Nâng cao nhận thức bảo vệ động vật hoang dã
Năm 2021, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn ra phức tạp, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội đã tổ chức triển khai kịp thời, nghiêm túc, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, không để dịch bệnh xảy ra tại đơn vị, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người và động vật hoang dã đang cứu hộ, bảo tồn tại Trung tâm.
Trong năm qua, Trung tâm đã tiếp nhận 102 vụ với 790 cá thể động vật hoang dã và 107kg rắn; điều trị bệnh cho 1.555 lượt cá thể động vật hoang dã. Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức tái thả động vật hoang dã sau cứu hộ về môi trường tự nhiên 4 đợt với 386 cá thể và hơn 13,4kg rắn, trong đó có nhiều loài động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Chăm sóc vẹt tại Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội. Ảnh: Hoàng Sơn
Tuy thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn tại Trung tâm nhưng vấn đề đặt ra hiện nay là nhận thức của chính quyền và người dân về tầm quan trọng của công tác cứu hộ, bảo tồn các loài động vật hoang dã chưa đầy đủ và chưa đúng mức. Việc tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài động vật hoang dã chưa thực sự được coi trọng. Công tác quản lý, điều hành của các cơ quan, đơn vị còn thiếu kiên quyết... dẫn đến việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về săn bắt, giết thịt các loài động vật hoang dã chưa nghiêm minh.
Dẫn chứng về vấn đề này, Phó Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội Nguyễn Đức Minh cho biết, hiện còn nhiều người có tư tưởng thích sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đồ trang sức, thời trang, quà tặng… Chính vì vậy, thời gian qua có nhiều loại động vật hoang dã như: Rùa đầu to, gấu, mèo rừng, cu li, hổ, ngà voi... bị các đối tượng tìm mọi thủ đoạn vận chuyển, buôn bán, giết thịt trái phép.
Tăng cường tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã
Bảo vệ động vật hoang dã là trách nhiệm của cả cộng đồng, đặc biệt, cộng đồng có vai trò quan trọng đối với việc ngăn chặn hoạt động săn bắt, kinh doanh và tiêu thụ trái phép động vật hoang dã cũng như các mối đe dọa tiềm ẩn của đại dịch, nguy cơ lây lan từ động vật hoang dã sang con người. Để nâng cao nhận thức cho cộng đồng, thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc cùng bảo vệ các loài hoang dã, ngăn chặn hoạt động săn bắt và tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã trái phép là hết sức quan trọng...
Về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội Lương Xuân Hồng cho biết, trong những năm qua, Trung tâm đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã trong các trường học. Từ năm 2016 đến 2019, Trung tâm đã triển khai chương trình giáo dục bảo vệ các loài động vật hoang dã cho học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội, thu hút hàng chục nghìn học sinh và giáo viên tham gia. Năm 2020-2021, do ảnh hưởng dịch Covid-19, Trung tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên truyền hình, báo in của trung ương và Hà Nội. Đặc biệt, Trung tâm tổ chức thực hiện việc tuyên truyền bằng hình thức in 25.000 quạt nan, phát tới 25 trường học trên địa bàn các huyện: Sóc Sơn, Đông Anh với những hình ảnh sinh động về động vật hoang dã và khẩu hiệu “Bảo vệ động vật hoang dã là cứu lấy thiên nhiên. Cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã…”.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền này còn hạn chế, nội dung, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, chưa sinh động... Do vậy, Trung tâm cần sớm đưa nội dung tuyên truyền bảo vệ các loài động vật hoang dã vào cuộc vận động toàn dân xây dựng nếp sống mới ở cơ sở; đưa nội dung vào các quy ước, hương ước bảo vệ thiên nhiên tại các địa phương. Hà Nội cần sớm hình thành các trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học, vừa làm công tác bảo tồn, vừa là nơi tham quan, học tập cho học sinh và khách du lịch…
Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, thời gian tới, Trung tâm sẽ xây dựng các chương trình truyền thông về tác hại của việc săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã được phổ biến rộng rãi dưới nhiều hình thức. Trung tâm tiếp tục xây dựng các chuyên mục tuyên truyền trên các báo, đài truyền hình; phối hợp với ngành Giáo dục đẩy mạnh tuyên truyền trong học sinh, sinh viên; tăng cường hợp tác quốc tế trong việc hỗ trợ kinh phí, tập huấn kỹ thuật về công tác chăm sóc, bảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm, nguy cấp...
Mặt khác, Trung tâm không ngừng tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cấp ủy Đảng, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc, các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm, ý thức bảo vệ động vật hoang dã. Trung tâm cũng đề xuất đưa nội dung tuyên truyền về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ các loài hoang dã nguy cấp, quý hiếm vào nội dung sinh hoạt của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố…
Theo Thanh Hiếu
Tin liên quan
Tin mới hơn
TP. Hồ chí minh: Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề
10:35 | 12/09/2024 Môi trường
Bình Định: Ngành may mặc chủ động chuyển đổi xanh
10:55 | 11/09/2024 Môi trường
Đồng Nai: Sắp diễn ra Tuần lễ Xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2024
11:17 | 26/08/2024 Môi trường
Bảo vệ môi trường làng nghề
09:42 | 19/08/2024 Môi trường
Xây nhà tình nghĩa cho nữ công nhân vệ sinh môi trường tỉnh Hưng Yên
09:19 | 02/08/2024 Môi trường
Bắc Ninh tìm giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề giấy Phong Khê
09:22 | 18/07/2024 Môi trường
Tin khác
Bình Định xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn
16:03 | 05/07/2024 Môi trường
Ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khoẻ cộng đồng
10:03 | 17/06/2024 Môi trường
Thành phố Hồ Chí Minh: Tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý, gây nuôi động vật hoang dã
10:58 | 07/06/2024 Môi trường
Bắc Ninh: Triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường làng nghề
08:59 | 29/05/2024 Môi trường
Bình Định: Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão Tam Quan là cần thiết
10:39 | 13/05/2024 Môi trường
Hoài Đức: Tình trạng xả rác tùy tiện ở một số làng nghề cần sớm có biện pháp khắc phục
14:06 | 08/05/2024 Môi trường
Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”
09:27 | 10/04/2024 Môi trường
Tọa đàm chuyển đổi nhiên liệu lò hơi hướng tới nền sản xuất phát thải thấp tại Việt Nam
09:53 | 08/04/2024 Môi trường
Hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng”
10:00 | 01/04/2024 Môi trường
Biến chất thải thành hàng hóa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
10:00 | 01/04/2024 Môi trường
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị năm 2024 tại huyện Quốc Oai
15:47 | 18/03/2024 Môi trường
Khắc phục tình trạng ô nhiễm làng nghề trong dịp tết Nguyên đán
15:17 | 31/01/2024 Môi trường
Vinamilk “bội thu” giải thưởng phát triển bền vững
10:56 | 22/01/2024 Môi trường
Ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề vẫn chưa được xử lý triệt để
10:41 | 28/12/2023 Môi trường
Phát triển làng nghề: Cân bằng kinh tế và môi trường
09:12 | 28/12/2023 Môi trường
Lai Châu: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
13:55 Văn hóa - Xã hội
Thanh Hoá: Hiệu quả mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
13:55 Kinh tế
Phát huy tiềm năng làng nghề gắn với OCOP
13:54 Nông thôn mới
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn
13:54 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
13:54 Tin tức