Nhiều “rào cản” khi nâng sao cho sản phẩm OCOP
Lao động tinh chế yến tại Công ty TNHH Yến sào Xứ Thanh (Hậu Lộc)
Theo đánh giá của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tỉnh, sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình OCOP, toàn tỉnh đã có 1 sản phẩm 5 sao, 44 sản phẩm 4 sao, 151 sản phẩm 3 sao. Hầu hết các sản phẩm sau khi được cấp sao OCOP đều có sự phát triển cả về quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khẳng định được vị thế trên thị trường. Trong đó, có nhiều sản phẩm đã vươn ra thị trường thế giới, như: Các sản phẩm mắm tôm, mắm tép của Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia đã xuất khẩu vào thị trường Nga, Hàn Quốc, Đài Loan và Nam Phi; sản phẩm ống hút tre xuất khẩu của Công ty TNHH Vibabo xuất khẩu sang thị trường các nước Thụy Sỹ, Thụy Điển, Mỹ; đồ thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm từ cói của Công ty CP Sản xuất - chế biến cói xuất khẩu Việt Anh xuất khẩu trực tiếp và bán tại 64 siêu thị ở Hoa Kỳ; các sản phẩm thảo dược của cơ sở Đông y Quang Anh đã được bán tại thị trường Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu trung gian... Đồng thời, chương trình đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm OCOP, như các làng nghề truyền thống ở các huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa, thị xã Nghi Sơn... Một số sản phẩm OCOP đã khai thác hiệu quả vùng nguyên liệu địa phương, gắn với chỉ dẫn địa lý, như: lá ngâm chân Mộc Việt (Quảng Xương), tinh dầu sả chanh (Thạch Thành), rượu Sâm Báo (Vĩnh Lộc), nếp hạt cau Lộc Thịnh (Vĩnh Lộc), chè xanh sạch Bình Sơn (Triệu Sơn)...
Cùng với đó, sức lan tỏa của chương trình đã làm thay đổi nhận thức, thói quen tiêu dùng của Nhân dân. Bà Nguyễn Thị Bé, chủ cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa), cho biết: Sau thời gian tuyên truyền, ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn sử dụng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các sản phẩm thuộc nhóm hàng thực phẩm, đồ uống. Tuy nhiên, đa phần khách hàng đều lựa chọn, tìm kiếm những sản phẩm có hạng sao cao (từ 4 sao trở lên), nhờ đó các sản phẩm này có sức tiêu thụ mạnh hơn. Do đó, để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP, các chủ thể có sản phẩm đã được công nhận cần nỗ lực giữ vững tiêu chí và chú trọng đến việc nâng sao cho các sản phẩm. Đây được xem là cách làm hữu hiệu để khẳng định uy tín, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm đối với thị trường.
Trong quyết định công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh quy định rõ về thời gian hiệu lực (trong vòng 3 năm) tuy nhiên không có quy định về thời hạn cần nâng sao cho các sản phẩm. Đại diện Tổ quản lý Chương trình OCOP, Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh, cho biết: Quá trình nâng sao cho sản phẩm OCOP là tất yếu nhưng không phải bắt buộc với các chủ thể. Để thực hiện nâng từ 3 sao lên 4 sao, chủ thể phải chứng minh được sự mở rộng về quy mô sản xuất, đổi mới quy trình, mở rộng thị trường tiêu thụ; các tiêu chí về chất lượng sản phẩm phải hoàn thiện theo thang điểm của sản phẩm 4 sao và có hồ sơ đăng ký trình hội đồng thẩm định, xét, công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Đối với các sản phẩm OCOP từ 4 sao muốn nâng lên chất lượng 5 sao lại càng khó khăn, khi mức độ 5 sao là do Hội đồng Trung ương xét, công nhận.
Thực tế cho thấy, nguyên nhân chính để hạn chế số lượng chủ thể đăng ký, xét nâng sao cho sản phẩm chính là sự khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn đánh giá. Trong đó, để nâng cấp dây chuyền, máy móc sản xuất cần nguồn kinh phí tương đối lớn, trong khi hầu hết chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP của tỉnh đều ở quy mô nhỏ, siêu nhỏ và các hộ sản xuất cá thể. Nên mặc dù hiểu được lợi ích từ nâng sao OCOP, nhưng nhiều chủ thể chưa đủ điều kiện để mạnh dạn đầu tư. Bà Nguyễn Thị Lan Anh, chủ cơ sở sản xuất Đông y Quang Anh (Quảng Xương), cho biết: Năm 2019, cơ sở có 2 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa hạng 3 sao. Sau gần 3 năm được công nhận sản phẩm đã phát triển về quy mô sản xuất, sức tiêu thụ và doanh thu. Đồng thời, chú trọng đầu tư về tem truy xuất, tiêu chuẩn ISO, phát triển website... Tuy nhiên, chi phí để nâng cấp dây chuyền, quy mô sản xuất, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn ở khung sản phẩm 4 sao là rất lớn. Do đó, cơ sở chưa đủ điều kiện để đăng ký nâng sao cho các sản phẩm mà chỉ chú trọng giữ vững tiêu chí, chất lượng cho sản phẩm để hội đồng cấp tỉnh xét, đánh giá công nhận lại danh hiệu OCOP khi đến hạn.
Cùng các khó khăn trên, hầu hết các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP hiện nay đều hạn chế, thiếu các tiêu chí về liên kết vùng nguyên liệu và các tiêu chí liên quan đến thương mại điện tử. Hoặc, đối với các sản phẩm truyền thống, mang tính đặc thù thì nhu cầu để mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ chưa thực sự cần thiết. Bà Nguyễn Thị Thu Hương, tổ hợp tác sản xuất bánh nhãn Hồi Xuân (Quan Hóa) cho biết: “Sau khi được tuyên truyền, hướng dẫn về các điều kiện để được đăng ký nâng sao cho sản phẩm, chúng tôi nhận thấy để nâng lên hạng 4 sao, sản phẩm bánh nhãn Hồi Xuân cần đăng ký tem truy xuất, chứng nhận tiêu chuẩn ISO, phát triển website thương mại điện tử... những việc này đòi hỏi kinh phí khá lớn, ước tính hàng trăm triệu đồng/năm”.
Để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP, bên cạnh việc phát triển sản phẩm OCOP mới, tỉnh ta cũng huy động sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành, đơn vị, địa phương trong việc tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ các sản phẩm OCOP đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới quy trình, ứng dụng khoa học - kỹ thuật và tiếp cận những thị trường mới thông qua công nghệ 4.0... Hỗ trợ các sản phẩm tham gia nhiều hội chợ, triển lãm để gia tăng cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ. Đây chính là trợ lực phù hợp để khuyến khích và kêu gọi sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của các chủ thể, góp phần nâng tầm chất lượng của sản phẩm OCOP. Đồng thời, để tạo sự đột phá, khuyến khích các chủ thể tham gia nâng sao cho sản phẩm, các địa phương, đơn vị liên quan cần tích cực tuyên truyền để các chủ thể hiểu rõ sản phẩm OCOP khi đạt 4 hoặc 5 sao chính là sự khẳng định thương hiệu, là tiền đề để đưa sản phẩm phát triển, mang lại niềm tin cho người tiêu dùng; là điều kiện cần và đủ để vươn xa trên thị trường, nhất là thị trường quốc tế.
Bài, ảnh: Lê Hòa
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP
09:48 | 30/10/2024 OCOP
Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề
09:25 | 25/10/2024 OCOP
Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP
09:23 | 25/10/2024 OCOP
Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao
09:21 | 25/10/2024 OCOP
Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Tin khác
Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao
19:57 | 21/10/2024 OCOP
Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề
11:12 | 14/10/2024 OCOP
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP
09:29 | 07/10/2024 OCOP
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương
09:16 | 07/10/2024 OCOP
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 | 05/10/2024 OCOP
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 | 04/10/2024 OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
10:53 | 03/10/2024 OCOP
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm
10:23 | 03/10/2024 OCOP
Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba
13:28 | 02/10/2024 OCOP
Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống
10:08 | 30/09/2024 OCOP
Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:07 | 30/09/2024 OCOP
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao
15:01 | 27/09/2024 OCOP
Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa
09:36 | 27/09/2024 OCOP
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
09:42 | 25/09/2024 OCOP
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP
11:14 | 24/09/2024 OCOP
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:17 Nông thôn mới
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công
10:05 Khuyến công
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11
10:04 Tin tức
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới
10:01 Kinh tế
Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết
09:49 Sức khỏe - Đời sống