Làng nghề thuốc nam, thuốc bắc Ninh Hiệp
Nhà thờ Bà Tổ Nghề Thuốc làng Nành.
Thời trước nguồn nguyên liệu chủ yếu được khai thác ở rừng Báng, khu rừng thuộc xã Đình Bảng nơi khởi nguồn Vương triều nhà Lý. Cuộc sống đổi thay, nay rừng Báng không còn nữa, nguồn nguyên liệu ngày nay được nhập từ khắp nơi trong nước. Thuốc Bắc thì phần lớn được nhập từ Trung Quốc.
Đến với các làng nghề khác người ta có thể mắt thấy, tai nghe, tay sờ. Còn với làng nghề thuốc của Ninh Hiệp ta có thể cảm nhận bằng khứu giác. Đến với làng từ khoảng cách vài trăm mét đã ngào ngạt mùi thuốc Bắc, hăng hắc vị thuốc Nam , cay nồng hương quế phụ, nức nở của hương hoa hồi, dịu ngọt của cam thảo… Nơi đây còn bán cả đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, tam thất, trần bì,... Mùi vị của các loại thuốc hòa lẫn vào nhau làm nên cái mùi “đặc trưng” của làng nghề, khiến ai đến đây cũng hít hà, cánh mũi phập phồng và cảm thấy lòng nhẹ nhõm, thư thái hơn.
Khi đến tận nơi “đích mục sở thị, nhìn thấy đủ các chủng loại thuốc và màu sắc. Nào màu xanh của các loại lá tươi, lá khô, màu trắng của cát cánh, sắn dây, màu đen nâu của táo tầu, thục địa, màu vàng đỏ của ý dĩ, trần bì … Chỗ này, chỗ kia các bà, các chị đang đều tay sao thuốc trên các chảo lớn. Đôi tay thoăn thoắt rang thuốc, mồ hôi chảy nhễ nhại trên mặt nhưng các chị vẫn cười tươi.
Thuốc đã qua khâu chế biến được đóng vào bao, vào hộp để cất buôn cho các nơi đến lấy...Khách hàng đến từ tứ phương, khách đến mua lẻ được chủ quầy hàng tư vấn kĩ càng về cách sao, cách sắc, cách uống, cách xoa.
Làng nghề thuốc Nam thuốc Bắc Ninh Hiệp là nghề truyền thống có từ lâu đời. Năm 1990 , Chi hội Đông y xã Ninh Hiệp được thành lập. Đến năm 2009 được UBND Thành phố Hà Nội công nhận đạt Danh hiệu làng nghề truyền thống. Từ đó, làng nghề trở nên nổi trên thị trường Đông dược, là nơi cung cấp các nguồn nguyên dược liệu thuốc Nam, thuốc Bắc và sản phẩm thuốc đã qua sơ chế cho thị trường Hà Nội và toàn quốc. Địa bàn xã có 9 doanh nghiệp, trong đó có 1 công ty được cơ quan chức năng cấp phép nhập khẩu nguyên liệu thuốc Đông y để bán buôn, bán lẻ.Ngoài ra còn có 96 hộ kinh doanh cá thể nằm trong Hiệp hội Làng nghề, 194 cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo y dược học cổ truyền, 19 hộ kinh doanh đã có giấy phép đăng ký.
Tuy nhiên Làng nghề chế biến thuốc của Ninh Hiệp cũng còn nhiều trăn trở, nhất là khâu kỹ thuật. Kĩ thuật chế biến, sao tẩm thuốc tại Ninh Hiệp chủ yếu là thủ công, tồn tại và lưu truyền từ rất lâu mà có ít thay đổi. Tuy vậy, kĩ thuật chế biến thuốc Đông y tại Ninh Hiệp được giới Đông y cả nước ca tụng là làm khéo, nhanh và đảm bảo chất lượng... Cho đến những năm 2008, báo chí đưa tin về những ca ngộ độc thuốc Bắc và đồn thổi là nguồn gốc từ Ninh Hiệp. Hiện nay, vẫn chưa có những kết luận rõ ràng về kĩ thuật sấy thuốc bằng diêm sinh gây ra ngộ độc thuốc. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy rằng kĩ thuật sơ chế thuốc của người Ninh Hiệp vẫn chỉ dừng lại ở kĩ thuật thủ công, theo kinh nghiệm dân gian, truyền thống để lại. Người dân chưa có những dây chuyền chế biến bằng máy nên năng suất lao động không được cao, hiệu quả. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến làng nghề thuốc Ninh Hiệp chưa được phát triển đúng mức theo hướng quy trình xã hội hóa trong lĩnh vực y dược học cổ truyền, và gặp không ít khó khăn trên con đường hội nhập và khó quản lý.
Ninh Hiệp nơi có 123 di tích trong đó có ngôi đình cổ thờ tổ nghề thuốc. Cụ chủ tế đình làng cho biết, tương truyền, vào thời nhà Đinh (khoảng năm 968), làng Ninh Hiệp lúc đó tên chữ gọi Phù Ninh, tên dân dã là làng Nành- bà Lý Nương trong một lần ghé qua đây, thấy người dân làng Nành, hiền lành, hiếu khách...nhưng cảnh dân đau ốm, bệnh tật, bà bèn trổ tài dùng lá cây để chữa bệnh giúp dân. Thế rồi, để đáp lại tấm lòng tha thiết được học của người dân đất Nành này, bà đã ở lại để dạy cho dân cách trồng và biến “cây nọ lá kia” thành những thang thuốc để chữa bệnh cứu người. Khi bà mất, dân thôn Hạ (nay là thôn 6), thờ bà ở Điếm Kiều. Còn thôn Ninh Giàng (nay là thôn 8), thờ tại đình làng cùng với Thành Hoàng làng. Đã nghìn năm nay, vào ngày 18/1 âm lịch, dân làm thuốc hai thôn cùng cả xã tổ chức lễ hội, tưởng nhớ bà tổ nghề thuốc làng Nành...
Nhà thơ Thu Sang
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng Khai trương hoạt động văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề thành phố tại huyện Kiến Thụy, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn
09:54 | 29/10/2024 Tin tức
Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc tổ chức Đại hội II, nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:07 | 27/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:09 | 26/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Nam thu hồi bằng công nhận làng nghề dệt chiếu hơn 500 tuổi
09:23 | 25/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
15:59 Bạn đọc và tòa soạn
Hương Trạch – Hà Tĩnh: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an năm 2025
14:46 Tin tức
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi vịt công nghệ cao
09:01 Kinh tế
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 Làng nghề, nghệ nhân