắc Kạn là tỉnh miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao... Điều kiện tự nhiên cùng sự đa dạng sinh học đã tạo nên nhiều sản vật đặc trưng như miến dong Na Rì, nấm hương rừng, tinh bột nghệ, mật ong rừng, gạo nếp Khẩu nua lếc. Trước đây, những sản vật này chủ yếu tiêu thụ tự phát, nhưng nay đã được gắn sao OCOP, tạo chỗ đứng và niềm tin với người tiêu dùng.
Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP

LNV - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) rất được chú trọng tại thị xã Sa Pa (Lào Cai). Trong tháng 5/2025, thị xã đã hoàn thành đánh giá, phân hạng sản phẩm và có thêm 13 sản phẩm đạt 3 sao, nâng tổng số sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP trên địa bàn lên 53 sản phẩm. Trong đó, có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Trung ương.
Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

LNV - Tối ngày 19-6, tại Công viên Thống Nhất, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.
Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP

LNV - Nhờ phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và nỗ lực chuyển đổi sản xuất, xã Đồng Yên đang từng bước ghi dấu trên bản đồ sản phẩm OCOP với những cái tên tiêu biểu như dầu lạc, lạc đỏ và thanh long ruột đỏ. Sự vào cuộc tích cực của người dân, đặc biệt là các mô hình hợp tác xã, đã giúp nông sản địa phương không chỉ đạt chuẩn chất lượng mà còn từng bước khẳng định vị thế trên thị trường.
“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”

LNV - Từ những sản vật bản địa như miến dong, tinh bột nghệ, trà thảo dược và những món ăn đặc sắc– chương trình OCOP đang từng bước đưa thương hiệu Bắc Kạn vượt ra khỏi lũy tre làng, góp mặt trên bản đồ hàng hóa quốc gia, thậm chí chạm ngõ thị trường quốc tế.
Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế

LNV - Từ những vườn mãng cầu xiêm bạt ngàn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Công ty TNHH SumoFood Việt Nam (SumoFood) đã thành công xây dựng thương hiệu trà mãng cầu Long Giang đạt chuẩn OCOP 4 sao. Không dừng lại ở thị trường nội địa, doanh nghiệp này đang từng bước mở rộng sang các thị trường quốc tế, mục tiêu nâng tầm đặc sản địa phương thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao.
OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang

LNV - “Tấm giấy chứng nhận OCOP 5 sao với HTX của tôi không chỉ là phần thưởng. Nó giống như lời hứa với chính mình, với người tiêu dùng – rằng mỗi sợi miến mình làm ra phải xứng đáng với niềm tin ấy.” –Giám đốc Nguyễn Thị Hoan - Giám đốc Hợp tác xã Tài Hoan (Na Rì, Bắc Kạn) mở đầu cuộc trò chuyện với ánh mắt trầm ngâm nhưng kiên định.
Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

LNV - Tối 5-6, tại khu vực đường Nguyễn Bặc, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức khai mạc “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”, nhằm quảng bá sản phẩm đặc trưng của các vùng miền đến với công chúng Thủ đô.
Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam

LNV - Mặc dù đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia, các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên, đặc biệt là củ nghệ vẫn gặp không ít rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm định chất lượng và chính sách nhập khẩu ở nhiều thị trường lớn. Để phù hợp với nhu cầu hội nhập, chủ thể OCOP có sản phẩm nghệ đạt chứng nhận 5 sao khuyến nghị, người làm nghề nên sản xuất, chế biến thay vì chỉ trồng và bán nguyên liệu thô.
Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP

LNV - Hành trình “bén rễ” của cây ổi trên đồng đất ở xã Đôn Nhân (Sông Lô) đã kết “trái ngọt” khi được công nhận sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đến nay, nhiều hộ dân địa phương đã tập trung mở rộng, phát triển vùng trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập.
Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024

Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024

LNV - Ngày 30/5, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bình Thuận tổ chức Lễ công bố và trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2024.
Hà Nội khai mạc sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP và bản sắc văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

Hà Nội khai mạc sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP và bản sắc văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

LNV - Tối 5-6, tại khu vực đường Nguyễn Bặc, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức khai mạc “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”, nhằm quảng bá sản phẩm đặc trưng của các vùng miền đến với công chúng Thủ đô.
Đại Từ: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

Đại Từ: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Hiện nay, huyện Đại Từ có 44 sản phẩm được công nhận OCOP đạt 3 sao trở lên (trong đó có 9 sản phẩm đạt 4 sao).Với sự hỗ trợ của chương trình OCOP,sản phẩm Nấm hương của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Phú Gia (Đại Từ) có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương và là sản phẩm tiềm năng đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao của huyện.
Nghệ Bắc Kạn Giấc mơ đổi đời của nhiều hộ nông dân

Nghệ Bắc Kạn Giấc mơ đổi đời của nhiều hộ nông dân

LNV - Đối với mỗi người dân ở vùng núi Bắc Kạn các sản phẩm nông sản địa phương không chỉ là sản phẩm hàng hoá đơn thuần mà còn gắn với những ký ức của mỗi người với bao khát vọng. Chính vì vậy, thương hiệu cho mỗi sản phẩm OCOP không chỉ được hình thành bởi chất lượng sản phẩm mà còn bằng câu chuyện, bằng những khát khao chinh phục. Câu chuyện hành trình đến với sản phẩm OCOP 5 sao của Bà Nguyễn Thị Lê, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần dược liệu Bắc Hà, tỉnh Bắc Kạn là một trong những minh chứng về sự phấn đấu, không ngừng học hỏi.
“Nem chua Liên 36” - Đậm đà hương vị xứ Thanh, say lòng thực khách

“Nem chua Liên 36” - Đậm đà hương vị xứ Thanh, say lòng thực khách

LNV - Trên mảnh đất xứ Thanh - nơi sản sinh ra hàng trăm cơ sở sản xuất nem chua lớn nhỏ, có một cái tên đã trở nên quen thuộc với người yêu ẩm thực truyền thống, đó là “Nem chua Liên 36” - Sản phẩm OCOP chứng nhận đạt chất lượng 3 sao. Từ một món ăn dân dã, “Nem chua Liên 36” đã vượt ra khỏi ranh giới địa phương, trở thành “đại sứ” văn hóa ẩm thực, mang hương vị quê hương lan tỏa khắp mọi miền. Đây là một món ăn mộc mạc nhưng đầy quyến rũ của vùng đất Thanh Hóa, người tiêu dùng ưa thích.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Qu
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở V
Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

LNV - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là nền tảng chính trị, pháp lý cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản
Giao diện di động