Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 23°C Thừa Thiên Huế

Nâng cao thu nhập từ mô hình nuôi thỏ

LNV - Vài năm trở lại đây, ngoài thu nhập từ việc trồng rừng, trồng chuối xen canh dưới tán rừng… Bà con xã Khánh Thuận, huyện U Minh còn học tập, nghiên cứu, triển khai nhiều mô hình chăn nuôi đem lại lợi nhuận, góp phần tăng thu nhập gia đình, ổn định cuộc sống. Trong đó, nổi bậc là mô hình nuôi thỏ thương phẩm của gia đình ông Trần Bình Long, Ấp 16, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
Từ nguồn nhập chính của gia đình là trồng tràm và chuối, khoảng 1 năm trở lại đây, ông Trần Bình Long mong muốn kiếm thêm nguồn thu khác trong khoảng thời gian đợi tràm và chuối thu hoạch. Qua tìm hiểu tại các địa phương khác thấy bà con nuôi thỏ đem lại thu nhập cao, ông quyết định thử nghiệm với loại vật nuôi này.

Thỏ được nuôi từng ngăn riêng biệt


Tận dụng phần đất trống gần nhà, ông Long xây chuồng với diện tích 150m2, thỏ được nuôi riêng từng cặp trong lồng bằng kẽm cách mặt đất 70cm, mỗi lồng đều có máng ăn và vòi uống nước tự động sạch sẽ. Hàng ngày ông Long cắt rau lang, cỏ trong vườn nhà cho thỏ ăn. Nhưng để tăng năng suất và thỏ đạt trọng lượng tốt ông bổ sung thêm các thức ăn từ tinh bột, đạm của heo và gà. Thỏ nuôi từ 3 – 3,5 tháng đạt trọng lượng từ 2,5 – 3kg là có thể xuất bán thỏ thịt, theo giá thị trường thỏ thịt có giá 80.000 đồng/kg. Như vậy mỗi con bán được từ 200.000- 240.000 đồng.

Ông Trần Bình Long chia sẻ thêm: “Nuôi thỏ ít tốn chi phí và công chăm sóc, mỗi ngày chỉ cần cho ăn 1 lần, thỏ tự uống nước bằng vòi, cũng ít bệnh. Chuồng phải vệ sinh sạch sẽ hàng ngày tạo độ thông thoáng thì thỏ sẽ sinh trưởng tốt, sau khi vệ sinh chuồng, có thể tận dụng phân thỏ để bón cho cây trồng. Từ ngày nuôi thỏ, trừ các chi phí mỗi tháng gia đình kiếm thêm được từ 5-7 triệu đồng có thể trang trải cho các khoản chi tiêu hàng ngày.

Thấy được mô hình nuôi có hiệu quả, ông Long còn tìm hiểu cách nhân giống, lai phối thỏ để bán thỏ giống, bình quân mỗi con thỏ giống ông bán có giá từ 100.000-120.000 đồng.

Thỏ con đang được nhân giống


Với tổng chi phí ban đầu gần 100 triệu đồng để làm chuồng, đến nay tổng đàn thỏ của ông Long đã gần 450 con các loại. Có thể thấy với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, cộng thêm đức tính siêng năng, chịu khó, tìm tòi, học học đã giúp người nông dân vùng rừng U Minh đạt được những thành công ban đầu từ mô hình nuôi thỏ. Hy vọng mô hình này sẽ tiếp tục được nhân rộng với quy mô phù hợp, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân.

* Để nuôi thỏ đạt hiệu quả, bà con nông dân cần lưu ý một số bệnh thường gặp như sau:

1. Bệnh ghẻ

Đây là một trong những loại bệnh mà thỏ thường xuyên mắc phải nhất. Nếu bà con không chữa trị kịp thời thì trong quá trình chăn nuôi thỏ sẽ không phát triển tốt được, do bị ngứa ngáy thỏ phải gãi các chỗ ghẻ đó và tiêu hao nhiều năng lượng. Trong thời gian dài nếu không được chữa trị thì thỏ sẽ ăn ít đi, cơ thể bị hao mòn do thiếu chất dinh dưỡng. Nếu bị ghẻ nặng các móng chân thỏ sẽ bị bong ra, dần dần thỏ bị gầy yếu nên dễ dàng bị các bệnh khác dẫn đến thỏ bị chết.

Bệnh ghẻ thỏ do một loại ký sinh trùng gây ra, nó có thể tồn tại ở tất cả các dụng cụ chăn nuôi, trong chuồng và đáy chuồng nuôi… Vì vậy, trong quá trình chăn nuôi, bà con lưu ý khi phát hiện ra các cá thể thỏ bị bệnh ghẻ, nên tiến hành điều trị kịp thời. Sử dụng các loại thuốc điều trị nội và ngoại ký sinh trùng hiện nay được bán ở các cơ sở thuốc thú y theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Thời gian điều trị cho thỏ từ 5 – 7 ngày thì các chỗ ghẻ sẽ bị bong vảy ra và thỏ sẽ khỏe mạnh trở lại.

2. Bệnh cầu trùng

Bệnh cầu trùng thỏ có 2 chủng có thể kí sinh ở gan hoặc ở ruột. Tuy nhiên, chỉ phòng và điều trị chung một loại thuốc đặc trị cầu trùng là SEB3. Pha thuốc SEB3 vào trong nước uống hoặc trộn vào thức ăn với liều lượng theo hướng dẫn in trên bao bì của sản phẩm.

Thỏ đã luôn mang cầu trùng bên trong mình. Tuy nhiên, đối với thỏ trưởng thành chỉ chết khi thể cầu trùng bị quá nặng và bị thêm một số bệnh nào đó dẫn tới viêm nhiễm kế phát. Bệnh cầu trùng xảy ra nhiều nhất ở giai đoạn thỏ sau cai sữa trong khoảng thời gian 35 – 40 ngày tuổi. Sau khi cai sữa xong sức đề kháng của thỏ còn yếu nên có thể bị lây nhiễm bệnh vi khuẩn cầu trùng từ mẹ sang trong khoảng thời gian 15 ngày.

Để phòng bệnh vi khuẩn cầu trùng yếu tố đầu tiên là phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thức ăn, nước uống phải đảm bảo hợp vệ sinh bởi vì vòng đời của cầu trùng là ăn vào rồi thải ra, rồi nhiễm lại. Ấu trùng cầu trùng tồn tại trong điều kiện môi trường ẩm ướt khi trời mưa và sẽ bị dồn về chỗ trũng. Khi sử dụng các loại thức ăn như rau, củ quả cắt ở các vùng trũng hoặc bờ ruộng, đặc biệt là rau cỏ sử dụng phân tươi để bón thì tỉ lệ nhiễm cầu trùng rất lớn.

Khi thỏ con cai sữa bà con cần phải đề phòng bệnh cầu trùng kịp thời vì nó sẽ gây ảnh hướng rất lớn tới năng suất chăn nuôi. Thường xuyên theo dõi thỏ con để phòng trị bệnh kịp thời mới đảm bảo thỏ có thể khỏe mạnh trở lại, nếu bệnh cầu trùng bị quá nặng sẽ không thể chữa trị.

Sau khi thỏ con tách ra khỏi thỏ mẹ thì bà con có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh cho thỏ uống để phòng bệnh cầu trùng.

Bệnh bại huyết
Đây là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại vi rút gây ra, có tính lây lan rất nhanh và rộng. Trong môi trường nhiễm bệnh mà điều kiện vệ sinh nuôi dưỡng kém sẽ làm cho bệnh bùng phát rất nhanh, rộng và gây chết thỏ hàng loạt. Bệnh chủ yếu xảy ra ở thỏ lớn, từ 1,5 tháng tuổi trở lên.

Triệu chứng lâm sàng: Thỏ vẫn ăn uống bình thường. Đôi khi thỏ lờ đờ. Bỏ ăn trong thời gian ngắn rồi chết hàng loạt. Trước khi chết thỏ giãy giụa, quay vòng, máu ọc ra ở mồm, mũi, gan sưng to, bở, vành tim, phổi, khí quản xuất huyết.

Bệnh bại huyết thỏ việc chữa trị hầu như chưa có hiệu quả mà chủ yếu là cách phòng bệnh cho thỏ.

Phòng bệnh cho thỏ bằng cách tiêm phòng vắcxin VHD bại huyết với liều lượng 1ml/con, định kỳ 6 – 8 tháng/lần.

Cùng với việc tiêm phòng cần phải thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại để tránh sự tồn tại và xâm nhập của mầm bệnh.

Bệnh đau bụng ỉa chảy
Nguyên nhân của loại bệnh này là do thỏ bị rối loạn tiêu hóa do chuyển tiếp thức ăn đột ngột, thức ăn, nước uống bị dính tạp chất bẩn như dính nước mưa, nước hồ ao bẩn, uống nước lạnh hoặc thỏ nằm trên đáy lồng cao bị gió lạnh lùa vào bụng…

Thỏ sau khi cai sữa 1 tuần đến khi được 3 tháng rất hay bị mắc bệnh này.

Dấu hiệu của bệnh: Phân thỏ lúc đầu hơi nhão sau đó lỏng dần thấm dính bết lông quanh hậu môn. Thỏ kém ăn, lờ đờ. Uống nước nhiều, gầy yếu dần rồi chết.

Trị bệnh: Cần ngưng ngay các loại thức ăn nước uống hoặc yếu tố gây mất vệ sinh. Cho thỏ uống ngay nước chiết suất đặc của cây nhọ nồi, búp chè, búp lá ổi, cỏ sữa… Cho thỏ uống Colinorgen hoặc Sulfaganidin với liều lượng 0,1g/kg thể trọng với thời gian 3 ngày liền.

Bệnh viêm mũi
Xoang mũi của thỏ có rất nhiều vách ngăn phức tạp, trong đó thường chứa đọng các vi khuẩn tiềm sinh và bụi bặm. Nếu thỏ bị tác động của môi trường không khí ngột ngạt, thay đổi thời tiết đột ngột, gió lùa mạnh, ẩm thấp, vận chuyển đường dài, thỏ mệt nhọc thì bệnh viêm mũi phát ra đôi khi kết hợp với bệnh khác như tụ huyết trùng, tụ cầu trùng thì bệnh sẽ trở nên nặng và phức tạp hơn.

Dấu hiệu: Thỏ bị viêm mũi sẽ hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở và thở có tiếng ran sau đó có dịch mủ chảy ra và sốt. Thỏ thường lấy 2 chân trước dụi mũi nên lông phía trong 2 bàn chân trước bị rối, dính bết lại.

Phòng bệnh: Biện pháp chủ yếu là tạo nên môi trường vệ sinh phù hợp, đặc biệt khi vận chuyển thỏ đi xa cần tránh mưa, nắng, gió lùa mạnh, lồng vận chuyển phải có vách ngăn, có đồ lót khô, sạch, không nhốt quá chặt để thỏ đè lên nhau.

Trị bệnh: Khi thỏ mới bị viêm mũi cần phải thay đổi môi trường hợp vệ sinh. Dùng các loại thuốc như Chloramphenicol, Streptomycin, Kanamycin để nhỏ vào hai lỗ mũi thỏ với liều lượng nhỏ hai lần mỗi ngày cho đến khi thỏ khỏi bệnh.

Nếu thỏ bị bệnh viêm mũi nặng cần tiêm thêm cho thỏ Streptomycin liều lượng 0,1g/kg thể trọng hoặc tiêm Kanamycin với liều 0,05g/kg thể trọng trong thời gian 3 ngày liền.

Bài, ảnh: Lê Hồng Thoại

Tin liên quan

Tin mới hơn

Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.

Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.

LNV - Năm 2024, ngành Nông nghiệp Hà Nội triển khai nhiều mô hình khuyến nông hiệu quả, nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt, các mô hình này không chỉ dừng lại ở việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật, mà còn giúp nông dân sản xuất theo hình thức liên kết, mở rộng quy mô vùng nguyên liệu.
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch

Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch

LNV - Ca Organic Farm của anh Võ Vinh Ca ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định xây dựng và thực hiện mô hình nông nghiệp tuần hoàn với quy trình khép kín. Đặc biệt mô hình du lịch canh nông này đã thu hút hàng chục ngàn lượt khách du lịch và học sinh, sinh viên đến tham quan, trải nghiệm.
Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm

Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm

LNV - Không chỉ giúp người dân chủ động chuyển dịch cơ cấu giống lúa phù hợp với từng vùng, việc hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung gắn với liên kết tiêu thụ còn tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội

Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội

LNV - Đối với ngành NN&PTNT Hà Nội, toàn thành phố có hơn 195.000ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội mới đáp ứng được 20-70% nhu cầu tiêu dùng của khoảng 10 triệu người dân sinh sống, học tập, công tác trên địa bàn thành phố. Do đó, nông nghiệp Hà Nội thời gian tới sẽ tập trung vào quy hoạch sản xuất theo quy hoạch chung vùng huyện và quy hoạch vùng Thủ đô. Ông Nguyễn Đình Hoa - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội chia sẻ.
Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp

Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp

LNV - Sáng ngày 31/10/2024, tại hội trường Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mê Linh, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.Góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu, qua đó giúp người nông dân nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
Khuyến nông Hà Nội đồng hành cùng nông dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ

Khuyến nông Hà Nội đồng hành cùng nông dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ

LNV - Sau khi siêu bão Yagi đổ bổ vào miền Bắc,tình hình thiệt hại trên toàn địa bàn thành phố cập nhật 15h30 ngày 22/9/2024: Cây bị gẫy, đổ trên 100.000 cây (bao gồm cây đô thị và các loại cây khác); lúa bị gẫy, đổ, dập nát 22.848 ha; lúa bị ngập 13.832 ha; rau màu bị ngập, ảnh hưởng 10.830 ha; cây ăn quả bị ảnh hưởng 9.045 ha, thủy sản bị ảnh hưởng 4.212 ha; gia súc chết 3.299 con; gia cầm chết, thất lạc 453.104 con;…

Tin khác

Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

LNV - Ngày 8/10, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hiệu quả từ những mô hình khuyến nông tại Ba Vì

Hiệu quả từ những mô hình khuyến nông tại Ba Vì

LNV – Hiện nay, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Ba Vì theo hướng tích cực, bền vững, nhiều mô hình cây trồng, vật nuôi cho giá trị kinh tế cao, 250-350 triệu đồng/ha.
Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ

Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ

LNV - Nhằm giúp bà con nông dân nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão số 3 (Yagi), Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống.
Chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

LNV - Sau 3 tháng triển khai, Dự án “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” được triển khai ở xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có hiệu quả, mô hình có nhiều tiềm năng mở rộng để phát triển kinh tế.
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh

Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh

LNV - Không chỉ mở rộng diện tích vùng trồng, người dân ở vùng thượng của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) còn định hướng sản xuất chè theo hướng VietGAP nhằm giúp cây chè sinh trưởng tốt, nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng, cho cây trồng chủ lực của huyện.
Phụ nữ nông thôn tích cực chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn tích cực chuyển đổi số

LNV - Thời gian qua, nhiều mô hình kinh tế hợp tác xã do phụ nữ làm chủ đã và đang tích cực thực hiện chuyển đổi số, kết nối các nền tảng công nghệ, thương mại điện tử, xúc tiến thương mại…, góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế ở địa phương.
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại Đồng Tháp

Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại Đồng Tháp

LNV - Ngày 14/9/2024, tại Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức “Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc”. Hội nghị có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Phùng Đức Tiến; Cục trưởng Cục Thú y, ông Nguyễn Văn Long, cùng nhiều lãnh đạo bộ, ngành trung ương. Phía Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp có Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, ông Phạm Thiện Nghĩa, cùng lãnh đạo các sở ngành và địa phương.
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ

Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ

LNV - Sau khi siêu bão Yagi đổ bổ vào miền Bắc, mưa lũ xảy ra liên tiếp tại các tỉnh miền Bắc với quy mô rộng lớn, nhiều vùng đất nông nghiệp bị ngập úng và vùi lấp bởi đất, đá, cát, sỏi…
Khuyến công Bình Dương: Hỗ trợ phát triển mô hình công nghiệp nông thôn bền vững

Khuyến công Bình Dương: Hỗ trợ phát triển mô hình công nghiệp nông thôn bền vững

LNV - Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nghiệm thu đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong gia công cơ khí” cho hộ kinh doanh Vũ Thị Ánh Lệ, chuyên sản xuất tôn, đai sắt, sắt uốn tại ấp Hòa Cường, xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng.
Huyện Phúc Thọ triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp cuối năm 2024

Huyện Phúc Thọ triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp cuối năm 2024

LNV - Là địa phương thuần nông, sản xuất nông nghiệp vẫn được huyện Phúc Thọ đặc biệt chú trọng phát triển. Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, với tổng diện tích gieo trồng đạt 3.464/3.463 ha, huyện đã duy trì và phát triển đàn gia súc và gia cầm một cách hiệu quả. Huyện Phúc Thọ đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Phun tưới nước tự động trong sản xuất nông nghiệp: Hiệu quả cao

Phun tưới nước tự động trong sản xuất nông nghiệp: Hiệu quả cao

LNV - Phun tưới nước tự động là một trong những hình thức ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Giải pháp này có nhiều ưu điểm, như tiết kiệm điện, nước, giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất… đang được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng.
Nông dân Bạc Liêu trúng mùa vụ lúa hè thu

Nông dân Bạc Liêu trúng mùa vụ lúa hè thu

LNV - Nông dân ĐBSCL đang bước vào mùa thu hoạch vụ lúa hè thu, với năng suất đạt từ 6,5 – 7 tấn/ha, giá bán tại ruộng từ 8.500 – 9.100 đồng/kg. Đây được xem là vụ mùa thành công nên bà con rất phấn khởi.
Khuyến nông cộng đồng ở Đắk Nông ngày càng phát triển

Khuyến nông cộng đồng ở Đắk Nông ngày càng phát triển

LNV - Từ năm 2023 đến nay, các địa phương trong tỉnh Đắk Nông đã thành lập mới thêm được 52 tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ). Trong đó, có 586 thành viên tham gia có chuyên môn về sản xuất, chăn nuôi.
Gia Lâm: 250 đại biểu đại diện cho các hộ nông dân tham gia Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

Gia Lâm: 250 đại biểu đại diện cho các hộ nông dân tham gia Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

LNV - Sáng ngày 21/8, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức Diễn đàn Khuyến nông "Nhịp cầu nhà nông" nhằm liên kết một cách có hiệu quả nhất giữa hộ nông dân với nhà khoa học, nhà quản lý, nhằm trao đổi thông tin, giao lưu, học tập các kiến thức khoa học hết sức bổ ích về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…, các chủ trương, chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp và giải đáp khó khăn, vướng mắc mà nông dân đang gặp phải và trang bị nông dân thêm kiến thức, các tiến bộ khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất.
Lào Cai đầu tư khuyến công 6 tỷ đồng

Lào Cai đầu tư khuyến công 6 tỷ đồng

LNV - Năm 2024, tỉnh Lào Cai tiếp tục hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc những ngành, nghề có tiềm năng, thế mạnh và có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu, như chế biến nông, lâm sản, dược liệu, đồ thủ công mỹ nghệ...
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô

Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô

LNV - Giữa miền quê thanh bình của xứ Thanh, làng Hồng Đô thị trấn Thiệu Hóa, (huyện Thiệu Hóa) như một viên ngọc quý ẩn mình. Nơi đây, nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu đã gắn bó với người dân từ bao đời nay, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và những sản phẩm tơ tằm nổi tiếng khắp vùng.
Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Ngày 9/10, UBND tỉnh Nam Định ban hành các Quyết định số: 2099/QĐ-UBND, 2100/QĐ-UBND công nhận các xã Xuân Phúc (sau sáp nhập), Xuân Phú, Xuân Vinh (huyện Xuân Trường) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu; trong đó các xã Xuân Phúc, Xuân Vinh đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về lĩnh vực giáo dục, xã Xuân Phú đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về y tế.
Xây dựng thương hiệu mật ong Triều Thu

Xây dựng thương hiệu mật ong Triều Thu

LNV - Sản phẩm mật ong OCOP 3 sao của anh Nguyễn Văn Triều ở xã Hương Minh, huyện Vũ Quang, (Hà Tĩnh) không chỉ giúp gia đình ổn định đầu ra mà còn giúp địa phương đa dạng sản phẩm OCOP.
Hiệu quả thiết thực chương trình khuyến công ở Sóc Trăng

Hiệu quả thiết thực chương trình khuyến công ở Sóc Trăng

LNV - Hoạt động khuyến công mang lại hiệu quả thiết thực trong năm 2024, góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn tỉnh Sóc Trăng ngày càng phát triển như: Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp; Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; Chuyển giao cô
Hải Phòng: Tổ chức chương trình tuần hàng Việt Nam

Hải Phòng: Tổ chức chương trình tuần hàng Việt Nam

LNV - Tối ngày 21/11, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp TP Hải Phòng tổ chức chương trình Tuần hàng Việt Nam tại huyện Thuỷ Nguyên. Đây là chương trình quan trọng trong việc xúc tiến phát triển thương mại hàng năm của Sở Công Thương trên địa bàn.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động