Hà Nội: 22°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 19°C Thừa Thiên Huế

Nam thiên đệ nhất thác

LNV - Đây là danh hiệu vua Bảo Đại từng phong cho thác Pongour, con thác chảy trên sông Đa Nhim thuộc vùng đất xã Tân Thành, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Dòng thác huyền sử

Thác Pongour nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 50 km về hướng nam. Thác còn có tên gọi khác là thác Bẩy Tầng bởi thác có 7 tầng đá. Thác Pongour có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân tộc K’ho, bởi dòng thác gắn liền với câu chuyện huyền sử.

Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xửa ngày xưa vùng đất này do một nữ tù trưởng người K’ho xinh đẹp tên là Kanai cai quản. Nữ tù trưởng có tài chinh phục thú dữ để dân làng yên tâm sản xuất, sinh sống. Nàng còn có 4 con tê giác rất khỏe khoắn, to lớn và rất thuần phục, luôn tuân lệnh nàng để dời non ngăn suối, khai phá nương rẫy trồng bắp, chống lại kẻ thù và bảo vệ dân làng.

Cuộc sống của dân làng đang yên ấm, vui vẻ bỗng vào một mùa xuân năm ấy, ngày rằm tháng Giêng, nàng Kanai đã trút hơi thở cuối cùng ra đi mãi mãi. 4 con tê giác tiếc thương, quanh quẩn ngày đêm bên chủ nhân không rời nửa bước. Chúng không buồn ăn uống rồi chết bên cạnh chủ nhân.


Bỗng nhiên, vào một buổi sáng bình minh, dân làng vô cùng ngạc nhiên khi thấy nơi nàng yên nghỉ hiện lên một dòng thác đẹp tuyệt trần. Hóa ra, dòng thác đó là do mái tóc nàng hóa thành. Dòng thác nước chảy xuống bọt tung trắng xóa, mát rượi, dưới là những phiến đá bàn xanh rêu xếp dần từ cao xuống thấp.

Người dân địa phương tin rằng, các phiến đá đó là do các cặp sừng của 4 con tê giác hóa thạch - biểu tượng của sức mạnh đoàn kết, gắn bó vĩnh cửu giữa con người với thiên nhiên bao la.

Thác Pongour là tên do người Pháp đặt, phiên âm từ tiếng bản địa của người dân tộc K’ho, có nghĩa là “ông chủ vùng đất sét trắng”. Còn theo tài liệu địa chất khảo sát của người Pháp, vùng đất này có nhiều cao lanh, loại đất sét có màu trắng, tính bở và chịu được lửa tốt.

Tìm hiểu lịch sử, khát vọng cuộc sống, tự do

Thác Pongour là một thác nước hùng vĩ và là điểm tham quan tuyệt đẹp khi du khách tới thăm thành phố Đà Lạt. Không tự nhiên thác được gọi là “Nam thiên đệ nhất thác” - dòng thác đẹp nhất trời Nam, thậm chí người Pháp từng đánh giá thác Pongour còn là ngọn thác hùng vĩ nhất Đông Dương.

Danh hiệu “Nam thiên đệ nhất thác” được vua Bảo Đại đặt cho dòng thác khi đến tham quan vào những năm đầu thế kỷ 20. Và đến nay du khách đến tham quan thác đều trầm trồ tán thưởng danh xưng mỹ miều mà vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam dành tặng. Năm 2000, thác Pongour đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.


Thác Pongour đổ từ độ cao gần 40m và trải rộng hơn 100m. Xung quanh dòng thác là khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 2,5ha với thảm thực vật đa dạng, phong phú. Điều thú vị nhất khi chiêm ngưỡng thác Pongour là ngắm nhìn các bậc đá bằng phẳng được xếp thành lớp. Tuy không theo trật tự và đoạn phiến đá to nhỏ khác nhau nhưng dòng nước vẫn bị xé đều ra thành hàng trăm dòng nước nhỏ trắng xóa, y như mái tóc trắng suôn mềm giữa đại ngàn.

Du khách có thể đi vào giữa dòng thác để được dòng nước mát chảy từ trên cao xuống đẩy lùi cái nóng bức trong những ngày hè. Trên đoạn đường đi vào khu tham quan du lịch thác Pongour, du khách sẽ cảm nhận được sự thơ mộng và lãng mạn. Những thảm thực vật xanh rì và những đàn chim hát líu lo trong rừng như bản bản hòa ca nhẹ nhàng. Tất cả tạo nên một nơi hoang dã đầy sức sống. Đặc biệt, nếu du khách đi vào dịp tháng 10, sẽ thấy hoa dã quỳ vàng rực khắp một không gian rộng lớn.

Hàng năm, vào ngày rằm tháng Giêng, thác Pongour lại mở hội linh đình. Nam thanh nữ tú từ khắp nơi, không phân biệt dân tộc về đây trẩy hội rất đông. Đến hội, ngoài thưởng lãm phong cảnh thác còn là nơi mọi người giao lưu tìm hiểu về lịch sử, khát vọng cuộc sống, tự do tìm hiểu và yêu mến nhau. Đến tham quan mùa khô và mùa mưa đều có những điểm hấp dẫn khác nhau.

Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11, lượng nước dồi dào, chảy khá mạnh, tuy nhiên mùa mưa đường sá trơn trượt, du khách nên hạn chế ra giữa thác để đảm bảo an toàn. Còn vào mùa khô, tuy lượng nước không nhiều nhưng du khách có thể đi ra giữa thác dễ dàng hơn, nước cũng trong hơn.

Để đến được thác Pongour, du khách có thể đi xe máy dọc theo Quốc lộ 20, hướng Đà Lạt - TPHCM. Sau đó, du khách rẽ phải khoảng 8km, tính từ khu vực xóm Trung - núi Chai. Có một cách khác đi trên đường từ TPHCM lên Đà Lạt, du khách có thể dừng tại km 260 và sau đó rẽ phải và đi thẳng khoảng 8km là tới nơi. Do đã được quy hoạch là điểm du lịch nên vào tham quan thác Pongour cần mua vé 20.000 đồng mỗi người. Từ khu vực gửi xe, du khách đi bộ chừng 15 phút để ra được thác.

Bài Nguyễn Văn Công

Tin liên quan

Tin mới hơn

Lượng tìm kiếm đặt phòng từ khách quốc tế tăng 139%

Lượng tìm kiếm đặt phòng từ khách quốc tế tăng 139%

LNV - Du lịch Tết Nguyên đán 2025 ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc của ngành du lịch trong nước, du lịch nước ngoài và du khách quốc tế đến Việt Nam.
Phú Thọ: Phát triển du lịch nông nghiệp - cơ hội từ làng quê

Phú Thọ: Phát triển du lịch nông nghiệp - cơ hội từ làng quê

LNV - Thời gian qua, du lịch nông nghiệp, nông thôn đã trở thành hướng phát triển đầy triển vọng, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng vùng nông thôn và tạo cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, gia tăng giá trị tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
TP. Hồ Chí Minh: Du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP

TP. Hồ Chí Minh: Du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP

OVN - Sở Du lịch TP. HCM đã đề xuất giải pháp phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ gắn với ngành du lịch. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch kết nối chương trình kích cầu du lịch với ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
Thời điểm vàng để kích cầu du lịch cuối năm

Thời điểm vàng để kích cầu du lịch cuối năm

LNV - Dịp cuối năm là thời điểm ‘vàng’ cho các hoạt động kích cầu tiêu dùng; đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm thông qua các chương trình khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng.
Phát triển du lịch gắn với văn hóa truyền thống ở miền núi Nghệ An

Phát triển du lịch gắn với văn hóa truyền thống ở miền núi Nghệ An

LNV – Là huyện miền núi, vùng cao, biên giới thuộc miền Tây của tỉnh Nghệ An, Con Cuông có nhiều lợi thế về cảnh sắc, văn hoá của các dân tộc thiểu số phù hợp với định hướng phát triển du lịch, mang lại lợi ích kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Bình Định phấn đấu đón 10 triệu lượt khách trong năm 2025

Bình Định phấn đấu đón 10 triệu lượt khách trong năm 2025

LNV - Chiều 16/12, tại TP Quy Nhơn, Sở Du lịch Bình Định tổ chức Hội nghị tổng kết công tác của ngành năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Tin khác

Tham quan “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”

Tham quan “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”

LNV - Chúng tôi đặt chân đến Hải Vân Quan (nằm ở ranh giới Đà Nẵng và Huế) vào một buổi sáng tháng Tám, giữa cái nắng dìu dịu của miền Trung và những làn gió mát từ biển khơi thổi vào. Trên đỉnh đèo Hải Vân, khung cảnh rộng lớn trải dài, nơi những ngọn núi xanh ngắt như hòa vào bầu trời và biển cả. Trong không gian đó, Hải Vân Quan sừng sững, mang trong mình bề dày lịch sử và vẻ đẹp bất tận, như một bức tranh được tô điểm bởi thời gian và thiên nhiên.
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu

Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu

LNV - Các sản phẩm của Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu nổi tiếng không chỉ bởi sự đa dạng, chất lượng, sự tinh xảo về nghệ thuật chế tác mà còn thể hiện tính đặc trưng của văn hóa làng nghề tiểu thủ công truyền thống của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP

Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa có Quyết định phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 -2025.
Phú Thọ: Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường

Phú Thọ: Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường

LNV - Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường không chỉ là một hoạt động sản xuất thủ công mà còn mang đậm giá trị văn hóa, phản ánh đời sống, phong tục tập quán và bản sắc riêng biệt của cộng đồng người Mường. Tại xã Kim Thượng và xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, nghề dệt thổ cẩm đã trở thành một di sản quý giá, được truyền từ đời này sang đời khác, góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc.
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch mùa đông

Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch mùa đông

LNV - Ngày 20/11 tỉnh Quảnh Ninh đã công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh-Điểm đến bốn mùa”. Đây là sự phối hợp của Sở Du lịch Quảng Ninh, Hiệp hội Du lịch và 340 doanh nghiệp nhằm gia tăng sức cạnh tranh, tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.
Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai

Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai

LNV - Di tích lịch sử Lũy cổ Phương Mai được UBND tỉnh Bình Định công nhận là di tích cấp tỉnh ngày 20/7/2010. Lũy cổ này được xây dựng cách đây hơn 200 năm và đang là điểm tham quan du lịch cùng với di tích lịch sử Tượng đài Trần Hưng Đạo tại khu vực 9 (gọi là Hải Minh), phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn.
Bình Định: Làm du lịch cộng đồng nơi cổng trời Vĩnh Sơn

Bình Định: Làm du lịch cộng đồng nơi cổng trời Vĩnh Sơn

LNV - Vĩnh Sơn là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, mặc dù trong điều kiện khó khăn nhưng anh thanh niên dân tộc Mường Bùi Ngọc Thanh khởi nghiệp thành công bằng mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm độc đáo.
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch

Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch

LNV - Ca Organic Farm của anh Võ Vinh Ca ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định xây dựng và thực hiện mô hình nông nghiệp tuần hoàn với quy trình khép kín. Đặc biệt mô hình du lịch canh nông này đã thu hút hàng chục ngàn lượt khách du lịch và học sinh, sinh viên đến tham quan, trải nghiệm.
Bình Định đề xuất đầu tư loại hình vận tải Taxi bay để phát triển du lịch

Bình Định đề xuất đầu tư loại hình vận tải Taxi bay để phát triển du lịch

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vân tải xin chủ trương xây dựng Đề án thí điểm Taxi bay hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Định, để phát triển du lịch, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
Bình Định: Vai trò người có uy tín đóng trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc

Bình Định: Vai trò người có uy tín đóng trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc

LNV - Những người có uy tín không chỉ là “kho tàng sống” của văn hóa dân tộc mà còn là cầu nối quan trọng giúp cộng đồng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập và phát triển.
Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng nghề mai cảnh bật nhất miền Trung

Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng nghề mai cảnh bật nhất miền Trung

LNV - Thị xã An Nhơn đang xây dựng và hình thành điểm đến tại các Làng nghề mai cảnh Nhơn An, nhằm thu hút du khách và tôn vinh những giá trị văn hóa cây mai cảnh, phát huy giá trị thương hiệu Mai vàng An Nhơn.
Phát triển du lịch sinh thái với tiềm năng từ nghề sản xuất chè

Phát triển du lịch sinh thái với tiềm năng từ nghề sản xuất chè

LNV – Mô hình du lịch nông nghiệp của HTX Chè Suối Reo tận dụng lợi thế của đồi chè rộng lớn của huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) để thu hút đông đảo du khách gần xa đến tham quan và nghỉ dưỡng. Đây là cơ hội để quảng bá nét đẹp thiên nhiên và sản phẩm nông sản chất lượng của địa phương.
Phú Yên: Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân làm du lịch

Phú Yên: Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân làm du lịch

LNV - Làng nghề chiếu cói Phú Tân, xã An Cư, huyện Tuy An tồn tại trên một trăm năm. Để hòa nhập với xu thế phát triển, HTX sản xuất - dịch vụ - du lịch chiếu cối An Cư ra đời để kết nối làng nghề với du lịch, đem lại hướng phát triển du lịch làng nghề mới cho địa phương.
Làng bánh tráng Tân An - Tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm

Làng bánh tráng Tân An - Tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm

LNV - Làng Tân An thuộc xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, (Quảng Bình) nằm nép mình bên dòng sông Gianh thơ mộng, phong cảnh rất thanh bình, đây chính là tiềm năng và thế mạnh rất lớn để phát triển du lịch làng nghề Quảng Bình.
Khảo sát du lịch đường sông và làng nghề gạch gốm đỏ Mang Thít

Khảo sát du lịch đường sông và làng nghề gạch gốm đỏ Mang Thít

LNV - Sáng 28/9, đoàn khảo sát du lịch đường sông tỉnh Vĩnh Long đã có hành trình tham quan làng nghề gạch gốm đỏ Mang Thít.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

OVN - Nhắc đến nước mắm Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài đều tấm tắc khen hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà khi đã một lần dùng thử. Có lẽ nhờ bí quyết ủ chượp và chiều dài lịch sử hơn 300 năm, đã kết tinh nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết.
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký các Quyết định công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt  hóa thành sắc màu mùa xuân

Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân

LNV - Bao lì xì không chỉ là món quà mang lời chúc may mắn, mà còn là nét đẹp trong văn hóa phong tục của người Việt Nam vào mỗi dịp Tết. Với những nét vẽ ngây thơ, trong sáng và giản dị trên bao lì xì, các em học sinh của Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm
Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội chào Xuân 2025

Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội chào Xuân 2025

LNV - Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội được diễn ra từ ngày 26-30/12 tại khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Festival nghề muối Việt Nam

Festival nghề muối Việt Nam

LNV - Festival nghề Muối Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 6-8/3/2025 tại Bạc Liêu với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.”
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động