Làng nghề chằm nón lá Thới Tân A (Cần Thơ): Lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống
Không giống với miền Trung làm nón Bài thơ bằng lá buông và dây thao, người dân ở ấp Thới Tân A cũng như các vùng khác ở Nam bộ chọn loại lá mật cật và cây trúc làm nguyên liệu chính để làm nón. Lá mật cật là lọai cây có lá xòe rộng như lá cọ, mọc nhiều ở Tây Ninh, Phú Quốc, Cà Mau,…Thân cây nhỏ và thấp, mọc thành từng đám hoặc bụi, hai bên cọng của tàu lá đầy gai nhọn.
Để làm ra một chiếc nón hoàn chỉnh, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau từ làm mô (khung), chuốt vành, đan lá, chằm nón…tất cả đều cần sự khéo léo và tỉ mỉ. Vật liệu để làm ra chiếc nón lá gồm: kim may tay số 10, chỉ màu, dây gân số 04, giấy báo dùng để lót nón, nan (được làm từ trúc) và lá mật cật. Ban đầu nón lá Cần Thơ được làm với khuôn 15 vành. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nón lá miền trung nên về sau thay đổi làm 16 vành như hiện nay. Đầu tiên, người thợ sẽ kiềng vành lên khuôn (mô) nón trước rồi tiến hành lợp lá sao cho hai lớp đều nhau. Bước kế tiếp là xoay lá trên khuôn, công đoạn này rất quan trọng, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm mới xoay lá đều, đẹp; đầu tiên là xoay lớp lá bên trong trước, rồi đến lớp giấy báo, cuối cùng là xoay lớp lá bên ngoài.
Đặc biệt, chỉ may được lựa chọn tỉ mỉ trên cơ sở bền, mảnh và trong. Nón lá sau khi được hoàn thành sẽ được quét một lớp dầu bóng pha với xăng nhằm chống thấm nước, tăng độ bóng, độ bền cho sản phẩm. Tùy theo khoảng cách của từng mũi kim mà người ta phân biệt ra nón thưa và nón dày.
Sau khi xoay đầu nón xong, người thợ sẽ dùng một cái vành, chụp lên bên ngoài khuôn nón để giữ cho lá nằm cố định, giúp người thợ chằm được dễ dàng. Tiếp đến là thao tác chằm nón, công đoạn này tương đối dễ so với các công đoạn khác khi làm nón. Chỉ cần mũi kim đều, khoảng cách giữa các mũi kim vừa phải, không xa quá là đã đạt yêu cầu. Cuối cùng là nức vành, đây là công đoạn khá quan trọng, người thợ sẽ vót 01 cọng nan có thân dẹp gọi là cây tiến, cặp vào vành nón số 16 để khi nức, vành nón được tròn và chắc chắn, nón sử dụng được lâu bền. Bên cạnh đó, người thợ còn có thể trang trí bên trong hoặc ngoài của nón để tăng thêm nét đẹp cho sản phẩm của mình.
Có thể nói để tạo ra được một chiếc nón cần rất nhiều sự khéo léo của người nghệ nhân, tỉ mỉ từng khâu mới tạo nên một chiếc nón hoàn mỹ. Và những chiếc nón lá nơi đây được làm tỉ mỉ, cẩn thận bằng tay của những người thợ thủ công lành nghề thành những chiếc nón bắt mắt, thêm hình khoa văn vẽ tay tạo điểm nhấn vô cùng độc đáo.
Được biết giá một kg lá mật cật trên thị trường hiện nay giao động từ 80.000 đồng đến 90.000 đồng, chằm được 20 cái nón thường. Khi thành phẩm, thương lái mua vào một cái nón lá khoảng 15.000 đồng. Nếu tính sơ, mỗi cái nón người thợ có thể thu lãi khoảng 8.000 đồng, trung bình một người, ngoài công việc chính trong ngày, có thể làm thêm được từ 2 đến 3 chiếc nón, phần nào phụ giúp được gia đình có thêm nguồn thu nhập. Sản phẩm của Nghiệp đoàn chằm nón lá ở ấp Thới Tân A chủ yếu bán ở chợ Thới Lai và một số nơi khác như ở chợ Vĩnh Thuận, Vĩnh Tuy…
Những chiếc nón lá nơi đây được làm tỉ mỉ, cẩn thận bằng đôi tay của những người thợ thủ công lành nghề.
Lúc đầu, nghề làm nón chỉ được xem như nghề phụ để kiếm thêm thu nhập cho chị em phụ nữ những lúc nông nhàn. Nhưng về sau, những khi mất mùa, chiếc nón lá đã lo cho người dân đủ “cơm no, áo mặc”, và dần trở thành nghề chính của xóm nhỏ. Không chỉ chị em phụ nữ chằm nón mà lớp thanh niên trai tráng khỏe mạnh, trẻ em cũng tập tành làm nón những lúc nông nhàn. Thế nhưng hiện nay nghề làm nón không còn phát triển mạnh như trước, bởi làm được chiếc nón lá đã khó thì nay việc tiêu thụ lại càng khó hơn, nhu cầu sử dụng chiếc nón lá không còn nhiều như trước. Chính vì thế giá thành của mỗi chiếc nón cũng giảm đi, mức thu nhập ít ỏi của nghề đã khiến không ít người bất đắc dĩ phải tìm nghề khác để mưu sinh. Tuy nhiên, dù không còn như trước nhưng nơi đây vẫn còn những người thợ, người nghệ nhân tâm huyết vẫn đang âm thầm tỉ mỉ, khéo léo vì nhiệt huyết với nghề và vì muốn níu giữ cái nghề làm nên nét đặc sắc của người dân Nam Bộ.
Chiếc nón lá không những là công cụ che nắng, che mưa,... mà còn tạo nên nét duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam khi kết hợp với áo dài, áo bà ba, và là đặc trưng văn hóa dân tộc...Để lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống đó, rất cần sự quan tâm của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để làng nghề chằm nón Cần Thơ tiếp tục duy trì, phát triển.
Bài và ảnh: NQ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Độc đáo nghề đắp tượng thú
14:25 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng cói Kim Sơn
14:25 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm
09:46 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh
09:45 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi
15:33 | 22/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò
14:06 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh
14:05 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi
08:55 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa
08:54 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện đũa tre của người Tày
10:30 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ
10:20 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định
09:27 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản
09:24 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Độc đáo nghề đắp tượng thú
14:25 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”
14:25 Nghiên cứu trao đổi

Làng cói Kim Sơn
14:25 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghệ thuật hát bài chòi bả trạo
14:24 Văn hóa - Xã hội

Phú Yên: Xã Hòa Phong về đích nông thôn mới kiểu mẫu
14:24 Nông thôn mới