Ngành thủ công mỹ nghệ thiếu hụt nguồn nguyên liệu, sụt giảm đơn hàng
Hiện nay, cả nước có 723 làng nghề chế biến mây, tre đan và hơn 1.000 doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này, thu hút 342.000 lao động. Mặc dù có số lượng doanh nghiệp và hộ gia đình sản xuất đông đảo và kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, nhưng thị phần xuất khẩu của ngành mây tre Việt Nam mới chỉ chiếm chưa đến 3% thị trường thế giới
Ảnh Internet
Ông Đoàn Văn Lan, Giám đốc Công ty TNHH Đổi Mới, chia sẻ năm 2020 doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm trị giá hơn 3 triệu USD và luôn trong tình trạng không đủ hàng để bán. Ông cũng trực tiếp đi khảo sát các làng nghề truyền thống ở Đức, Ý, Pháp… và thấy rằng, cơ bản nghề mây tre đan gần như đã bị xóa sổ ở các quốc gia phát triển này do không thể ứng dụng dây chuyền công nghiệp để cơ giới hóa. Thị trường thế giới đang rất cần sản phẩm mây tre đan và đó là cơ hội vàng cho các làng nghề truyền thống tại Việt Nam.
Mặc dù cơ hội rất lớn, nhưng khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp (DN) sản xuất chính là thiếu nguồn cung nguyên liệu đầu vào. Nhiều đơn vị phải từ chối một số đơn hàng XK lớn. Hiện, nguồn cung nguyên liệu chính cho các làng nghề mây tre đan của Hà Nội là từ các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và một phần nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn cung này chủ yếu thông qua con đường tiểu ngạch, sản lượng thấp, thường xuyên biến động… đã tác động không tốt đến hoạt động sản xuất của các DN, nhất là triển khai các đơn hàng lớn.
Ảnh Internet
Theo báo cáo của Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, nguồn nguyên liệu họ tre hiện tại phục vụ cho các làng nghề đã trở nên khan hiếm. Trước đây, các làng nghề đan lát ở Hà Nam và Hà Nội có thể khai thác giang, nứa dễ dàng với chi phí vận chuyển thấp. Nhưng hiện tại nguồn nguyên liệu này ở Hòa Bình gần như đã bị khai thác gần hết. Các làng nghề đan lát đã phải đi khai thác nguyên liệu ở các tỉnh xa hơn như Tuyên Quang, Yên Bái, Thanh Hóa... chi phí vận chuyển cũng cao hơn, giá thành nguyên liệu cao hơn.
Theo bà Nguyễn Thị Lương - Giám đốc Công ty TNHH Mây, tre đan xuất khẩu Hiền Lương (xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên), nguồn nguyên liệu của công ty là cây cỏ tế, nứa, mây, song… được mua từ vùng rừng núi Nghệ An, Hòa Bình, Lai Châu… “Cách đây 2 năm, chúng tôi chỉ mua với giá 25.000-30.000 đồng/kg thì đến nay đã lên 40.000-50.000 đồng/kg tùy loại, thậm chí có thời điểm lên đến 70.000 đồng/kg. Điều này gây áp lực lớn cho doanh nghiệp và sự phát triển của làng nghề”.
Ông Nguyễn Nam Sơn, Vụ Phát triển rừng - Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT cho hay: Hiện, mỗi năm cả nước có nhu cầu tiêu thụ khoảng 400-500 triệu cây tre, nứa và khoảng 80.000 tấn song, mây. Qua điều tra, phân loại, chúng ta có hơn 200 loài tre, trúc với diện tích tre, nứa toàn quốc là 1.479.000ha, trữ lượng ước tính hơn 6 tỷ cây; rừng tre, nứa trồng khoảng 85.000ha, trữ lượng ước tính 350 triệu cây. Mới chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất hàng mây tre đan.
Ảnh Internet
Để giải bài toán thiếu hụt nguyên liệu mây, tre, giang đan cho các làng nghề và doanh nghiệp, theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Phạm Văn Điển, ngành Lâm nghiệp đang xây dựng chiến lược quy hoạch để bảo tồn và khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu mây, tre, giang đan. Từ đó, các đơn vị và địa phương nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo phát triển các loài mây, tre có giá trị kinh tế cao và quy hoạch phát triển thành vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn.
Nhìn thấy tiềm năng, thế mạnh của mây, tre, luồng, một số địa phương đang phát triển trồng tre luồng hàng hóa. Hiện có Dự án “Phát triển bền vững chuỗi giá trị nghêu và tre tại Việt Nam” trị giá 4,3 triệu Euro do EU và Oxfarm đồng tài trợ được thực hiện trong 4 năm (2018 - 2022) tại 5 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Bến Tre, Trà Vinh và Tiền Giang. Dự án đang mang lại lợi ích cho 150 nhóm sản xuất trồng tre với 35.000 thành viên và 60 doanh nghiệp chế biến mây tre vừa và nhỏ.
Để phát huy tiềm năng, thế mạnh này, tỉnh Thanh Hóa có nhiều chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp chế biến tre luồng. Qua đó, trên địa bàn tỉnh đã có 126 cơ sở chế biến sản phẩm từ tre, luồng, gồm 9 HTX, 17 công ty trong nước, 1 công ty nước ngoài và 99 hộ kinh doanh cá thể. Cuối năm 2019, Hiệp hội tre luồng tỉnh Thanh Hóa đã được thành lập với Quyết định số 2869/ QĐ-UBND tỉnh, nhằm quảng bá hình ảnh, tiềm năng tre luồng xứ Thanh; thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến tre luồng của địa phương.
Theo các chuyên gia, để phát triển ngành mây tre đan một cách bền vững, ngoài việc đảm bảo đủ nguồn cung nguyên liệu đầu vào, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các làng nghề, người dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước, đưa ra các giải pháp đồng bộ như quy hoạch vùng nguyên liệu, xây dựng các trung tâm xử lý, bảo quản nguyên liệu và đổi mới mẫu mã sản phẩm.
Hoàng Mai
Tin liên quan
Tin mới hơn
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội