Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Công ty TNHH xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao: Nổi tiếng với nghề sản xuất nấm kim châm

LNV - Công ty TNHH xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao có trụ sở nhà máy sản xuất nấm kim châm Kinoko Thanh Cao đặt tại thôn Đốc Kính (xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội). Nhà máy đi vào hoạt động từ ngày 30/4/2017, nhằm cung cấp cho người tiêu dùng cả nước sản phẩm nấm kim châm sạch theo công nghệ Nhật Bản. Đây là 1 trong những doanh nghiệp tiêu biểu của huyện Mỹ Đức.
Chị Dương Thị Thu Huệ, Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao cho biết: Nhà máy có vốn đầu tư 3 triệu USD, với tổng diện tích 3ha, diện tích nuôi trồng nấm 3.000m2; sử dụng công nghệ, quy trình sản xuất đóng gói 100% của Nhật Bản.

Công nghệ của Nhật Bản để sản xuất ra nấm kim châm khác biệt với sản xuất nấm thủ công tại Việt Nam ở 3 điểm. Thứ nhất, vấn đề máy móc thiết bị hoàn toàn kín trong nhà lạnh được quản lý về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và rất chặt chẽ về kỹ thuật. Thứ hai, về nguyên liệu, ở Việt Nam sản xuất bằng mùn cưa và một chút cám (khoảng 15-20%), bởi tập quán trồng nấm của Việt Nam đến thời điểm này vẫn là trồng trong túi ni lông và bằng phương pháp thủ công là chính. Do vậy, số lượng sẽ không được nhiều, thời gian bị kéo dài và dễ bị nhiễm mốc. Ngược lại, sản xuất nấm kim châm bằng lọ nhựa, với công nghệ của Nhật Bản chuyển giao, chỉ 35% là chất thô, 65% còn lại là các loại cám dinh dưỡng, nên nấm ăn có sự khác biệt. Thứ ba, nấm được sản xuất trong điều kiện kiểm soát về nhiệt độ, độ ẩm, PH… rất kỹ bằng máy móc của Nhật nên doanh nghiệp định sản xuất bao nhiêu thì phía Nhật Bản thiết kế theo đúng yêu cầu.


Sản phẩm nấm kim châm Kinoko.


Nói về chặng đường phát triển nghề trồng nấm, chị Dương Thị Thu Huệ cho biết: Chị sinh ra và lớn lên ở Hà Đông (quê gốc ở xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Trước đây, chị là phiên dịch viên tiếng Nhật có thu nhập hàng nghìn USD/ tháng, nhưng chị đã quyết định từ bỏ công việc này và quyết định lập nghiệp với nghề trồng nấm. Chị đã nhen nhóm ý tưởng sau một chuyến tình cờ chị đưa đoàn chuyên gia trồng nấm của Nhật Bản sang thăm Việt Nam.

Khi về tới đây, các chuyên gia thấy nguồn nguyên liệu của Việt Nam khá dồi dào có thể tận dụng để trồng nấm như: Mùn cưa, xơ dừa, rơm dạ… nên họ đã động viên chị Huệ đi theo nghiệp trồng nấm. Với mong muốn tận dụng nguồn nguyên liệu thừa bỏ đi để tạo ra những sản phẩm siêu sạch cho tiêu dùng.

Nghĩ là làm, chị Huệ bắt tay vào khởi nghiệp trồng nấm từ năm 2002. Ban đầu, quá trình trồng nấm của chị thật khó khăn, chật vật. Năm 2005, chị xuất vốn lập nhà xưởng đầu tiên ở xã Thanh Cao. “Nhưng trận lụt kỷ lục năm 2008 đã nhấn chìm tất cả đến tận mái nhà. Nhìn các giá thể trồng nấm trôi bồng bềnh trong nước, lúc đó nước mắt của tôi thì chỉ biết nuốt vào trong”, chị Huệ tâm sự. Thảm khốc là thế nhưng chị vẫn không bỏ cuộc. Sau biến cố ấy, chị Huệ đi nhiều nơi để tìm kiếm khu đất phù hợp cho mình phát triển nghề trồng nấm. Khi đến xã Đốc Tín (Mỹ Đức) tìm hiểu thực địa, chị đã tìm được điểm dừng chân và quyết định chuyển cơ sở sản xuất nấm về đây.

“Đốc Tín có môi trường trong lành, mặt bằng cao ráo, có khu đất đủ rộng để xây dựng nhà xưởng trồng nấm. Quan trọng hơn là tôi có thể tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất. Trong đó, có rơm rạ được lấy sau mỗi mùa gặt và lượng mùn cưa lớn được thu mua từ Đanh Xuyên - một làng chuyên sản xuất gỗ ở xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, cách công ty khoảng chừng 20 km”- chị Huệ nói.
Khi đã tìm được cơ sở sản xuất nấm, chị Huệ lại mất nhiều đêm trăn trở xem làm thế nào để hạn chế thấp nhất rủi do khi trồng nấm. Bởi theo chị Huệ, từ trước đến nay trồng nấm để thoát nghèo thì có thể, nhưng để vươn lên làm giàu là điều cực kỳ hiếm. Với cung cách sản xuất thủ công ngoài trời, cây nấm rất dễ bị dịch bệnh, chậm phát triển, thất thu là điều dễ hiểu. Ban đầu, vốn ít, về với trại nấm Đốc Tín, chị Huệ sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu bằng công nghệ khá thô sơ.

Bắt đầu từ năm 2016, chị đã quyết định cầm cố toàn bộ nhà cửa của gia đình ở trung tâm Thành phố với số tiền hơn 60 tỉ đồng để đầu tư sản xuất nấm. Với số tiền vốn ban đầu đó, chị Huệ đã đưa mô hình sản xuất nấm công nghệ cao của Nhật Bản về với Việt Nam. Chị đã thành công và là người đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền công nghiệp nấm công nghệ cao cho đất Việt.

Có đến thăm trang trại trồng nấm của công ty mới thấy được nghị lực phi thường của chị. Bởi toàn bộ dây chuyền đều tự động, nhiệt độ tự động, ánh sáng tự động chỉ tốn công nhất là ở mỗi khâu đóng gói sản phẩm mà thôi.

Quy trình trồng nấm công nghệ cao của chị khá bài bản, khoa học, sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các nước châu Âu. Cây nấm được làm ra sạch đến mức có thể ăn sống được nên chị Huệ tự tin khuyến cáo khách hàng rằng khi đem vào chế biến thì không cần rửa vì nhiều khi nguồn nước ở nhà không thể sạch bằng nguồn của nhà máy.
Không chỉ tạo ra sản phẩm nấm sạch phục vụ người dân, mà công ty còn góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Hiện công ty có hơn 20 công nhân nhưng có thể sản xuất được 3 tấn nấm/ ngày. Chế độ lương tháng của công nhân cũng được đảm bảo, bình quân đạt từ 6 - 10 triệu đồng/ người/ tháng.

Trao đổi về mong muốn của mình, Chị Huệ cho biết: “Sản phẩm nấm của công ty đạt tiêu chuẩn châu Âu, đơn đặt hàng rất nhiều. Sản phẩm nấm của công ty bán ngay tại thị trường miền Bắc cung còn chưa đủ cầu nên tôi mong muốn có nhiều người hợp tác với mình để có đủ tiềm lực mở rộng quy mô lớn sản xuất nấm với khối lượng lớn thì mới có thể cung cấp đủ trong nước và xuất khẩu”.

Với khát vọng ấy, chị Huệ mong muốn Thành phố cũng như huyện có chính sách để phát triển nghề trồng nấm công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế. Chị sẽ luôn sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ những ai có nhu cầu phát triển nghề trồng nấm công nghệ cao tại Việt Nam để cùng chị làm giàu cho quê hương.

Bài và ảnh Cửu Long

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sóc Sơn: Khai phá tiềm năng của sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương

Sóc Sơn: Khai phá tiềm năng của sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương

LNV - Huyện Sóc Sơn hiện có hơn 10.000ha đất sản xuất nông nghiệp, hơn 4.500ha đất lâm nghiệp; 112 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 3.447 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 2 làng nghề truyền thống...Đây là tiềm năng lớn để huyện phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.
Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

OVN - Có thêm cơ hội mới cho các đặc sản Việt Nam vì Sở Công Thương và Sở Du lịch TP.HCM sẽ phối hợp đưa sản phẩm OCOP của địa phương vào các khách sạn 4 - 5 sao tại thành phố để quảng bá, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước.
Tổ chức khu trưng bày sản phẩm OCOP tại 2 cửa hàng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Tổ chức khu trưng bày sản phẩm OCOP tại 2 cửa hàng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

OVN - KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam trưng bày hỗ trợ quảng bá sản phẩm OCOP Việt Nam đến với khách hàng trải nghiệm tại cửa hàng
Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

OVN - Với tâm niệm gìn giữ và phát triển nghề nước mắm truyền thống của vùng quê Hải Hậu, anh Nguyễn Đức Duy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và thủy sản (HTXNN và TS) Hải Hậu đã đầu tư tiền của, công sức xây dựng thương hiệu mắm uy tín trên thị trường. Năm 2021, sản phẩm “Nước mắm Nhà thờ đổ” của HTXNN và TS Hải Hậu được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt sản phẩm tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

LNV - Với đặc trưng đất trồng là loại đất cát pha bạc màu, trồng lúa và hoa màu kém phát triển nhưng cây hành tăm ở xã Thiên Lộc, xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) lại phát triển tốt và mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân nơi đây.
Cá sạch sông Đà - Sản vật quý ở Đà Bắc

Cá sạch sông Đà - Sản vật quý ở Đà Bắc

LNV - Cuối năm 2023, các sản phẩm cá lăng đen, trắm đen và cá ngạnh của xã Tiền Phong (Đà Bắc) được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Những sản vật quý được nuôi dưỡng trên dòng Đà Giang đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Với quy trình chăn nuôi khoa học, các sản phẩm cá sạch sông Đà đã khẳng định được chất lượng trên thị trường. Qua đó tạo điều kiện cho các hộ cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tin khác

Sóc Sơn: Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Sóc Sơn: Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

OVN - Huyện Sóc Sơn hiện có hơn 10.000ha đất sản xuất nông nghiệp, hơn 4.500ha đất lâm nghiệp; 112 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 3.447 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 2 làng nghề truyền thống...Đây là tiềm năng lớn để huyện phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.
Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), đến nay, Quảng Ninh đang có 417 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3-5 sao. Đến nay, Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều cách làm, giải pháp để chung tay cùng hội viên, nông dân xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP.
“Bảo tàng gia đình” ở thành phố hoa phượng đỏ

“Bảo tàng gia đình” ở thành phố hoa phượng đỏ

LNV - Một ngày đầu Thu 2023, tôi về thăm bác Trịnh Trọng Giữ, người CCB của Tiểu đoàn Hải Đà năm xưa - Đơn vị anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Với tình cảm của một đảng viên, hội viên CCB, hội viên Chi hội KHLS Quân sự thành phố Hải Phòng, bác Giữ tâm sự về cuộc đời, về sự cống hiến không mệt mỏi, nhất là quá trình xây dựng “Bảo tàng gia đình của Cụ Trịnh Văn Nghệ và cụ Trần Thị Xúc”.
Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng

Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng

OVN - Vốn là món ăn đặc trưng của tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng khi được người dân đưa về phát triển huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng), món bánh lọc lại nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng và trở thành một trong những món bánh đạt chất lượng OCOP của địa phương.
Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch

Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch

OVN - Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt mạnh đã tạo nên các tiểu vùng thời tiết khí hậu với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù. Trong những năm qua, các sản phẩm OCOP đặc thù của Hà Giang có nguồn gốc từ nông nghiệp là những sản phẩm thu hút người tiêu dùng và khách du lịch.
Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương

Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương

OVN - Sản phẩm OCOP nên lựa chọn và ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm truyền thống cũng như các sản phẩm mới được hình thành dựa trên nền tảng lợi thế của địa phương, có chất lượng nổi trội, đặc sắc.
Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

OVN - Nhận thấy tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng với nhiều sản phẩm OCOP đa dạng và chất lượng, HTX Phú Lộc Thái Nguyên đã xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng khi muốn lựa chọn những nông sản để tiêu dùng và làm quà biếu tặng.
OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn

OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn

OVN - Được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao, nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn đang từng bước mở rộng thị trường, mang đặc sản miền quê của huyện Lâm Thao, Phú Thọ tới nhiều khách hàng.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

OVN - Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng đất “địa linh nhân kiệt” tỉnh Ninh Bình, xuất phát từ nghề cơ khí. Đến với mảnh đất quê hương thứ hai tỉnh Gia Lai từ những năm 1998 của thế kỷ trước, anh Đinh Văn Kỳ sớm thấu hiểu được những khó khăn của những người nông dân với cây cà phê ở xã Bầu Cạn, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Ân.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

OVN - Giò me (giò bê) ở Nam Nghĩa, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) thường được lấy tên là giò me Nam Nghĩa hay giò me Nam Đàn. Thương hiệu này ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến, trở thành thương hiệu giò bê Nghệ An.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Khi nhà khoa học đồng hành với nông dân

Khi nhà khoa học đồng hành với nông dân

LNV - Để giúp nông dân làm chủ sản xuất, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các nhà khoa học tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Tại đây, các nhà khoa học đã trực tiếp giải đáp những khó khăn cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.
Hoài Đức: Tình trạng xả rác tùy tiện ở một số làng nghề cần sớm có biện pháp khắc phục

Hoài Đức: Tình trạng xả rác tùy tiện ở một số làng nghề cần sớm có biện pháp khắc phục

LNV - Do ý thức kém của một bộ phận hộ gia đình, chủ cơ sở sản xuất, cũng như sự thiếu quyết liệt của chính quyền cơ sở nên hiện nay tại một số làng nghề của huyện Hoài Đức vẫn tái diễn tình trạng xả rác trái quy định, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV – Mới đây, nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL.
Lạng Sơn: Mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Lạng Sơn: Mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ của các cấp bộ đoàn và ý chí nỗ lực của thanh niên, nhiều mô hình khởi nghiệp đã thành công, đem lại thu nhập cao, góp phần quan trọng thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).
Sóc Sơn: Khai phá tiềm năng của sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương

Sóc Sơn: Khai phá tiềm năng của sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương

LNV - Huyện Sóc Sơn hiện có hơn 10.000ha đất sản xuất nông nghiệp, hơn 4.500ha đất lâm nghiệp; 112 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 3.447 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 2 làng nghề truyền thống...Đây là tiềm năng lớn để huyện phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động