Ngư dân Quảng Bình lao đao vì cá đặc sản xuất khẩu ùn ứ, phải bán giá "bèo"
Giá cá thấp, dù sản lượng cao vẫn lỗ nên nhiều thuyền đành phải nằm bờ, chủ thuyền thua lỗ, thuyền viên không có việc làm.
Tại xã biển Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với việc đánh bắt cá hố xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc với doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Thời gian trước, sau khi thu mua cá từ người dân, nhiều tiểu thương chở cá đến cửa khẩu Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) để xuất khẩu sang Trung Quốc với giá thành cao. Nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc xuất khẩu cá hố bị ngưng trệ khiến phần lớn cá bị hư hỏng. Các tiểu thương đành chở cá về ngược lại Quảng Bình, hầu hết cá được chở về từ cửa khẩu đã trong tình trạng thối rữa, bốc mùi.
Để vớt vát vốn liếng, các tiểu thương đành chịu lỗ lớn để bán cá với giá phế phẩm cho người dân làm thức ăn chăn nuôi.
Cá hố là loại hải sản cho thu nhập cao, tại xã biển Cảnh Dương việc bán cá hố đã cho ngư dân khoản thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Khi việc xuất bán thủy, hải sản sang Trung Quốc còn thuận lơi, cá hố thường có giá dao động trên dưới 120.000đ/kg. Nhưng hiện nay, đặc sản này chỉ được bán với mức giá 5.000đ/kg.
"Trước đây, sau mỗi chuyến đi biển, cá hố sẽ bán với giá 120.000đ/kg và được xuất khẩu sang các nước lân cận, đặc biệt là Trung Quốc. Nhưng do dịch COVID-19 phía Trung Quốc không hoàn thành thủ tục cho mình sang để tiêu thụ khiến số lượng cá lớn thời gian bảo quản dẫn đến hư hỏng, giờ chỉ đành bán với giá chưa đến 5.000đ/kg để người dân mua làm thức ăn chăn nuôi", một tiểu thương tại xã Cảnh Dương cho biết.
Việc xuất khẩu cá hố qua Trung Quốc bị ngưng trệ khiến các tiểu thương phải chở cá về ngược lại Quảng Bình bán với giá cực thấp.
Qua tìm hiểu, tại xã biển Cảnh Dương có khoảng 9 doanh nghiệp và cơ sở thu mua hải sản xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng chỉ có một kho đông lạnh chứa được 50 tấn. Điều này khiến số cá chưa xuất khẩu được sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng trên địa bàn, một số cơ sở không có nơi bảo quản sẽ bị hư hỏng khiến ngư dân và doanh nghiệp lâm vào cảnh thua lỗ, phá sản.
Cùng với cái khó của tiểu thương, ngư dân cũng tiến vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan" khi họ đã đầu tư khoản tiền lớn vào tàu đánh bắt, một số ngư dân phải vay mượn để đóng thuyền. Nếu không ra khơi bám biển sẽ không có nguồn thu để trả nợ, trả lương cho thuyền viên. Còn nếu bám biển, đánh bắt tốt nhưng giá cả vẫn ở mức thấp thì những chuyến biển bội thu vẫn gây thua lỗ.
"Giờ đi biển có bắt được nhiều cá mà giá cả thấp như vậy cũng sẽ lỗ. Đi cũng không được mà nghỉ biển cũng không xong", một chủ thuyền thở dài.
Liên quan đến vấn đề này, ông Đồng Vinh Quang, Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương cho biết, trên địa bàn có 648 tàu thuyền đánh cá với khoảng 4.000 lao động, ngư dân chủ yếu đánh bắt xa bờ, đặc biệt đánh bắt cá hố vì loài cá này có giá thành cao.
"Thời gian gần đây, ngư dân đánh bắt cá khó khăn kèm theo việc cá không được xuất khẩu gây nên tình trạng tồn đọng cá. Số cá không xuất khẩu bị hư hỏng nặng, nhiều người dân đành phải mua lại đặc sản của địa phương làm thứ ăn chăn nuôi khiến nhiều hộ thả neo, bỏ nghề bám biển. Trước tình trạng trên, chính quyền địa phương mong muốn các ban ngành quan tâm, hỗ trợ kinh phí xây dựng kho bảo quản để tháo bỏ vướng mắc", ông Quang cho biết.
Theo GĐ&XH
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới
10:46 | 04/07/2025 Kinh tế

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 | 03/07/2025 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 | 03/07/2025 Kinh tế

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng
09:40 | 30/06/2025 Kinh tế

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch
10:28 | 26/06/2025 Kinh tế

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo
09:35 | 25/06/2025 Kinh tế
Tin khác

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan
10:54 | 24/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững
10:00 | 19/06/2025 Kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển
23:09 | 15/06/2025 Kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi
15:19 | 10/06/2025 Kinh tế

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí
09:40 | 09/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025
10:46 | 03/06/2025 Kinh tế

Phú Yên có thêm hai khu công nghiệp quy mô lớn tạo việc làm hàng chục ngàn lao động
18:16 | 02/06/2025 Kinh tế

Bình Định xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với hàng giả
10:12 | 02/06/2025 Kinh tế

Tín hiệu vui từ xuất khẩu
10:21 | 28/05/2025 Kinh tế

Xã Ninh Hiệp (Gia Lâm): Nhiều hộ kinh doanh, có thu nhập từ cho thuê tài sản chưa kê khai thuế
09:30 | 27/05/2025 Kinh tế

Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó
09:44 | 23/05/2025 Kinh tế

Bình Định phát triển khu, cụm công nghiệp theo hướng sinh thái tuần hoàn
09:32 | 16/05/2025 Kinh tế

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng
10:54 | 08/05/2025 Kinh tế

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác
11:21 Đào tạo nghề

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao
11:16 Khuyến nông

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp
10:59 Nông thôn mới