Làng nghề làm lồng đèn giấy kiếng truyền thống Phú Bình
Được biết, lồng đèn Phú Bình còn có tên gọi là đèn Báo Đáp (chỉ tên ngôi làng) mang ý nghĩa nhớ ơn và đền đáp công ơn tổ tiên gầy dựng. Những chiếc lồng đèn giấy kiếng truyền thống thương hiệu Phú Bình đủ màu sắc, hình thù như: ông sao, thiên nga, rồng, phượng hoàng, con gà, con bướm, con cá, tàu thủy,…đã góp phần điểm tô cho biết bao cái Tết Trung thu thêm phần ý nghĩa, đem đến nhiều niềm vui cho bao thế hệ thiếu nhi phá cỗ đêm rằm.
Một chiếc lồng đèn truyền thống với kích thước lớn nhỏ, thiết kế đơn giản hay cầu kỳ đều được các nghệ nhân và người phụ việcchuẩn bị trong thời gian dài. Cứ sau Tết Nguyên Đán, các hộ làm lồng đèn đã bắt đầu rục rịch chuẩn bị các nguyên liệu như: lồ ô, tre để chẻ nan tạo khung, kẽm, giấy kiếng, bột màu… và tiến hành làm ra các sản phẩm nhằm chuẩn bị cho kịp Tết Trung thu rằm tháng tám. Những nguyên vật liệu chuẩn bị để làm ra chiếc lồng đèn cũng khá đơn giản, dễ tìm. Tuy nhiên, để cho ra đời một sản phẩm hoàn thiện, nghệ nhân cũng phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau: từ chẻ nan, tạo hình, kết kẽm, dán giấy, sơn phết, vẽ trang trí. Trong đó, việc tạo hình, trang trí họa tiết và kỹ thuật cắt giấy, bôi hồ, dán,…đòi hỏi người thợ phải sáng tạo, khéo léo trong từng chi tiết.
Cứ mùa trung thu đến, người dân tại làng lồng đèn Phú Bình lại bắt đầu tất bật, nhộn nhịp với việc mua bán và hoàn thành các đơn đặt hàng lồng đèn. Thế nhưng những năm gần đây hình ảnh nhà nhà, người người chung tay quây quần bên nhau làm lồng đèn đã không còn nữa, thay vào đó chỉ còn lác đác hơn vài chục hộ bám trụ với nghề.
Tìm đến xóm lồng đèn Phú Bình, chúng tôi chỉ thấy một số cửa hàng đang treo những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, mọi người đang bận rộn hoàn thành cho xong sản phẩm và đi giao, đôi lúc thì có người ghé hỏi mua 1, 2 chiếc đèn lồng. Người dân ở đây cho biết: Giờ còn ít nhà làm lắm, người ta nghỉ hết rồi! Cộng thêm cạnh tranh với đèn Trung Quốc, làm chẳng có lời nên đành nghỉ mà làm công việc khác,… “Làm xong năm nay chắc tụi tui nghỉ thôi, chứ tuổi già sức yếu rồi làm cũng không được bao nhiêu, có như ngày xưa nữa đâu…”Chú Trí – một nghệ nhân làm nghề lâu năm, buồn bã tâm sự.
Vào thời kỳ hưng thịnh nhất của nghề (những năm 1970 đến 1990), mỗi gia đình có thể làm hàng ngàn chiếc đèn lồng với đủ kiểu dáng, mẫu mã khác nhau và cứ mỗi độ thu về, người già, người trẻ trong làng không kể ngày đêm tất bật làm đèn để kịp đi giao. Trong làng, ngoài xóm người tham quan, mua bán vô cùng nhộn nhịp. Đến thời kinh tế mở cửa, những chiếc lồng đèn bằng nhựa, lồng đèn điện tử xuất hiện, và từ thị trường nước ngoài đổ về, đặc biệt là hàng giá rẻ có xuất xứ từ Trung Quốc, làm cho những chiếc lồng đèn giấy kiếng truyền thống lép vế hơn hẳn. Một chiếc lồng đèn giấy kiếng được làm thủ công tuy có tính độc đáo, đặc thù nhưng chi phí cao hơn so với loại lồng đèn sản xuất theo dạng công nghiệp. Mẫu mã, công nghệ lại không đa dạng, việc vận chuyển lồng đèn giấy kiếng tốn kém chi phí, dễ hư hỏng và còn phụ thuộc nhiều vào tâm lý người mua hàng… dẫn đến sức tiêu thụ giảm mạnh. Việc sản phẩm làm ra không có lời khiến nghệ nhân không dám đầu tư, sáng tạo và giới trẻ thì chẳng muốn theo nghề…
Trò chuyện với cô Xuân (tuổi đã ngoài năm mươi) đang tỉ mẫn hoàn thiện những bước cuối cùng của chiếc lồng đèn, cô cho biết: “Vợ chồng cô làm cái nghề này lâu lắm rồi, cứ làm riết rồi quen, thành ra năm nào cứ mấy tháng trước khi Trung thu đến là hai vợ chồng lại bắt tay vào làm. Ổng thì làm khung, còn cô thì dán giấy kiếng, vẽ màu,… cứ thế mỗi ngày làm cũng được 10 chiếc lồng đèn… nhưng mà cực lắm, cứ duy trì được lúc nào hay lúc ấy mà thôi…”
Dưới cái nắng oi bức của tiết trời Sài Gòn, vẫn còn đó những người thợ vẫn miệt mài vót từng thanh tre, quấn từng cọng kẽm, dán từng miếng giấy kiếng rồi tỉ mỉ trang trí, sau đó lại đem đi phơi nắng để đèn được căng bóng hơn, đẹp hơn góp phần đem đến một mùa Trung thu ý nghĩa cho mọi người mọi nhà. Nghề sinh ra tự khi nào, nuôi sống bao thế hệ, nghề vẫn vậy nhưng thời thế lại đổi thay khiến nghề chẳng còn như xưa nữa. Tuy nhiên, tại làng nghề Phú Bình luôn có những con người nặng lòng với nghề, họ vẫn ngày đêm âm thầm bám trụ với cái nghề làm lồng đèn giấy kiếng mà cha ông để lại. Họ vẫn hi vọng giữ gìn được những chiếc lồng đèn truyền thống, xinh xắn đủ sắc màu, hình dáng mang trọn cái hồn quê hương dành cho con cháu Việt đến muôn đời.
Bài và ảnh: Bảo Quỳnh
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 Tin tức

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 Văn hóa - Xã hội

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 Làng nghề, nghệ nhân