Một số cảm nhận về OCOP
Khai mạc Hội chợ OCOP - hoạt động thường niên của Quảng Ninh.
Nhìn lại một chặng đường, chuẩn bị tổng kết giai đoạn 2, từ những bỡ ngỡ ban đầu giai đoạn 2013-2016, đề án OCOP của tỉnh giai đoạn 2017-2020 theo quyết định 2366/QD-UBND đánh dấu bước phát triển mới của chương trình, ghi nhận sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị - xã hội, sự đón nhận từ nhân dân, chủ thể OCOP,… Theo đó, chương trình giai đoạn qua được hiện thực qua từng mục tiêu, hành động cụ thể theo từng năm:
Năm 2017: “Phát triển và lan tỏa”: Rà soát, xác định các sản phẩm chủ lực, là các sản phẩm OCOP đã được phân hạng có nhu cầu thị trường lớn, từ đó mở rộng quy mô sản xuất bảo đảm đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng vẫn bảo đảm chất lượng và định hướng tập trung hỗ trợ phát triển thành sản phẩm chuyên nghiệp theo hướng sản phẩm đạt sản phẩm thương hiệu quốc gia.
Năm 2018: “Tiêu chuẩn & chất lượng”: Khảo sát thực trạng, lập kế hoạch và triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP; Kết nối các nguồn lực để hỗ trợ cộng đồng hoàn thiện công bố tiêu chuẩn chất lượng và các thủ tục liên quan đến lưu hành sản phẩm; Tổ chức và triển khai hệ thống thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm OCOP.
Năm 2019: “Xúc tiến thương mại”: Khảo sát thực trạng, lập kế hoạch và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại một cách sâu rộng, gồm các hoạt động chủ yếu: Xây dựng sàn bán hàng điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm, ứng dụng CNTT trong quản lý dữ liệu sản phẩm; Xây dựng mạng lưới thông tin thị trường sản phẩm OCOP (cung, cầu, cạnh tranh), được cập nhật thường xuyên, có thể truy cập rộng rãi; Đào tạo kỹ năng quản trị phân phối và xúc tiến cho đội ngũ lãnh đạo các tổ chức OCOP.
Năm 2020: “Chuyên nghiệp hóa sản phẩm”: Hoàn thành việc xây dựng 05 sản phẩm có lợi thế của tỉnh được sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, chủ động nguồn nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu chất lượng của thị trường trong nước, đạt thương hiệu quốc gia. Xây dựng và triển khai các dự án sản phẩm chuyên nghiệp với các nội dung trọng tâm: Nâng cấp sản phẩm (nâng cấp thiết kế bao bì, tiêu chuẩn hóa chất lượng, câu chuyện sản phẩm; Nâng cấp chuỗi giá trị (nguồn nguyên liệu, liên kết chuỗi, áp dụng khoa học công nghệ, phân phối, tiếp thị,...), đáp ứng nhu cầu chất lượng của thị trường trong nước, đáp ứng các tiêu chí thương hiệu quốc gia.
(*) Quảng Ninh là tỉnh chủ động thu hồi chứng nhận đối với các sản phẩm không đáp ứng chương trình.
Hầu hết các sản phẩm đạt sao hạng đều dán tem truy suất, có mã vạch và được bảo hộ nhãn hiệu. Mỗi sản phẩm tham gia chu trình OCOP đều trải qua quá trình kiểm tra, đánh giá nghiêm ngặt: Cấp huyện đánh giá ban đầu, lựa chọn sản phẩm phù hợp chuyển đánh giá cấp tỉnh trước khi cấp chứng nhận sao hạng.
Đối với các xúc tiến, hiện Quảng Ninh đang có các chương trình thường niên lớn: Hội chợ OCOP Xuân, Hội chợ OCOP hè, Hội chợ OCOP khu vực phía Bắc, triển lãm OCOP, các tuần lễ xúc tiến tại các siêu thị như BigC Hạ Long (Quảng Ninh), BigC Thăng Long (Hà Nội) cùng hàng loạt các hội chợ OCOP và thương mại tại các huyện. Ngoài ra, trong kế hoạch hàng năm, OCOP chủ động kết nối và xúc tiến với các địa phương khác, liên kết giao thương với một số quốc gia khu vực Asean,… Tất cả các chương trình đều được phối hợp và giám sát nghiêm ngặt bởi ban tổ chức liên ngành, có sự theo dõi, giám sát và hỗ trợ từ các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương.
Hiện, OCOP Quảng Ninh đang gấp rút chuẩn bị tổng kết giai đoạn thực hiện đề án theo quyết định 2366/QD-UBND, những thành tựu có được là một ghi nhận, song đặt ra cho OCOP của tỉnh những thách thức và mở ra giai đoạn tiếp theo những đòi hỏi, nỗ lực hơn nữa, đáp ứng tiềm năng, lợi thế mà tỉnh đang có.
Phải nói thêm, bản chất OCOP xuất phát từ chính nhu cầu nội tại, sản phẩm OCOP được hình thành từ chính đặc thù, đặc hữu các địa phương, trước hết đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của địa phương. Trong chiến lược phát triển 2020-2025 và định hướng 2030, Quảng Ninh xác định là trung tâm du lịch dịch vụ hiện đại trên cơ sở lợi thế địa phương với kế hoạch đón 30 triệu lượt khách/năm vào 2030 (hiện tại là 13 triệu lượt khách – số liệu năm 2019). Trung tâm du lịch Hạ Long cùng với hệ thống du lịch da dạng trải khắp tỉnh là cơ hội lớn cho OCOP phát triển, góp phần khẳng định vị thế thương hiệu cho các sản phẩm đặc thù địa phương.
Trên cơ sở đó, OCOP Quảng Ninh định hướng sang giai đoạn chiều sâu của chất lượng và chọn lọc. OCOP Quảng Ninh xây dựng và triển khai theo chu trình cụ thể, chuyên nghiệp đến từng hoạt động, mắt xích. Các sản phẩm tham gia OCOP cần thiết đáp ứng các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, quy cách sản phẩm, sở hữu trí tuệ,… theo hướng: Phát triển thương hiệu địa phương; Phục vụ du lịch, quà tặng… trước khi hướng đến mở rộng và xuất khẩu; Lấy lợi ích người dân, liên kết chuỗi giá trị gắn tiêu thụ làm cơ sở…
Làm thế nào, theo phương thức nào phù hợp để mỗi sản phẩm OCOP sẽ trở thành món quà tặng không thể thiếu đối với mỗi du khách khi đến với Quảng Ninh. Giai đoạn 2021-2025, thị trường 13 triệu lượt khách du lịch sẽ là một trong những chiến lược mà OCOP tập trung phục vụ. Theo đó, các sản phẩm phải không ngừng nâng cấp nghiên cứu, hoàn thiện về chất lượng, bao bì, nhãn mác phù hợp. Các sản phẩm chế biến sâu, có ứng dụng khoa học công nghệ cao, phù hợp bảo quản và di chuyển trên mọi phương tiện là lợi thế. Ngoài ra, hệ thống 9 trung tâm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP hiện có tại địa bàn tỉnh sẽ cần được nâng cấp, phát huy hiệu quả, đồng thời mở rộng các điểm bán chuyên nghiệp hơn theo lịch trình di chuyển, nghỉ dưỡng của du khách khi đến Quảng Ninh…
Đó là những định hướng mới, song song với việc phát huy và triển khai hiệu quả chu trình OCOP đang có, tiếp tục nâng cấp chuyên nghiệp hóa chu trình riêng có của OCOP Quảng Ninh. Trong đó, việc đào tạo, nâng cao kỹ năng cho hệ thống quản lý, triển khai chương trình cũng là một yêu cầu bức thiết.
Bài và ảnh: Đinh Bá Trinh
Trưởng phòng nghiệp vụ OCOP, Ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
11:19 | 11/09/2024 OCOP
Thông tin Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu
11:17 | 11/09/2024 OCOP
Hương vị đất trời
11:20 | 10/09/2024 OCOP
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
10:50 | 09/09/2024 OCOP
Món quà tao nhã mùa thu Hà Nội
10:14 | 09/09/2024 OCOP
Hội chợ OCOP quảng bá nông sản, văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc
10:13 | 09/09/2024 OCOP
Tin khác
Người phụ nữ tâm huyết với nghề sản xuất Giò chả
19:22 | 08/09/2024 OCOP
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
10:55 | 05/09/2024 OCOP
Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao
09:00 | 05/09/2024 OCOP
Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9
15:48 | 04/09/2024 OCOP
Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu
07:16 | 01/09/2024 OCOP
Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024
07:15 | 01/09/2024 OCOP
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
09:11 | 31/08/2024 OCOP
Đặc sản Chả cá Chày An Khánh
10:27 | 30/08/2024 OCOP
Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP
10:27 | 30/08/2024 OCOP
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ
10:13 | 29/08/2024 OCOP
Những sản phẩm OCOP phụ nữ Bắc Kạn làm chủ
15:51 | 28/08/2024 OCOP
Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long
10:31 | 27/08/2024 OCOP
Yên Bái có thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2024
14:08 | 26/08/2024 OCOP
Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
11:00 | 23/08/2024 OCOP
Sản phẩm OCOP của 38 tỉnh thành của cả nước đang quy tụ tại Công viên Long Biên
23:00 | 22/08/2024 OCOP
Lời kêu gọi của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam về vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
15:14 Tin tức
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 Khởi nghiệp
Khuyến công Đắk Lắk: Nghiệm thu đề án sản xuất hạt Mắc ca
10:43 Khuyến công
Khuyến công Bình Dương: Hỗ trợ phát triển mô hình công nghiệp nông thôn bền vững
10:42 Khuyến nông
Khuyến công Ninh Thuận: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến chế biến táo sấy
10:42 Khuyến công