Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

Miến Dương Kiên sản phẩm OCOP 4 sao

LNV - Miến Dương Kiên ở làng So (xóm Thị Ngoại, xã Tân Hoà, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã được ông Dương Đình Khôi, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Xuất nhập khẩu Dương Kiên gìn giữ và phát triển hiệu quả nghề làm miến truyền thống. Trải qua sự cố gắng và bền bỉ, đến nay miến Dương Kiên đã có được thương hiệu và chỗ đứng uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.
Không ai biết nghề làm miến ở làng So (Quốc Oai) có từ bao giờ, nhưng với gia đình ông Khôi đây là nghề gia truyền đã qua nhiều đời và cho đến bây giờ ông Khôi đã và đang truyền lại cho thế hệ sau. Trên nền tảng từ ông cha để lại, cùng với “lộc trời ban” là nguồn nước vô cùng đặc biệt mà thiên nhiên ưu đãi cho làng So, ông Khôi đã chọn nối tiếp nghề truyền thống và cùng với gia đình xây dựng, phát triển nghề làm miến cho đến ngày nay.

Thay đổi phương thức sản xuất

Ông Khôi cho biết: các cụ của mình đã dày công, sáng tạo ra nghề làm miến, vậy đến đời mình phải có trách nhiệm giữ gìn và phát triển, phát huy cái nét đẹp của làng nghề đó. Từ thời xưa, để làm ra được một sợi miến hoàn chỉnh rất là vất vả vì hệ thống máy móc không hiện đại như bây giờ, đa số là làm bằng tay và sản lượng rất ít. Rồi đến đời cha tôi thì có tân tiến hơn một chút đó là có được máy quay gien và bắt đầu tráng miến phơi phên, nhưng vẫn còn làm thủ công. Và rồi cho đến đời của tôi thì đã áp dụng được những công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn nên sản phẩm được tạo ra cả về chất lượng và số lượng đều rất tốt


Sản phẩm Miến dong Dương Kiên tại ngày hội Livetream đặc sản OCOP Hà Nội


Nhờ vào sức trẻ, trí tuệ cùng sự sáng tạo, dám nghĩ dám làm và sự ủng hộ, động viên của gia đình thì đến năm 1999 – 2000 ông Khôi đã dần thay đổi, chuyển biến trong công nghệ rõ rệt và cho đến năm 2015 đã có bước đột phá trong việc làm nghề đó là đưa mấy sấy bánh vào dây truyền sản xuất miến, thay đổi hoàn toàn từ phương pháp thủ công sang phương pháp làm bằng máy. Trên cương vị vừa là người sản xuất vừa là người tiêu dùng, ông Khôi luôn rất cẩn thận và “kỹ tính” trong khâu chọn nguyên liệu đầu vào thật chuẩn để có thể ra được một sản phẩm hoàn chỉnh và chất lượng đến với người tiêu dùng, ông Khôi đã tự mình đi tìm hiểu, khảo sát ở rất nhiều nơi trồng củ dong giềng và với kinh nghiệm tích luỹ làm nghề lâu năm thì mảnh đất Mộc Châu, Sơn La được ông Khôi đánh giá là “đất sạch”, ít bị nhiễm chì, nhiễm sắt đã được ông lựa chọn, tin tưởng và gắn bó suốt thời gian qua.

Bên cạnh đó, nhận được sự quan tâm của chính quyền và các ban ngành tại địa phương thì việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào, quản lý chất lượng và xử lý chất thải để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không ngừng được thay đổi và nâng cao. Nhờ đó, các thương hiệu miến Làng So nói chung và Miến dong Dương Kiên nói riêng đã tạo được uy tín và ngày càng tạo được tiếng vang trên thị trường trong và ngoài nước


Sản phẩm Miến dong của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và XNK Dương Kiên


Quả ngọt xứng đáng

Từ suy nghĩ làm nghề bằng cái tâm và luôn muốn bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng người tiêu dùng, tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất miến tại cơ sở của ông Khôi đều diễn ra trong một quy trình khép kín nghiêm ngặt và tuân thủ theo 03 nguyên tắc, đó là:“không phẩm màu; không hoá chất và không chất bảo quản”. Tuy nhiên, để ra được những sợi miến đạt độ mềm dẻo, dai nhất định, khi nấu chín không bị dính bết thì ông Khôi vẫn giữ lại cách phơi phên truyền thống để sợi miến được hong khô bằng nắng và gió trời. Ông đã chọn những địa điểm sạch, thoáng, không bụi bẩn và môi trường xung quanh không bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm để phơi miến ngoài trời giúp miến có được vị thơm tự nhiên đặc trưng từ củ dong và sản phẩm cuối cùng được an toàn và chất lượng nhất. Lối tư duy nhạy bén cùng với hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến và sự cố gắng không ngừng nghỉ đã giúp ông Khôi phát triển được hệ thống lên rất nhiều. Đến nay, miến Dương Kiên đã có 04 cơ sở sản xuất (mỗi cơ sở rộng 250m2) 01 cơ sở đóng gói ( rộng 150m2). Trung bình mỗi ngày sản xuất từ 2,8 - 3 tấn miến/01 ngày. Đồng thời tạo công ăn việc làm ổn định cho 40-50 nhân công trong vùng với thu nhập ổn định từ 5-7 triệu đồng/người/tháng.


Dây chuyền sản xuất miến dong khép kín an toàn.


Trải qua một quá trình dài bền bỉ trên sự đúc kết kinh nghiệm và kế thừa những tinh tuý mà ông cha đã truyền lại, thì giờ đây ông Khôi đã xây dựng món ăn tưởng chừng như dân dã, bình dị, đơn giản ấy thành sản phẩm OCOP chất lượng và giới thiệu đến với bạn bè năm châu trên thế giới. Trước đây, dịch bệnh chưa diễn ra bình quân cơ sở của ông Khôi xuất khẩu sang các nước như: Nhật Bản; Campuchia; Malaysia, Đức là 20-25 tấn/tháng.

Đầu năm 2020, cơ sở của ông Khôi – Miến dong Dương Kiên đã vinh dự tự hào được UBND thành phố Hà Nội công nhận là sản phẩm OCOP đạt 4sao, và tháng 6/2020, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Xuất Nhập khẩu Dương Kiên chính thức ra đời, tạo nền tảng pháp lý để đưa miến dong Dương Kiên ra xa hơn với thị trường thế giới.

Đây là “quả ngọt” thật sự xứng đáng cho sự nỗ lực trước vô vàn khó khăn, thách thức và lòng kiên trì với cá nhân ông Khôi cũng như hệ thống miến dong Dương Kiên.

Ông Khôi phấn khởi chia sẻ: “Được sự quan tâm của các cấp chính quyền từ TW đến địa phương, đặc biệt là vừa qua cơ sở của tôi đã được Văn phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội được chọn là 1 trong 10 doanh nghiệp Livetream bán hàng trực tiếp cực kỳ hiệu quả và được các chuyên gia đánh giá cao. Tương lai tới tôi sẽ phát huy hết khả năng và mở rộng thêm các đại lý và cơ sở sản xuất để có thể phục vụ được nhu cầu trên thị trường, đồng thời phát triển và nâng tầm sản phẩm miến dong Dương Kiên lên tiêu chuẩn đạt OCOP 5 sao trong thời gian sớm nhất”.

Miến dong Dương Kiên hiện nay đã có 35 cơ sở đại lý cấp I và có mặt trên hầu khắp các tỉnh thành từ Bắc và Nam. Các sản phẩm của công ty có nhiều kích cỡ từ 200gr – 500gr, có đầy đủ nhãn mác và thành phần dinh dưỡng cũng như tiêu chuẩn chất lượng để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Bài, ảnh: Linh Phùng

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao

Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao

LNV - Hải Phòng thực hiện chương trình OCOP từ năm 2019. Đến nay, toàn thành phố có 287 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao, nhưng vẫn chưa có sản phẩm nào đạt 5 sao (tiêu chuẩn cấp quốc gia). Vì vậy, các doanh nghiệp, HTX đang nỗ lực phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí quy định để được xếp hạng sản phẩm cấp quốc gia.
Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao

Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao

LNV - Ngày 20/2, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh đã chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, xem xét kết quả thẩm định hồ sơ, chấm điểm và phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2024.
Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP

LNV - Theo “Kế hoạch hoạt động xúc tiến thương mại năm 2025” của tỉnh Vĩnh Long, các sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh sẽ được tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, thông qua việc tham gia các cuộc hội chợ triển lãm, kết nối cung cầu, giao thương, hội nghị,…
Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao

Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao

OVN - Khi xuân về, giữa bao món ngon “cao lương mỹ vị”, dưa kiệu Hòa Nhơn – món ăn giản dị nhưng đầy thi vị – vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người dân quê. Không cầu kỳ, không phô trương, những củ kiệu muối chua giòn tan hòa quyện với chút ngọt thanh của giấm đường và cay nồng đặc trưng đã tạo nên một hương vị khó quên. Đây không chỉ là món ăn, mà còn là ký ức, là tình yêu quê hương đậm sâu trong tâm trí mỗi người con xa xứ.
Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy

Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy

LNV - Chè Shan Tuyết Tà Xùa, một đặc sản nổi tiếng của vùng núi cao Tây Bắc, không chỉ thu hút người thưởng thức bởi hương vị thơm ngon, độc đáo mà còn vì sự gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên hoang sơ và truyền thống canh tác lâu đời của người dân nơi đây.
Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024

Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024

LNV - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Lê Xuân Lợi vừa ký, ban hành Quyết định số 828/QĐ-UBND thưởng cho sản phẩm được công nhận OCOP năm 2024.

Tin khác

Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao

Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao

LNV - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã chủ trì phiên họp Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP Trung ương đợt 3 năm 2024. Sau khi thảo luận, trao đổi, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã thống nhất quyết định công nhận 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia.
Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP

Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP

Nhằm hướng tới xây dựng, thực hiện các dự án, mô hình phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP, tỉnh Phú Yên triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao

Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao

OVN - Nhận thấy tiềm năng dược liệu của Bắc Kạn, Công ty Cổ phần Công nghệ dược liệu Bắc Hà đã đầu tư nghiên cứu, chiết xuất hoạt chất quý từ cây dược liệu, đưa 3 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

OVN - Chứng nhận sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem như “giấy thông hành” để đưa sản phẩm hướng vào các siêu thị và cửa hàng tiện ích.
Vợ chồng thạc sĩ về quê làm nông dân thu lãi tiền tỷ

Vợ chồng thạc sĩ về quê làm nông dân thu lãi tiền tỷ

Họ là những Thạc sĩ, Kỹ sư có nhiều ý tưởng sáng tạo, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, hiện đại, mong muốn đem sức vóc về quê hương lập nghiệp và hướng đến mục tiêu “xanh và sạch” nhằm tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng.
Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

OVN - Sau 7 năm thực hiện Chương trình OCOP, tính đến hết năm 2024, toàn tỉnh Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
Mật ong Phương Di đạt chuẩn OCOP 5 sao

Mật ong Phương Di đạt chuẩn OCOP 5 sao

LNV - Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam ký Quyết định số 377/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp Quốc gia đợt III-2024.
Bàu Bàng đẩy mạnh chương trình OCOP, nâng tầm sản phẩm địa phương

Bàu Bàng đẩy mạnh chương trình OCOP, nâng tầm sản phẩm địa phương

LNV - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã được huyện Bàu Bàng xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm khai thác tối đa tiềm năng địa phương, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn
Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

OVN - Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương năm 2025 diễn ra ngày 14/2 tại chùa Côn Sơn, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh) là hoạt động do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian của dân tộc.
Sản phẩm OCOP làng nghề Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sản phẩm OCOP làng nghề Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

LNV - Làng nghề OCOP (Chương trình Mỗi Xã Một Sản Phẩm) từ lâu đã trở thành biểu tượng sống động của sự sáng tạo, khéo léo và tâm huyết. Đây không chỉ là nơi gìn giữ những giá trị truyền thống quý báu mà còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mang lại sự gắn kết giữa các vùng miền.
Nâng cao vị thế sản phẩm OCOP miền núi Quảng Ngãi

Nâng cao vị thế sản phẩm OCOP miền núi Quảng Ngãi

LNV - Thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu nông, lâm nghiệp, để tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân, tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình trong đó thành công là phát triển sản phẩm OCOP gắn với thế mạnh địa phương.
Hà Nội công nhận 108 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao

Hà Nội công nhận 108 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao

LNV - UBND TP. Hà Nội vừa công bố và cấp giấy chứng nhận cho 108 sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt tiêu chuẩn 4 sao. Đây là những sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã và tiềm năng phát triển
An Giang: huyện Châu Thành có thêm 4 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao

An Giang: huyện Châu Thành có thêm 4 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao

OVN - Vừa qua, UBND huyện Châu Thành tổ chức lễ công bố và trao quyết định công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Nguyễn Tấn Phong chủ trì buổi lễ.
Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP

OVN - Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, nổi bật với tiềm năng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, cua, ba khía – những đặc sản của vùng đất ngập mặn. Nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều cơ sở sản xuất đã tận dụng lợi thế này để chế biến sản phẩm đạt chuẩn OCOP, không chỉ nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Nâng sức cạnh tranh sản phẩm OCOP từ yếu tố bản địa

Nâng sức cạnh tranh sản phẩm OCOP từ yếu tố bản địa

OVN - Đến đầu năm 2025, Thanh Hóa đã có hơn 600 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, hơn 60 sản phẩm 4 sao. Nhiều sản phẩm vươn thị trường rộng khắp cả nước và cả quốc tế nhờ biết phát huy những lợi thế là yếu tố bản địa, đặc trưng.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của Tổng Bí thư Tô Lâm
Lễ công bố Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ công bố Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Sáng 15-3, tại Trung tâm thiết kế sáng tạo giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng gốm cổ Kim Lan (xã Kim Đức), UBND huyện Gia Lâm tổ chức Lễ công bố Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống

Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống

LNV - Thanh Hóa là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa phong phú, nơi cộng cư của nhiều dân tộc anh em, tạo nên sự đa dạng trong phong tục, tập quán và lễ hội truyền thống. Những lễ hội như Lễ hội Lam Kinh, Lễ hội Đền Sòng, Lễ hội Pôồn Pôông của người Mường, Lễ hội Căm Mương của người Thái, v.v., không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa riêng biệt mà còn là nguồn tài nguyên quý báu để phát triển du lịch.
Bình Định phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025

Bình Định phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025

LNV - Tỉnh Bình Định phát động phong trào thi đua năm 2025 với chủ đề “Thi đua đổi mới sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, cùng đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc”.
Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

LNV - Làng nghề gốm Kim Lan nằm ở xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng của Việt Nam. Gốm Kim Lan có lịch sử phát triển hàng trăm năm, gắn liền với văn hóa, nghệ thuật và đời sống người dân nơi đây. Sản phẩm gốm Kim Lan không chỉ nổi bật bởi sự tinh xảo trong từng chi tiết mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động