Nghệ nhân “truyền lửa” nghệ thuật múa Lân - Sư - Rồng
Lương Tấn Hằng nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian năm 2007
Xuất thân từ một gia đình lao động nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh, khi vừa lên 10 tuổi, nghệ nhân Lương Tấn Hằng (SN 1962) phải mưu sinh bằng nghề bán vé số. Giai đoạn năm 1973 đến năm 1985, cậu bé Hằng khi ấy bắt đầu “văn ôn võ luyện” ở Đoàn Nghệ thuật Lân Sư Rồng Tinh Anh Đường. Đây cũng là nơi giúp ông làm quen và bén duyên với bộ môn múa lân. Nhờ năng khiếu bẩm sinh cùng đam mê mãnh liệt với loại hình nghệ thuật dân gian, Hằng mau chóng được đoàn đào tạo trở thành tài tử múa Lân – Sư – Rồng chuyên nghiệp.
Có câu “nhất nghệ tinh nhất thân vinh”, công việc múa lân biểu diễn ở các lễ hội, dịp khai trương, động thổ dần giúp ông ngày càng trưởng thành, bớt bận tâm với mối lo cơm áo gạo tiền. Lúc này, Hằng bắt đầu nghĩ đến những mảnh đời bất hạnh tương tự bản thân mình ngày trước. Vì thế, ông thường tìm cách bắt chuyện, tìm hiểu hoàn cảnh và hỗ trợ dạy nghề cho trẻ em lang thang, không nơi nương tựa. Vào năm 1986, ông thành lập đoàn lân sư rồng kiêm mái ấm tình thương “Hằng Anh Đường”. Thời gian đầu, do nguồn kinh phí hạn hẹn cũng như chưa có tiếng tăm trong giới, đoàn chỉ thu hút vài chục thanh niên tham gia. Đôi lúc, ông Hằng và học trò chỉ biểu diễn miễn phí, phục vụ góp vui cho công chúng.
Thành viên Hằng Anh Đường biểu diễn múa Lân – Sư – Rồng biểu diễn tại thành phố Thủ Đức
Ngoài việc dạy nghề, Hằng Anh Đường còn dạy chữ và đạo đức để các bạn trẻ có thể trở thành người có ích cho xã hội. Nghệ nhân Hằng cho biết, mọi đứa trẻ cơ nhỡ, lang thang, nghiện ngập, trộm cắp, cơ thể đầy hình xăm đều có quyền và cơ hội làm lại cuộc đời. Tuy thời gian khó xoá nhoà những dấu vết “sương gió” nhưng quá khứ của chúng thì hoàn toàn có thể. Nhờ sự cưu mang, dạy dỗ tận tình không khác gì người thầy - người cha, những đứa trẻ giang hồ, bụi đời ngày nào đều đã hoàn lương, lập gia đình và có công việc ổn định.
Bên cạnh đó, ông Hằng còn là giám đốc Công ty TNHH TM-DV nghệ thuật Hằng Anh. Vào năm 2009, đơn vị đã tổ chức chương trình ca hát và biểu diễn múa nhạc tiếng Hoa ở Trung tâm văn hóa quận 11 (TP. HCM). Mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn nghệ cho người dân thành phố nói chung cũng như cộng đồng người Hoa trên địa bàn nói riêng. Mặc dù tất bật với việc kinh doanh, song nghệ nhân Hằng luôn tích cực tham gia phong trào địa phương và từ thiện xã hội. Các sự kiện quan trọng hoặc lễ tết (Nguyên Đán, Trung Thu,…) luôn có sự hiện diện của Đoàn Hằng Anh Đường.
Qua một số cuộc thi, liên hoan văn nghệ, Đoàn múa Lân – Sư – Rồng Hằng Anh Đường cũng gặt hát nhiều thành công, thu hút thêm thành viên tham gia, mở rộng quy mô đào tạo. Đoàn hiện có hàng ngàn học viên biểu diễn trên khắp cả nước. Đặc biệt, không ít học trò ông Hằng đã và đang xây dựng tiếng tăm ở Mỹ, Đức, Na Uy, Pháp,…
Ông Lương Tấn Hằng (áo vàng) và các thành viên Hằng Anh Đường
Không phụ lòng kỳ vọng khán giả thập phương và người đam mê nghệ thuật múa dân gian, đoàn múa Lân – Sư – Rồng Hằng Anh Đường vừa tham gian biểu diễn tại sự kiện “Về Chợ Lớn múa lân”, “Lễ hội Trung Thu năm 2022- Đêm hội Trăng Rằm” lần lượt tại Quận 5 và thành phố Thủ Đức. Ngoài mục đích phục vụ văn nghệ thỏa mãn nhu cầu của người dân, thông qua chương trình, Nghệ nhân nhân dân Lương Tấn Hằng cùng các thành viên mong muốn tiếp tục giữ gìn và quảng bá loại hình nghệ thuật độc đáo, đồng thời giúp lễ hội truyền thống dân tộc thêm phần trọn vẹn, ý nghĩa.
Bài, ảnh: Huỳnh Kha
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 Làng nghề, nghệ nhân

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 Văn hóa - Xã hội

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới
13:57 Nông thôn mới

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 Tin tức