Lễ dâng Y Kathina: Nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ
Hàng năm, trong khoảng thời gian từ ngày 15/9 - 15/10 âm lịch, bà con người Khmer Nam Bộ lại rộn ràng tổ chức lễ Kathina hay còn gọi là lễ Dâng bông (hoặc lễ Dâng y cà sa-Kathina). Dâng Y Kathina là lễ duy nhất của Phật giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế. Đây là nghi lễ tôn giáo mang đậm đà văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ, được tổ chức nhằm cầu cho làng xã, thôn xóm quê hương yên ấm, đất nước thanh bình, gia đình bình an, cầu mưa thuận gió hòa và thành kính dâng những áo cà sa, vật thực, các vật dụng lên chư tăng. Bên cạnh đó, Lễ dâng Y Kathina còn mang ý nghĩa hết sức to lớn, vừa thể hiện thiện tâm của Phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn, vừa tạo không khí vui tươi cho phật tử, cho thôn xóm, làng xã quê hương.
Lễ dâng Y Kathina là một nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ |
Theo phong tục truyền thống, lễ dâng Y Kathina được tổ chức sau 03 tháng an cư kiết hạ và trước ngày tổ chức lễ Ooc – Om – Bóc. Các vị trụ trì chùa Phật giáo Nam Tông Khmer Nam Bộ sẽ ấn định ngày cụ thể rồi thông báo cho Phật tử trong thôn xóm, làng xã biết để tiến hành tổ chức. Khi nhận thông báo, mỗi thôn sẽ có từ 02 - 03 gia đình cùng nhau tổ chức và vận động các gia đình khác cùng tham gia để khích lệ tín đồ Phật tử tham gia thực thi đại hạnh bố thí và tri ân công đức Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), tri ân công đức hàng Phật tử hộ trì Phật pháp.
Về vật phẩm dâng lên bề trên, ngoài những lễ vật truyền thống như áo cà sa (vật phẩm quan trọng nhất trong Lễ để tưởng nhớ về nghi thức do Phật chế), bình bát để sư sãi khất thực, văn phòng phẩm như tập, viết,... còn có các vật dụng sinh hoạt, đồ dùng hàng ngày cần thiết khác trong chùa Phật giáo Nam tông Khmer Nam Bộ như: Vật thực, thuốc men, thực phẩm,... để tỏ lòng tri ân và bày tỏ sự chia sẻ khó khăn đối với người xuất gia. Các Phật tử chuẩn bị lễ vật cúng dường rất trang trọng, xem việc dâng lễ là việc quan trọng hàng đầu để tỏ lòng thành kính đối với Tam Bảo và cúng dường chư tăng.
Lễ dâng y Kanthina tại Chùa Chan Rainsey – Chùa Candaransi (Quận 03, TP. HCM) |
Hóa trang độc đáo trong các ngày diễn ra buổi lễ |
Theo Đại tá Trần Văn Thông - Phó Ban Liên lạc Cựu Chuyên gia Việt Nam giúp Campuchia, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, nguyên Tham tán Chính trị Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, thông thường Lễ dâng Y Kathina diễn ra trong 02 ngày. Ngày thứ nhất, các gia đình tổ chức cho các đoàn phật tử (gồm đội múa trống sa dăm, các chú khỉ Hanuman, các chú đeo hình nộm ông địa hoặc một vị thần trong truyền thuyết, các chú ngựa,....) đi quyên góp tịnh tài gồm dâng bông bạc (dâng cúng cây bông hoa có kèm theo tiền, gọi là cây tiền hoặc dâng cúng cây lá vàng, lá bạc…) để mua vật thực, các vật dụng dâng đến chư tăng. Sự đóng góp của mỗi gia đình, mỗi người là tự nguyện, tùy vào lòng hảo tâm. Sau đó họ thỉnh chư tăng đến để tụng kinh và cầu an cho gia chủ và cư dân trong làng xã, thôn xóm quê hương.
Ngày thứ hai, tổ chức rước Kathina quanh thôn xóm làng xã quê hương, đi kèm đám rước Kathina là đội múa trống Sa dăm, đội múa Rô băm, các chú khỉ Hanuman,...và những thiếu nữ xinh đẹp, duyên dáng, các phật tử xếp thành 02 hàng rước các cây hoa, cây lá vàng, lá bạc và lễ vật quan trọng khác hướng về chùa. Sau đó, họ được các vị sư hành lễ Nhiễu Phật 03 vòng xung quanh Chính điện chùa và thực hiện nghi lễ Dâng Y Kathina tại Chính điện bao gồm: Lễ Quy y Tam bảo; Thuyết pháp ý nghĩa Đại lễ Dâng Y Kathina; Lễ Thọ Y Kathina; Lễ tụng kinh cầu an, chúc phúc, hồi hướng, hoàn mãn. Ngoài ra, để tăng thêm phần long trọng, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, thành phố, huyện, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, xã còn hỗ trợ các chùa tổ chức hội thao dân gian, tổ chức hát dù kê, biểu diễn nghệ thuật ca nhạc truyền thống Khmer Nam Bộ để phục vụ bà con trong làng xã, thôn xóm vui chơi giải trí về đêm.
Lễ hội mang ý nghĩa hết sức to lớn khi vừa thể hiện thiện tâm của Phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn, vừa tạo không khí vui tươi cho phật tử, cho thôn xóm, làng xã quê hương. |
“Lễ dâng Y Kathina là sinh hoạt tôn giáo, nét đẹp văn hóa, là niềm tự hào và nguyện ước của mỗi gia đình, cộng đồng dân cư Khmer Nam Bộ, tỏ lòng thành kính, tôn thờ đạo Phật; góp phần bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer Nam Bộ, tăng cường sự đoàn kết giữa chư tăng, Phật tử trong làng xã, thôn xóm quê hương Việt Nam thân thương nhất” - Đại tá Trần Văn Thông cho biết.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Sắp diễn ra Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
22:29 | 06/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Quốc Oai: Xã Đồng Quang tăng cường công tác an sinh xã hội, ổn định an ninh trật tự
13:23 | 05/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Thử thách tài năng đầu bếp tỉnh Bình Định
10:16 | 04/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Trường THPT Minh Quang Chất lượng dạy và học ngày càng cao
10:05 | 01/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Kỷ niệm 60 năm Di tích lịch sử bãi biển Lộ Diêu, nơi cập bến tàu không số
14:24 | 31/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Người cán bộ hội tâm huyết với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
18:15 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Lễ hội Hoa tam giác mạch Hà Giang
18:15 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vai trò người có uy tín đóng trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc
09:00 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Sức sống mới trên quê hương Phú Thọ
09:25 | 25/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nguyễn Đình Thi và khúc tráng ca "Người Hà Nội"
23:47 | 17/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Triển lãm thư pháp “ Nghiên bút còn thơm ”
23:46 | 17/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội đồng nữ doanh nhân Việt Nam - ASEAN “Báo công dâng Bác” 2024 với khát vọng vươn xa
16:13 | 16/10/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào
15:00 | 14/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức về nguồn và Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 21 năm thành lập
15:00 | 14/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Bác Hồ với Hà Nội những ngày mới giải phóng
13:48 | 11/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghệ sĩ Lưu Hồng Quang với độc tấu Piano “Hành Trình Hồi Sinh”
11:03 | 10/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 | 07/10/2024 Văn hiến Hà Thành
Huyện Quốc Oai Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề năm 2024
16:19 Tin tức
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 Nghiên cứu trao đổi
Ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ”, giới thiệu về các làng nghề thủ công - truyền thống
13:41 Tin tức
Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các vùng - miền năm 2024
13:40 Tin tức
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”
09:09 Tin tức