Những làng nghề gốm sứ nổi tiếng Việt Nam
Đây là một trong những làng gốm sứ xuất hiện sớm nhất cho đến hiện nay, nhưng đáng tiếc rằng cho đến ngày nay làng gốm này đã suy tàn và thất truyền. Khi tìm được những loại gốm sứ của vùng này là từ xác con tàu đắm đã được trục với ở vùng biển Cù Lao Chàm, bên cạnh đó trong những bảo tang của một số nước Châu Âu vẫn còn lưu giữ một số hiện vật của làng gốm này với đỉnh cao là nghệ thuật vẽ tay cũng như nhiều dòng men quý như lớp men ngọc, men nâu, men trắng… nhưng phổ biến nhất vẫn là loại men trắng trong kết hợp với màu xanh, vàng, đỏ nâu, xanh lục…. Qua đó, có thể thấy rằng, từ xa xưa Việt Nam chúng ta đã vang danh trên thế giới về một loại sản phẩm gốm chất lượng và đã xuất khẩu ra bên ngoài lãnh thổ.
Làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội)
Là làng gốm nằm bên cạnh sông Hồng, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam. Trong quá khứ làng gốm Bát Tràng là một gò đất cao gần cạnh sông rất thuận tiện cho việc làm gốm và giao thông đi lại. Trải qua thời gian, đến nay làng nghề Bát Tràng vẫn giữ được những dòng men cổ và những sản phẩm được sản xuất theo phương pháp thủ công. Từ chất liệu là đất sét trắng cùng với đôi bàn tay khéo léo đã tạo ra những sản phẩm chất lượng, tinh xảo và đòi hỏi một quy trình nghiêm ngặt. Hiện nay, tại Bát Tràng có hơn 600 cơ sở sản xuất và chủ yếu là các hộ gia đình trong làng.
Làng gốm Phù Lãng thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Quá trình hình thành và phát triển cùng với làng Bát Tràng, nhưng những sản phẩm của gốm Phù Lãng chủ yếu là đồ gia dụng, vãi, chum từ chất liệu đất sét đỏ và được tạo hình trên bàn xoay.
Trong những năm gần đây, làng gốm Phù Lãng đã được phát triển lại nhờ vào những nghệ nhân sinh ra từ làng quyết tâm thay đổi và gây dựng lại danh tiếng đã bị mai một. Chuyển hướng sang sản xuất gốm mỹ nghệ, sử dụng màu sắc để trang trí trên sản phẩm, tuy những mẫu mã của gốm Phù Lãng không được đa dạng như gốm Bát Tràng song cũng đã có những bước tiến khá quan trọng và đã dần khôi phục những giá trị truyền thống kết hợp những kỹ thuật hiện đại nhằm mang đến gốm Phù Lãng sự tươi mới và thoát khỏi sự suy thoái
Làng gốm Thổ Hà (Bắc Ninh)
Làng gốm Phước Tích (Thừa Thiên-Huế)
Là dòng gốm chuyên sản xuất cho Hoàng gia, cụ thể là triều Nguyễn, nguyên liệu chủ yếu được làm từ loại đất sét có màu xám đen và sản phẩm là chậu, nồi đất, ấm… Theo thời gian làng gốm này đã suy tàn, hiện nay, Trong những năm gần đây, các nhà chức trách khôi phục lại theo hướng sản xuất Mỹ nghệ nhưng chưa mang lại nhiều thành công.
Làng gốm Thanh Hà (Hội An – Quảng Nam)
Với nguyên liệu khá đặc biệt, khi hầu hết những sản phẩm của làng gốm Thanh Hà cho ra màu đỏ cam, nhẹ và xốp với tạo sản phẩm bằng khuôn và trang trí bằng hình thức khắc lộng trên từng sản phẩm của gốm Thanh Hà, và ngày nay, khi bạn có dịp đến với Quảng Nam và tham quan làng gốm thì sẽ thấy những sản phẩm chủ yếu như đèn, tranh và tượng trang trí,…
Làng gốm Bàu Trúc (Bình Thuận)
Những sản phẩm gốm được tạo tác hoàn toàn bằng tay và những sản phẩm của cư dân người Chăm, sản phẩm gốm Bàu Trúc cá màu xương đất và không đồng đều do trong quá trình nung lửa bị cháy táp nhiều và gốm Bàu Trúc không sử dụng nung trong lò mà nung ngoài trời, có đốt củ và phủ rơm với nhiệt độ lên khoảng 700 – 900 độ c. Điều đặc biệt của gốm Bàu Trúc là không phủ men và sản phẩm nào giống nhau.
Làng gốm Cây Mai (Thành phố Hồ Chí Minh):
Gốm Cây Mai có nhiều nét đặc trưng riêng và có sự kết hợp giữa các màu sắc xanh coban, xanh rêu, nâu da lươn trên nhiều loại sản phẩm. Là dòng gốm được du nhập vào Việt Nam do những người Hoa di cư đến. Cho đến nay, gốm Cây Mai đã không còn tồn tại nhưng bạn vẫn có thể bắt gặp chúng ở những bức tường ở một số chùa của quận 5, 6.
Làng gốm Biên Hòa (Đồng Nai):
Là sự kết hợp giữa gốm Cây Mai và nghệ thuật trang trí của gốm nước Pháp, với những sản phẩm như chậu, voi, con thú hay tượng, cùng với nghệ thuật khắc chìm, vẽ men kết hợp với màu men tạo nên một sản phẩm tinh xảo. Ngoài ra, gốm Biên Hòa là loại xốp, có xương đất màu ngà và được nung nhẹ trên lửa. Ngày nay, gốm Biên Hòa không còn giữ được vị trí đỉnh cao, tuy rằng vẫn có những mặt hàng xuất khẩu và thường được sản xuất theo đơn.
Làng gốm Lái Thiêu – Tân Phước Khánh (Bình Dương):
Là sự kế thừa của gốm Cây Mai với những sản phẩm đồ gia dụng, đồ mỹ nghệ. Gốm Lái Thiêu ngày nay đã không còn tồn tại mà thay vào đó là sự phát triển theo quy mô công nghiệp và xu hướng thị trường. Vậy nên, những dấu tích xưa cũ của làng gốm Lái Thiêu đã không còn.
Làng gốm Vĩnh Long (Vĩnh Long):
Nguyên liệu chính là đất sét đỏ, với đặc tính nhiễm phèn nên khi đưa sản phẩm nung xong thì gốm Vĩnh Long thường xuất hiện các vân trắng, Các loại sản phẩm của gốm Vĩnh Long thường có kích thước tương đối lớn và chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu.
Bảo Ngọc (TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.
21:55 Tin tức

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng
11:41 Tin tức

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công