Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 37°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

Nhút Thanh Chương, hương vị đặc sản xứ Nghệ

LNV -
Món ăn dân dã, đậm tình quê

Người dân Thanh Chương (Nghệ An) quê tôi sinh ra, lớn lên trên mảnh đất nghèo khó, khô cằn sỏi đá, thời tiết khắc nghiệt, nắng cháy lửa, rét cắt da. Bởi vậy, họ chỉ mong một cuộc sống có ăn, có mặc, còn với “cơm no, mắm mặn” là một điều ước.


Mít được gọt vỏ để làm nhút.

Mắm theo nghĩa thông thường là thực phẩm do cá, tôm, tép muối mà thành. Nhưng mắm của người dân quê đất Thanh Chương mang nội dung khá rộng, bao gồm nhiều thứ đem muối, trong đó có cả cá, tôm, dưa, cà, nhút…
Bởi vùng đất nghèo khó, nên trong cơ cấu bữa ăn các gia đình ở quê lúc tôi còn thở nhỏ rất đạm bạc, thịt trở nên hiếm hoi, chỉ có được vào những dịp lễ tết, ngày giỗ. Còn quanh năm bốn mùa, chúng tôi quen những thức ăn lấy từ ruộng đồng, nương bãi, vườn tược với:

Cơm độn ăn nhút chấm tương

Không chê nghèo khó thì thương nhau cùng”


Cái ăn người quê tôi là như vậy, đạm bạc, giản tiện nhưng cốt ở sự đậm đà mà tinh khiết, thanh cao. Ai đi về vùng quê tôi hay từ quê đi muôn ngả dặm đường vẫn nhơ đến món ăn truyền thống “Nhút Thanh Chương”.

Nương vườn mỗi nhà ở quê thường rộng lớn, đất lại rất hợp với cây mít. Bởi vậy, những cây mít lớn rất nhanh, mỗi mùa cho trái trĩu cành. Thế là, cha ông thuở trước đã sáng chế ra món nhút - món ăn nuôi lớn bao thế hệ dân làng.

Tôi vẫn nhớ lời mẹ kể về “Sự tích Nhút”, thấy càng yêu, càng thương hơn quê mình. Ngày trước, quê tôi nghèo gió Lào cát trắng, cỗi cằn đá sỏi Thanh Chương cơm gạo nhà nào ăn cũng không đủ no, phải độn ngô, độn sắn mà vẫn thiếu, vẫn đói. Thế là người dân đã luộc mít - thứ quả nhà nào cũng sẵn có, chấm với Chẹo - một thức chấm rất độc đáo của người Nghệ, để ăn thay cơm.

Nhưng mít mỗi năm chỉ có duy nhất một mùa, vì thế họ nghĩ đến việc muối mặn ăn dần quanh năm. Món Nhút đã được hình thành, sống với con người quê tôi từ thuở đói nghèo như thế cho đến tận hôm nay. Có lẽ sẽ chẳng bao giờ có thức ăn nào thay thế nổi.


Món nhút mít nộm.

Nhút là một vại mắm tổng hợp với nguyên liệu chính, chủ yếu từ quả mít xanh. Làm được nhút là cả một quá trình, tuy không khó khăn nhưng cũng không phải dễ làm. Các bà, các mẹ quê tôi mỗi độ gần hè thường chọn, để dành những quả mít to, tròn, suôn để làm nhút.
Làm nhút thường từ loại mít bở, có vỏ xanh mởn thì mới ngon. Mít được chọn làm không được non quá, cũng không được già quá. Bởi non thì không muối được, còn già thì ăn cứng, dai, các cụ già không dùng được.

Khi chọn được vài quả mít chất lượng, các mẹ lại đóng một cọc dài vào cuống mít, để dưới vòi nước chảy mà gọt sạch vỏ gai bên ngoài. Mẹ tôi bảo rằng: “Làm thế để nhựa mít đỡ dính vào tay nhiều. Mít đang non nên nhựa dính chặt, khó rửa lắm”. Đồng thời, dễ gọt vỏ, dễ thái nhỏ thành sợi.

Quả mít gọt sạch vỏ, rồi ngâm nước muối, nước gạo để khử mét. Khoảng 1, 2 tiếng sau thì đưa ruột mít trắng rửa sạch rồi thái nhỏ thành sợi. Việc này tùy vào sự khéo tay của mỗi người, thái càng nỏ càng tốt những phải thành sợi, không được vụn hay nát.

Thái thành từng sợi rồi lại đem phơi nắng khoảng 1 tiếng. Chính cái nắng gắt của miền Trung giúp cho những sợi mít khô và se lại và khi làm nhút sẽ ngon hơn.

Tiếp đó, các mẹ lại cho sợi mít vào vại làm bằng sứ, ngâm với nước muối pha với nồng độ vừa phải. Cho thêm một vài quả ớt, củ tỏi, lát gừng... thái nhỏ để tăng vị nồng khi thành nhút. Dùng vỉ đan bằng tre với hòn đá cuội sạch làm hòn đằn để nén chặt nhút trong vại.

Độ khoảng hơn 1 tuần sau, sợi mít trở nên vàng rộm, có mùi thơm đặc trưng, như vậy là đã thành nhút. Việc dùng vỉ tre với hòn đằn bằng đá cuội rất quan trọng. Các bà, các mẹ bảo rằng để kín gió trong thời gian ủ thành nhút.

Mỗi khi lấy nhút để chế biến, phải đậy kín, nén chặt vại nhút lại kẻo gió vào làm cho sợi nhút thành màu đen. Hơn nữa, để gió vào nhút dễ phát sinh các loại vi khuẩn, sinh vậy có hại.

Các bà, các mẹ thường muối nhút để ăn quanh năm, tựa như món dưa muối của người miền Bắc, hay món kim chi của xứ Hàn Quốc vậy. Tùy từng mùa mà chế biến nhút thành những món ăn khác nhau.

Ngày chúng tôi còn bé, mẹ cha thường lấy nhút làm thức ăn hàng ngày cùng với cơm, ít lạc rang. Những ngày màu mưa lũ tháng 7, tháng 8, nhút là món ăn cứu đói cho cả làng tôi. Nhà nào làm được hũ nhút từ tháng 4, tháng 5 cất trữ đến mùa lũ thì không lo đói.

Mùa mưa lũ thường đi lại rất khó khăn vì nước ngập, phần vì mưa gió, chợ thì khó mở, mà hiếm người bán hàng. Dân làng có hũ nhút chia sẻ nhau những lúc như thế mà tình nghĩa thêm gắn kết, đậm đà.

Thuở đó, nhút được chế biến rất đơn giản, có thể vắt ráo nước rồi chấm nước mắm tỏi, nước tương ăn kèm rau kinh giới. Cũng có thể làm nhút xào với dầu mỡ, một ít đường (Vì nhút có vị hơi mặn khi ngâm với muối để cất trữ được lâu ngày). Có thời gian thì làm món nhút nộm với nguyên liệu chính là nhút, thêm lạc, bánh đa, lá canh, lộc quế… nhà có điều kiện hơn thì thêm một ít thịt lợn.

Ai xa quê, nghĩ đến nhút lại thấy nhớ về quê hương, nhơ mẹ cha, gia đình với những năm tháng tuổi thơ lớn lên nhờ món nhút. Nó là một phần trong tâm hồn, tâm thức người Thanh Chương, đưa người dân nơi đây vượt qua khó khăn của cái đói, cái nghèo, của những mùa mưa lũ dầm dề…

Tôi bồi hồi nhớ về những ngày đói no mà ấm áp tình cảm gia đình, làng xóm. Nhớ câu hát thân thương: “Đất Thanh Chương nhút mặn chua cà, chắc có lẽ rứa mà anh chê, chắc có lẽ rứa mà anh nỏ về”. Quê tôi nói riêng, xứ Nghệ nói chung đậm đà, mặn mà vì tình nghĩa, và phải chăng cả vì nhút nữa?

Đặc sản quê hương

Nhút Thanh Chương được đóng hộp bán trên thị trường.


Ngày nay, đời sống người người dân quê được cải thiện, nhút được chế biến thành nhiều món ăn phong phú, bổ dưỡng hơn. Người ta có thể làm món nhút nộm với thịt lợn, tai heo, thịt bò, canh cá lóc, cá trắm nấu nhút…
Các bà, các mẹ ở nhà vẫn làm nhút, vừa để ăn, vừa để gửi cho con cháu xa quê ăn cho đỡ thèm. Quan trọng hơn, người làm gửi trọn tình thương, nỗi nhớ mong con cái xa quê vào món nhút.

Để rồi khi người con nơi xa dùng món nhút lại nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ em thơ ở nhà, nhớ về thuở nhỏ cùng gia đình sống trong mái nhà đơn sơ mà ấm áp. Từ đó mà nguyện lòng cố gắng làm tốt mọi điều để cha mẹ, các em ở nhà yên lòng.

Người đi thăm họ hàng ở xa thường mang hũ nhút làm quà biếu, gọi với tên thân thương là “quà quê”, “đặc sản Thanh chương”. Gọi là đặc sản cho sang vậy thôi, chứ thực ra nhút là món phổ biến ở Thanh Chương, nhưng lại mang những hương vị rất riêng cả về vật chất lẫn tinh thần không nơi nào có được.

Bởi vậy, dù xa quê, nhưng tôi vẫn nhớ về câu ca dao mẹ cha nhắc nhở từ thuở nhỏ:

“Đừng khinh dưa nhút, tương cà

Tuy không lịch lãm nhưng mà sạch trong!”


Nhút quê hương giản dị mà đậm đà nghĩa tình vậy đó. Nó đã nuôi lớn bao thế hệ người Thanh Chương, với biết bao anh hùng, quan tướng, thầy thuốc, nhà giáo, nhà yêu nước cách mạng như: tướng Nguyễn Sỹ Xung, Trần Tấn, nhà yêu nước Đặng Thúc Hứa, nhà cách mạng Nguyễn Sỹ Sách, giáo sư Đặng Thai Mai… Họ đã đóng góp bao chiến công cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước của dân tộc.

Những năm gần đây, nhút Thanh Chương còn là một sản phẩm đặc trưng để bán cho khách du lịch đến nơi đây lỡ “phải lòng” món ăn dân dã mà đậm đà này.


Có dịp ghé về vùng đất Thanh Chương, các bạn hãy thưởng thức một bữa cơm quê dân dã cùng những món nhút quê tôi để hiểu hơn về con người, cảm nhận sâu sắc hơn những yêu thương đậm đà nơi thôn dã.

Bài và ảnh Nguyễn Văn Tài

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

LNV - Với dáng người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tháo vát – đúng phong thái của một người thợ thủ công làng nghề. Anh Nguyễn Duy Cường được sinh ra và lớn lên tại làng nghề điêu khắc gỗ Dư Dụ (xã Thanh Thùy – Thanh Oai – Hà Nội). Niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc gỗ gần như ăn vào “máu thịt”. Anh là một người có tay nghề giỏi trong làng, anh gắn bó với nghề gần 30 năm nay. Anh đã lặng lẽ biến những khúc gỗ vô tri vô giác thành những tác phẩm nghệ thuật sống động có giá trị nghệ thuật cao.
Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

LNV - Hàng năm, khi con nước nổi cuối cùng rút xuống để lại lớp phù sa màu mỡ đôi bờ, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa khô chạm khẽ những cơn nắng đầu tiên vào miền Tây. Lúc này, Bạc Liêu đẹp nhất khi từng cánh đồng muối trở nên nhộn nhịp, diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch.
Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

LNV - Với 48 năm trong nghề, bà Nông Thị Thược ở xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng, Cao Bằng) là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

LNV - Thời gian qua, xã đảo Song Tử Tây (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đã thu hút một số lượng lớn cư dân đến sinh sống, lập nghiệp. Xuất phát từ mong muốn tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, đảng viên Cao Văn Giáp thực nghiệm ý tưởng phát triển làng nghề gắn với kinh tế biển. Do nhiều năm công tác liên tục trên quần đảo, đồng chí có nhiều vốn sống để chăm lo, giúp đỡ cư dân đảo và ngư dân.

Tin khác

Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

LNV - Vụ nhãn năm nay, bản Hải Sơn và Hồng Nam của xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La vinh dự được công nhận là Làng nghề chế biến long nhãn. Việc thành lập làng nghề không chỉ là điều kiện quan trọng về tư cách pháp nhân để đẩy mạnh, mở rộng hoạt động sản xuất, mà còn tạo điều kiện liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong quảng bá, giới thiệu bao tiêu sản phẩm, đưa thương hiệu long nhãn đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

LNV - Tỉnh Sóc Trăng là địa phương có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống với lịch sử hình thành lâu đời, như: Vẽ tranh trên kiếng, đâm cốm dẹp, đan đát, làm bánh pía…
Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển phố nghề Lãn Ông trong khu  Phố cổ Hà Nội

Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển phố nghề Lãn Ông trong khu Phố cổ Hà Nội

Sáng ngày 20/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm - gắn với phố nghề Lãn Ông” do Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội kết hợp với Hội Đông y quận Hoàn Kiếm tổ chức.
Khai mạc hoạt động văn hóa

Khai mạc hoạt động văn hóa 'Giữ nghề xưa trên phố' năm 2024

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024 ) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), hướng đến kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Từ ngày 19/4 -12/5, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa với chủ đề “Giữ nghề xưa trên phố”.
Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

LNV - Giỗ tổ nghề Yến là sự kiện thường niên do Ban quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm tổ chức ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ phụng miếu tổ nghề, được xây dựng và hoàn thiện vào thế kỷ XIX.
Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

LNV - Đến với Gia Lai, ngoài trải nghiệm thú vị với các hình thức du lịch cộng đồng, homestay, với ẩm thực đa dạng và phong phú, du khách còn được khám phá nét nguyên bản trong các nghề thủ công. Trong đó, nghề dệt thổ cẩm của người tộc thiểu số Rajai, Bana với bộ trang phục, khăn áo… đã từ lâu trở thành một nét văn hoá đặc trưng của người đồng bào nơi đây.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là món hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một quãng lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

LNV - Ngày 12/4/2024, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Chương trình khảo sát trải nghiệm và công bố tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức với chủ đề “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”. Với các điểm đến, đó là: Đình Đền Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai); Làng nghề tăm hương (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa); Làng nghề dệt Phùng Xá (Xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức).
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

LNV - Khi đến Làng cổ Đường Lâm du khách không chỉ được biết đến với những ngôi nhà cổ xây bằng đá ong hàng trăm năm tuổi mà còn nức tiếng với nhiều món ăn dân dã như chè lam, kẹo lạc,… đặc biệt hơn cả vẫn là món tương nếp nổi tiếng ở làng Mông Phụ.
Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

LNV - Từng nức tiếng với nghề đúc lư đồng truyền thống. Làng nghề đúc lư đồng An Hội nằm trên con đường Nguyễn Duy Cung, thuộc phường 12, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh giờ đây chỉ còn vài hộ gia đình gắng gượng giữ nghề truyền thống. Nghề đúc lư đồng An Hội đang đứng trước nguy cơ mai một. Làm sao có thể giữ nghiệp của cha ông đang là trăn trở của những người còn gắn bó với nghề?
Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

LNV - Làng Châm Khê, thuộc phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã nổi tiếng là một trong những cái nôi của di sản văn hóa phi vật thể Quan họ Bắc Ninh. Nơi đây được xem như một "bảo tàng sống" lưu giữ những giá trị tinh hoa độc đáo của loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc Quan họ Bắc Ninh.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Thanh Hóa: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư

Thanh Hóa: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư

LNV – Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đã ký Quyết định số 1671/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.
Tây Ninh: Xây dựng nông thôn mới theo hướng thông minh

Tây Ninh: Xây dựng nông thôn mới theo hướng thông minh

LNV - Sau hơn 12 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới , diện mạo Tây Ninh đang ngày càng đổi mới, đi vào chiều sâu. Tỉnh xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới phải gắn liền với thay đổi bộ mặt nông thôn, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Chi hội khoa học lịch sử quân sự thành phố Hải Phòng -  Đóng góp tích cực cho sự phát triển của thành phố Cảng

Chi hội khoa học lịch sử quân sự thành phố Hải Phòng - Đóng góp tích cực cho sự phát triển của thành phố Cảng

LNV - Chiều dài lịch sử của đất nước và thành phố Hải Phòng đó là lịch sử quá trình dựng nước và giữ nước; Hai nhiệm vụ dựng nước đi đôi với giữ nước, kháng chiến đi đôi với kiến quốc, xây dựng đi đôi với bảo vệ gắn bó chặt chẽ, quan hệ máu thịt, không tách rời tạo thành dòng chảy lịch sử oai hùng của đất nước và thành phố. Đặt trong tiến trình lịch sử ấy, thì nhiệm vụ của khoa học lịch sử quân sự là hết sức to lớn, nặng nề và có thể khẳng định rằng, đó là một nửa của khoa học lịch sử đất nước, thành phố.
Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), đến nay, Quảng Ninh đang có 417 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3-5 sao. Đến nay, Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều cách làm, giải pháp để chung tay cùng hội viên, nông dân xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP.
Từ đam mê thành thương hiệu  “MUỐI 92 CÀ PHÊ”

Từ đam mê thành thương hiệu “MUỐI 92 CÀ PHÊ”

LNV - Một lần được vợ rủ đi uống cà phê muối ở quê, chàng trai trẻ 9X Nguyễn Tấn Thành đã khởi nghiệp thành công với thương hiệu “MUỐI 92 CÀ PHÊ”. Hiện “MUỐI 92 CÀ PHÊ” đã có mặt ở Hà Nội, Đà Nẵng, T.P Hồ Chí Minh và hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước với hơn 300 chi nhánh cùng với sự phục vụ của gần nghìn nhân viên.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động