Làng nghề đúc đồng Bằng Châu (Bình Định): Phát huy giá trị trong phát triển kinh tế - xã hội
Để có một sản phẩm đồ đồng ra lò hoàn chỉnh thì phải qua một số công đoạn như lấy nguyên liệu, chế biến nguyên liệu, chế tạo khuôn đúc, xây dựng, sửa chữa nhà đúc, lò đúc, lắp ráp khuôn đúc chế tạo sản phẩm và tiến hành kỹ thuật đúc. Nguyên liệu làm khuôn là đất sét, đất phù sa, trấu sống, bột than trấu, bột sạn chịu lửa, giấy dó, bông gòn… Các vật liệu này lấy từ nơi khác về như Phù Mỹ, Bảy Núi… vì ở các nơi đó đất có độ dẻo và độ kết dính cao. Khi đất sét đem về tất cả được giã nhỏ, rây kỹ, phân cỡ hạt. Người ta thường dùng đất sét ở ba dạng: bột, nhão, và lỏng; cách chuẩn bị đất sét ở ba dạng này có khác nhau.
Một số sản phẩm của làng nghề đúc đồng Bằng Châu.
Quy trình chế tạo khuôn đúc được gọi là làm khuôn, bao gồm: Chế tạo khuôn, chế tạo ruột và lắp ráp khuôn là những khâu trọng yếu của nghề đúc. Khuôn có đất phù sa có thể đúc được những chi tiết phức tạp, những chi tiết cực nhỏ và cả những chi tiết cực lớn dùng để đúc những kim loại đen và kim loại màu. Nguyên tắc làm khuôn phải bảo đảm tính chính xác, các dụng cụ làm khuôn như chày giã chuyên dùng bằng gỗ, rây tay, xẻng, chổi lông, thìa đầu phẳng và đầu vũm, quạt tay, móc… Làm khuôn đúc phải có độ bền để khuôn không bị lỏng, vỡ, sai kích thước; khuôn phải có độ thông khí tốt, tránh rỗ hơi rỗ khí. Khi đắp khuôn xong cần được đem sấy từng mảng và phơi khuôn ngoài trời, nếu trời nắng phơi 1 ngày, trời râm phơi 3 ngày, nếu trời mưa phải phơi 6 ngày cho hơi nước bốc dần từ khuôn ra ngoài, sau đó đem nung tạo cho khuôn có nhiệt độ cao để khi rót đồng vào khuôn không bị vỡ. Nếu đúc nồi, bung, bảy, chảo thì nhiệt độ nóng chảy của đồng là 1.000 độ C đến 1.200 độ C; còn đúc các đồ vật trang trí như lư, đèn, đỉnh, tượng thì nhiệt độ nung là 900 đến 1.000 độ C. Tùy theo sản phẩm đúc mà người ta làm khuôn một bìa hoặc nhiều bìa.
Nhà đúc phải tách biệt với nhà ở, chệch qua một góc của mảnh vườn. Người ta đào lò ở trong nhà đúc, tránh chỗ cây đòn dông chạy qua. Lò là một lỗ tròn có độ sâu khoảng 0,5 đến 0,6m, một bên chừa một lỗ có nút bịt khi nung, bên kia chừa 2 lỗ để đưa không khí vào hầm lò; trên nền đất xung quanh để các vật liệu cần dùng và các loại khuôn, mẫu… Dụng cụ đưa không khí vào lò là ống thổi thụt bằng tay dựng đứng nối vào trong hầm lò bằng 2 ống tre. Mùa nắng khô thì đào lò âm trong lòng đất, mùa mưa thì đắp nổi trên mặt đất để tránh ẩm ướt, và giữ được nhiệt độ.
Công đoạn lắp ráp khuôn và rót đồng cũng không kém phần quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chuẩn xác cao. Khi nấu đồng người ta thường pha kẽm, đối với đồng đỏ thì tỷ lệ kẽm nhiều hơn đồng thau. Hợp kim đồng với chì làm giảm nhiệt độ, nhưng lại tăng trọng lượng và tạo độ bền, dai. Hợp kim đồng với thiếc làm tăng độ cứng, kéo dài tình trạng lỏng cần thiết của đồng và bám vào mặt khuôn để nổi rõ các chi tiết.
Nghề đúc đồng ở Bằng Châu đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Vào thời Tây Sơn, làng đúc Bằng Châu tập hợp lại thành từng vùng, cụm và sản phẩm làm ra là các loại như mâm, nồi, chảo, đèn thờ…. Thời gian này, các sản phẩm còn thô sơ, quy trình chế tạo khuôn đúc tốn nhiều công sức. Dần dần làng nghề cải tiến kỹ thuật sản xuất, sản phẩm làm ra ngày một tinh xảo, mang tính mỹ thuật cao và đa dạng như các loại đèn thờ, nồi, bung, mâm, hộp đựng trầu, khay, chiêng cồng… và các loại vật dụng trang trí. Vào thời Gia Long, Triều đình đã tuyển một số thợ có tay nghề cao ở đây ra Huế phục vụ. Nhiều sản phẩm làm ra từ tay của các thợ đúc Bằng Châu hiện còn lưu giữ lại Cung đình Huế, trong đó đáng chú ý nhất là Cửu đỉnh được đúc vào thế kỷ XIX.
Thanh Huyền
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân