Nghệ nhân trẻ Trần Phương Nga đưa thạch 3D Việt Nam ra thế giới

LNV - Thạch 3D là một món ăn nghệ thuật độc đáo, dễ ăn, mát bổ, bởi đây không chỉ là món tráng miệng làm từ thạch mà còn là một tác phẩm nghệ thuật 3D đẹp hoàn mĩ, được làm công phu dưới bàn tay khéo léo của người nghệ sĩ ẩm thực.
Thạch 3D có nguồn gốc từ Nhật Bản, nơi nổi tiếng với những món ăn – những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, được du nhập về Việt Nam những năm 2013, 2014 và đã được không ít các mẹ, các chị và các cháu nhỏ lựa chọn làm món ăn tráng miệng cho những bữa ăn trong gia đình hay được thay thế cho bánh sinh nhật, bánh cưới hay trong những dịp trọng đại.

Sáng tạo, không ngừng phát triển

Thấy được giá trị tiềm năng của loại thạch này. Chị Trần Phương Nga (sinh năm 1981) một cô gái người Hà Nội đã từ bỏ công việc mà nhiều người mơ ước để đến với thạch 3D sau 3 năm tìm tòi và khám phá. Chị đã sáng tạo nên những tác phẩm thạch 3D xuất sắc, gây tiếng vang trong cộng đồng và ngoài nước. Chị nhận được sự trân trọng và cảm phục từ nhiều bạn bè, đồng nghiệp, học trò trong nước cho tới các nước Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Malaysia, Thái Lan, Mexico, Indonesia, Tây Ban Nha...Và hơn thế nữa, chị đã truyền lửa tới các học trò của mình, góp phần đưa tên tuổi thạch 3D Việt Nam vươn xa ra thế giới.


Chị Trần Phương Nga Được mới làm giám khảo cuộc thi thạch Quốc tế 2019-Cake Challenge Malaysia 2019


Chị Nga cho biết cái duyên đến với nghề bánh của chị cũng không quá bất ngờ. Bắt đầu từ việc hai bé nhà chị rất yêu thích món thạch rau câu, để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm chị đã tìm hiểu về thạch 3D để làm rồi say mê yêu thích lúc nào không hay.


Nói chuyện với chúng tôi, chị Nga không giấu được xúc động. “Ngày đó, thạch 3D rất ít người làm, sau khi đi học, bắt tay vào thực hành mắc phải những lỗi này lỗi kia cũng không biết làm sao để khắc phục. Tôi phải tự phân tích, thử nghiệm, tìm tòi và sang tạo nhiều lần, cuối cùng cũng khắc phục được cách làm sao cho lớp base được trong và những bông hoa được sắc nét”.

Chị cho biết: Thạch 3D được làm từ bột thạch rau câu, sữa, nước dừa Xiêm và những bông hoa những màu sắc đều được làm từ màu tự nhiên của hoa quả theo mùa như dứa, chanh leo, sữa, cốt dừa, socola, cacao, cam. Nhìn những tác phẩm bánh thạch của chị, người ta dễ dàng nhận ra một phong cách rất riêng, gắn bó với thiên nhiên mềm mại nhưng trầm lắng. Bản thân luôn tôi đòi hỏi phải đổi mới và sáng tạo nên hầu như những chiếc bánh của chị ít khi giống nhau nhưng chúng đều mang một điểm chung là tinh tế, sống động như thật.


Chị Trần Phương Nga và các thành viên của Đoàn Việt Nam tại cuộc thi thạch Quốc tế 2019-Cake Challenge Malaysia 2019.


Là người mở đường cho một phong cách làm thạch 3D mới, chị luôn sẵn sàng chia sẻ cho những người có cùng niềm đam mê. Nhiều lớp học đã được tổ chức nhiều bạn trẻ từ khắp các nước mê mẩn những tác phẩm của chị và tìm đến chị để học hỏi về cách làm thạch 3D. Đến nay, chị cũng không nhớ mình đã mở bao nhiêu lớp học và dạy làm bánh cho bao nhiêu học viên, chỉ biết rằng có đến vài trăm người, nhiều tên tuổi thành danh và đi thi đạt giải cao ở quốc tế đều là học viên của chị như Quán quân Nguyễn Thị Hồng Lợi đã được Cúp Vàng của cuộc thi thạch quốc tế 2019 tại Malaysia. Ngoài dẫn học học trò đi thi chị còn liên tiếp được mời qua Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc làm giám khảo các cuộc thi thạch và các dòng bánh nghệ thuật khác.

Công việc cứ luôn chân luôn tay đòi hỏi sự kì công, tỉ mỉ, sáng tạo, có những đêm mải mê làm việc, lúc nhìn lên đã thấy trời sáng. Vì muốn toàn tâm toàn ý với việc làm thạch 3D nên tháng 1/2018, chị đã xin nghỉ việc tại Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ thú y - Viện thú y Quốc Gia. Mặc dù chị có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sỹ và 12 năm công chức nhà nước nhưng giờ tất cả đều là kí ức đẹp trong chị.

Nhưng đam mê thôi vẫn chưa đủ mà còn có động lực, chỗ dựa vững chắc từ gia đình chị mới có thể thổi hồn vào những tác phẩm đẹp và sống động đến vậy. Nhờ có ông bà giúp đỡ cho việc con cái. Bên cạnh chị luôn có một “anh xã” tâm lý luôn tôn trọng, động viên, giúp đỡ và chiều theo sở thích của vợ.






Những tác phẩm tạo hình thạch 3d vô cùng sống động của nghệ nhân Trần Phương Nga.





Chung tay chống dịch covid 19

Dịch COVID chị đã góp không ít công sức gửi tới các y, bác sĩ trong cuộc chiến chống dịch. Chị làm món tráng miệng (bánh thạch) gửi tặng các bác sĩ BV Nhiệt đới Trung ương và được lãnh đạo bệnh viện đồng ý. Chị đã làm 42 cái bánh size to (35x12 cm) tặng các bác sĩ BV Nhiệt đới Trung ương. Ngày 14/4, chị cùng các bạn nhỏ ở chung cư cùng các phụ huynh đã bắt tay cùng nhau làm bánh với quyết tâm 'mỗi chú bộ đội, một bông hoa' và 156 chiếc bánh thạch đã được hoàn thành để tặng 120 chiến sĩ trực chốt tại 2 đồn biên phòng Nậm Cắn Kỳ Sơn (Nghệ An) và Hướng Lập Hướng Hoá (Quảng Trị). Ngày 25/8/2020, hơn 200 chiếc bánh thạch tiếp tục được chuyển tới tay các bác sĩ bệnh viện Nhiệt đới TW để động viên tinh thần các bác sĩ đang kiên cường chống dịch. Và đợt gần đây nhất là 200 chiếc bánh thạch rau câu dành tặng các y, bác sĩ tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở I tại Đông Anh nhân dịp Quốc khánh 2/9. Đây là chuyến quà thứ 5 chị gửi tới các y, bác sĩ như một lời cảm ơn, động viên dành cho những 'chiến sĩ áo trắng' trong cuộc chiến chống Covid-19.

Chị Nga cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục làm bánh thạch để gửi tới các chiến sĩ biên phòng tại nhiều địa phương khác. Tôi muốn lan toả đam mê với dòng bánh thạch 3D tới mọi người. Muốn cùng các học trò đưa thạch 3D mang phong cách, dấu ấn Việt Nam tới khắp mọi miền của Tổ Quốc. Muốn được nhìn thấy bạn bè quốc tế công nhận tài năng làm thạch 3D của người Việt Nam chúng ta.

Bài và ảnh: Hoàng Mai

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

LNV - ’’Nơi tôi sinh: Làng Phùng Xá- Huyện Thạch Thất gần Chùa Thầy- một làng quê nghèo nhưng dân quê tôi thật thà lắm… “ Một câu nói cũng rất thật thà chân chất đến từ người đàn ông có ánh mắt kiên định, khuôn mặt sáng có chút lãng tử như một hoạ sĩ. Đó là anh Chu Văn Ân, nghệ nhân gỗ lũa Trai Vàng.

Tin khác

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

LNV - Nói đến "Bắc lan" hay "Bắc hồ câu", "Bất động sản Phương Bắc" ở Suối Hai thì người dân huyện Ba Vì (Hà Nội) và các địa phương lân cận ai cũng biết đó là tên thường gọi của doanh nhân Lê Đức Bắc. Anh Bắc không những thành đạt trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, kinh doanh bất động sản mà còn là một nghệ nhân sinh vật cảnh và làm vườn (SVC & LV).
Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

LNV - Xứ Thanh nổi tiếng là vùng đất của những làng nghề truyền thống lâu đời, nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa, tinh thần và bàn tay tài hoa của bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mỗi làng nghề không chỉ là kế sinh nhai của người dân mà còn là “bảo tàng sống” của tinh hoa văn hóa đất Việt, ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống hiện đại.
Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

LNV - Nằm ven dòng sông Hậu hiền hòa, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, những người dân nơi đây vẫn miệt mài đỏ lửa, tráng bánh nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề địa phương.
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

LNV - Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

LNV - Lên Cao nguyên đá, nhiều du khách sẽ tìm đến với Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ. Nơi đây nổi tiếng với việc gìn giữ, phát huy hiệu quả nghề truyền thống của Hợp tác xã lanh Lùng Tám, với 100% thành viên là phụ nữ người Mông. Sự cần cù, sáng tạo từ những sợi lanh đã cho ra đời nhiều sản phẩm thủ công rất đẹp, mang đậm bản sắc truyền thống. Chính điều này đã giúp cho Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám trở thành một điểm du lịch trải nghiệm cực kỳ hấp dẫn và thu hút rất đông du khách.
Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

LNV - Từ năm 2012 đến nay, nghệ nhân Đặng Văn Hậu (làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã lần lượt tái hiện lại hàng loạt con giống độc đáo: Lục súc tranh công, Tứ linh, Tam sư, Nghê hý châu, Ngũ hổ thần quan… Đặc biệt, các họa tiết truyền thống vân mây từ tranh Hàng Trống được đưa vào con giống bột, tạo nên sự giao thoa giữa mỹ thuật dân gian và hơi thở hiện đại.
Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025 cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

LNV - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã dẫn đến việc sử dụng máy móc thay cho lao động chân tay, máy thêu ra đời và công nghệ thêu cũng phát triển theo đó. Mặt khác, trước sự tác động của kinh tế thị trường trong những năm gần đây, nhiều nghề thủ công có nguy cơ mai một, trong đó có nghề tranh thêu tay truyền thống.
Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

LNV - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng, góp phần làm nên vẻ đẹp của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Những làng nghề truyền thống ấy nổi tiếng là điểm đến thú vị cho bạn trong những chuyến đi cuối tuần khám phá Thủ đô.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

LNV - Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chiều 10/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt các nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc và lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

LNV - Từ những làng nghề đan lát, dệt thổ cẩm, đến miến dong Phia Đén, rèn Phúc Sen hay ngói đất nung Lũng Rì, tỉnh Cao Bằng đang từng bước gìn giữ và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống. Không chỉ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, các làng nghề còn mang lại sinh kế ổn định cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, và trở thành điểm tựa quan trọng trong hành trình xây dựng nông thôn mới bền vững.
Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên

LNV - Phú Xuyên là vùng đất trăm nghề có lợi thế rất lớn để phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đầu tư quy hoạch, xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) làng nghề đang là hướng đi đúng tạo động lực phát triển kinh tế địa phương bền vững.
Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh

LNV - Chiếc áo mộc mạc, được làm từ những tàu lá cọ khô, không chỉ là vật dụng che mưa nắng quen thuộc của người dân thôn Yên Lạc (xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) suốt hàng trăm năm, mà còn là biểu tượng của sự cần cù, khéo léo và nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc. Giữa nhịp sống hối hả, nghề chằm áo tơi truyền thống vẫn được người dân lặng lẽ “giữ lửa”, trao truyền qua bao thế hệ, bảo tồn một phần hồn quê hương trong từng sợi lá.
Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt

LNV - Để giải quyết những thách thức về năng suất, chất lượng, truy xuất nguồn gốc cũng như nâng cao sức cạnh tranh, việc áp dụng các công nghệ 4.0 trong bảo đảm chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững cho phát triển ngành ong Việt Nam.
Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng

LNV - Những đàn ong mật được người dân xã Nghĩa Đồng huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An phát triển nhân rộng và cho sản lượng mật cao, chất lượng mật tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

LNV - Sáng 30 tháng 6/2025 tại thành phố Hải Phòng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về dự lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện thành
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Giao diện di động