Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

"Lái" mãng cầu ra trái vụ, nhà vườn nơi này lãi 100 triệu/ha

TBV -
Từ đầu tháng 11 đến nay, nông dân xã Láng Dài đang thu hoạch mãng cầu trái vụ. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, vụ mãng cầu này năng suất cao. Nông dân rất phấn khởi vì ngoài năng suất cao, giá mãng cầu trái vụ cũng rất cao.

Chúng tôi đến thăm vườn mãng cầu của gia đình anh Nguyễn Vũ Toàn (ấp Thanh An, xã Láng Dài) đúng lúc vợ chồng anh đang vào ngày đầu tiên thu hoạch mãng cầu trái vụ. Những cây mãng cầu lúc lỉu quả, hai vợ chồng anh hái đầy thùng này đến thùng khác. Anh Nguyễn Vũ Toàn cho biết, từ năm 2010, anh không còn trồng mãng cầu theo vụ chính mà hướng, "lái" vào làm mãng cầu trái vụ theo hình thức cuốn chiếu (thu hoạch xong là tiếp tục làm trái vụ mới).

Cứ thế, với 8 sào trồng mãng cầu, mỗi năm làm 2 vụ, trung bình 1 vụ từ 4-5 tháng vợ chồng Toàn thu hoạch được từ 7-10 tấn mãng cầu. Mãng cầu trái vụ có giá cao, dao động từ 33.000-40.000 đồng/kg (cao hơn giá chính vụ từ 3.000-5.000 đồng/kg), sau khi trừ chi phí anh Toàn có lãi từ 100-120 triệu đồng/vụ. Anh Toàn vui mừng cho biết, vụ mãng cầu này cho năng suất 10 tấn, trong đó tỷ lệ trái loại 1 chiếm tới một nửa.


Nhờ "lái" mãng cầu ra trái vụ mà vợ chồng anh Nguyễn Vũ Toàn (ấp Thanh An, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ) lãi từ 100-120 triệu đồng/vụ từ 8 sào trồng loại cây ăn trái này.


Cách vườn nhà anh Toàn không xa, vườn mãng cầu hơn 1ha của anh Nguyễn Văn Hải hiện đã thu hoạch gần xong vụ trái năm nay, hiện anh Hải đang bắt đầu cắt cành tỉa lá làm trái để bán sau Tết. Anh Hải cho biết, mặc dù mãng cầu mới 4 năm tuổi, nhưng năng suất trái vụ của vườn nhà anh vẫn tương đối cao.

Mùa mãng cầu chính vụ thường rơi vào tháng 7, tháng 8 âm lịch. Với mùa vụ chính này mãng cầu tự ra hoa, đậu quả và không tốn nhiều nước tưới, phân bón…Tuy nhiên, do các nhà vườn thu hoạch cùng thời điểm, dẫn đến giá mãng cầu chính vụ không cao. Vì vậy từ nhiều năm nay, người dân xã Láng Dài - vùng trồng chuyên canh mãng cầu ta đã tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ để nâng cao thu nhập.

Tùy vào việc xử lý cây mãng cầu ra trái vụ của từng hộ sẽ cho thu hoạch vào thời điểm khác nhau, giúp hạn chế tình trạng thu hoạch ồ ạt và rớt giá. Bên cạnh đó, do chủ động kích thích cây ra hoa nên năng suất mãng cầu trái vụ được cải thiện rất nhiều, vượt xa cả chính vụ.

Chị Trần Thị Giang (ấp Cây Cám, xã Láng Dài) trồng mãng cầu trái vụ trên diện tích khoảng 1ha. Theo chị Giang, trước đây, bình quân vườn mãng cầu rộng gần 1ha của chị cho năng suất vụ chính khoảng 2 tấn/vụ. Nhưng mãng cầu trái vụ năm nay chị thu hoạch được khoảng 3-4 tấn/vụ. Thêm vào đó là giá bán cao hơn nên tiền lãi từ mãng cầu trái vụ cũng tăng lên khoảng 10-15 triệu đồng/vụ.

Ông Võ Thanh Dương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Láng Dài cho biết, hiện toàn xã có 60ha diện tích được quy hoạch là vùng trồng chuyên canh mãng cầu ta. Những năm qua, cây mãng cầu đã trở thành cây ăn trái chủ lực của xã, mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân. Theo tính toán của ông Dương, toàn xã hiện có 28ha mãng cầu được trồng theo giải pháp xử lý ra hoa trái vụ, cho mức lãi 90 - 100 triệu đồng/ha/năm.

Để việc canh tác của bà con có hiệu quả, trên địa bàn xã cũng đã thành lập CLB nông dân trồng mãng cầu, trung bình mỗi tháng sinh hoạt 2 lần. Đây là nơi các bà con trồng mãng cầu trong xã chia sẻ kinh nghiệm canh tác loại cây ăn trái này sao cho hiệu quả. Ngoài ra, hàng năm, phòng NN-PTNT huyện cũng thường xuyên phối hợp với Hội Nông dân địa phương tổ chức tập huấn, hướng dẫn các kỹ thuật mới trong canh tác mãng cầu để người dân nắm bắt. “Nhờ đó mà đến nay, nhiều hộ trồng mãng cầu đã có kinh nghiệm, kỹ thuật trồng mãng cầu hiệu quả, nhất là việc phát triển mãng cầu trái vụ, giúp nông dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống”, ông Dương nói.

Theo người dân trồng mãng cầu trái vụ, sau khi thu hoạch vụ chính xong, họ tỉa cành, tạo tán, loại bỏ các cành bị sâu bệnh và trái non. Tiếp đó bón phân chuồng hoặc bón nhiều đạm và lân cho cây phục hồi sức khoẻ. Khoảng giữa tháng 8 (âm lịch) bắt đầu tỉa trụi lá. Sau đó, ngừng tưới nước khoảng 1 tuần và phun thuốc ngừa sâu bệnh. Lượng phân bón cho một gốc cây là khoảng 10-15kg phân chuồng ủ hoai, 300-400g NPK (20-20-15), 1kg lân, 1kg phân hữu cơ và khoảng 100g Urê sữa. Và sau đó, cứ khoảng 10-15 ngày thì bón lại. Trung bình bón khoảng 8-10 đợt cho đến lúc thu hoạch.

Tâm Trí
Theo Báo Bà Rịa- Vũng Tàu

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi

Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi

LNV - Nghệ nhân Nguyễn Rạng, Chủ nhiệm câu lạc bộ Nghệ thuật Bài chòi phường Hoài Thanh, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định không chỉ là người thực hành xuất sắc, mà còn là hạt nhân kết nối cộng đồng, truyền lửa cho thế hệ trẻ nối tiếp đam mê nghệ thuật Bài chòi.
Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò

LNV - Nghề truyền thống từng đứng bên bờ mai một, nay đang được đánh thức nhờ làn gió mới từ du lịch cộng đồng. Những đôi tay khéo léo của phụ nữ Mông lại cần mẫn bên khung cửi, dệt nên không chỉ những tấm vải lanh mà còn dệt cả niềm tự hào văn hóa dân tộc.
Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh

LNV - Chiều 20/5, UBND xã Hưng Đạo (Thành phố) tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và phong trào thi đua “Cả nước chung tay XDNTM” giai đoạn 2021 - 2025; đón Bằng công nhận Làng nghề trồng đào Nam Phong 2 của UBND tỉnh.
Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi

Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi

LNV - Giữa miền quê thanh bình ở xã Hành Nhân (Nghĩa Hành), lò nấu đường truyền thống “Ông Năm” luôn đỏ lửa mỗi tuần. Hương mật mía lan tỏa khắp nơi, gợi nhớ ký ức ngọt ngào của một thời gian khó, về một nghề truyền thống từng gắn bó với biết bao thế hệ.
Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa

LNV - Sâu trong những ngôi làng bình dị của huyện Quảng Hòa (Cao Bằng), những làng nghề truyền thống vẫn lặng lẽ giữ lửa qua bao thế hệ. Từ nghề làm ngói âm dương, làm giấy bản đến rèn dao, mỗi sản phẩm không chỉ là kết tinh của bàn tay khéo léo mà còn là minh chứng sống động cho bản sắc văn hóa địa phương. Giữa nhịp sống hiện đại, những làng nghề ấy đang từng bước hồi sinh, góp phần gìn giữ hồn quê và tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Chuyện đũa tre của người Tày

Chuyện đũa tre của người Tày

LNV - Từ những ngày nông nhàn, đôi đũa tre của người Tày Chiêm Hóa đã trở thành sản phẩm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Từ những lóng tre, cây vầu được chọn lựa tỉ mỉ, qua bàn tay tài hoa của những người thợ, đôi đũa mang đậm bản sắc văn hóa Tày đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, góp phần giữ gìn nghề truyền thống và nâng cao đời sống cho người dân địa phương.

Tin khác

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

LNV - Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, nhiều cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống tại Phú Quốc kỳ vọng 'cơ hội lớn' để tạo sự công bằng trên thị trường, đặc biệt với các sản phẩm truyền thống.
Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

LNV - Giữa không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, có những con người đặc biệt được giao trọng trách gìn giữ những thanh âm của đại ngàn. Nghệ nhân Nay Phai, người con của mảnh đất Gia Lai, với tài năng và tâm huyết, không chỉ lưu truyền âm thanh đặc trưng của cồng chiêng, mà còn thổi vào từng tiếng ngân vang, làm sống lại sức sống mãnh liệt của di sản vô giá này.
Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

LNV - Đồng bào Nùng ở thôn Bum Kẹn, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đến nay vẫn giữ được nghề truyền thống nhuộm vải chàm, đây cũng là nét văn hoá riêng và độc đáo ít nơi còn giữ được.
Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

LNV - Không chỉ nổi tiếng bởi chất lượng sản phẩm, phần lớn các làng nghề của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống thông qua các phong tục, tập quán và lễ hội, nhất là nhiều làng nghề nằm trên các tuyến du lịch của tỉnh, thuận lợi cho việc đưa khách đến tìm hiểu, tham quan.
Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

LNV - Làng Đọi Tam thuộc xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với nghề làm trống độc đáo. Nơi đây đã gìn giữ và phát triển nghề làm trống qua bao thế hệ. Làng nằm ở phía Tây Bắc chân núi, phía giữa vẫn còn ngôi đình cổ thờ thành hoàng là hai ông tổ nghề. Với lịch sử phát triển hơn 1.000 năm, làng nghề ngày hôm nay vẫn được duy trì và phát triển với những người con quê hương Đọi Tam là những nghệ nhân, thợ giỏi.
Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

LNV - Tại làng Gàu, xã Cửu Cao, Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, bánh chưng bánh giầy không chỉ là một sản phẩm, mà còn là niềm tự hào của làng nghề.
Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

LNV - Hàng hiệu hay hàng nhái? Khi cái tên “Gucci” xuất hiện ở một cụm công nghiệp làng nghề, câu hỏi đầu tiên không phải là giá trị, mà là độ tin cậy. Hàng thật hay hàng giả - đôi khi không nằm ở chất liệu hay mẫu mã, mà nằm ở cái tên ai có quyền sử dụng. Và ở đó, pháp luật là thước đo duy nhất.
Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

LNV - Bánh cuốn Mão Điền (TX Thuận Thành) từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống, độc đáo của người dân xứ Kinh Bắc. Để duy trì và phát triển nghề làm bánh cuốn, xã Mão Điền đang phối hợp với các ngành chức năng có chính sách hỗ trợ người làm bánh, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

LNV - Tại hai làng nghề truyền thống Hà Văn Trên (huyện Vân Canh) và Hà Ri (huyện Vĩnh Thạnh), đồng bào Ba Na vẫn miệt mài bên khung dệt, gìn giữ tinh hoa văn hóa thổ cẩm. Với sự hỗ trợ từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, nghề dệt nơi đây đang hồi sinh mạnh mẽ, trở thành điểm tựa kinh tế và văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

LNV - Chiều 14-5, Tổ địa bàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Đan Phượng (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an thành phố Hà Nội) phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại xã Liên Trung, huyện Đan Phượng.
Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

LNV - Giữa vùng đất giàu truyền thống văn hóa như thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nghệ nhân Lệ Thắm đã trở thành cái tên quen thuộc với người yêu nghệ thuật dân ca Bài chòi và được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - nghệ thuật trình diễn dân gian.
Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
Đưa làng nghề lên phố

Đưa làng nghề lên phố

LNV - Giữa lòng phố cổ Hà Nội nhộn nhịp, có một không gian rất riêng tại 22 Hàng Buồm, nơi thời gian như chậm lại để nhường chỗ cho những thanh âm mộc mạc, bình yên từ làng quê Việt. Đó là không gian của “làng nghề lên phố” - một hoạt động văn hóa du lịch được các nghệ nhân Hà Nội khơi nguồn và gìn giữ như một điểm đến văn hóa độc đáo dành cho du khách yêu thích bản sắc truyền thống.
Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

LNV - Giữa vùng quê yên bình Đồng Văn (huyện Thanh Chương, Nghệ An), người dân nơi đây vẫn nhắc đến ông Trần Văn Tuy với lòng biết ơn sâu sắc – người cựu chiến binh đã âm thầm gieo mầm và góp phần dựng xây làng nghề nón nổi tiếng một thời.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi

Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi

LNV - Nghệ nhân Nguyễn Rạng, Chủ nhiệm câu lạc bộ Nghệ thuật Bài chòi phường Hoài Thanh, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định không chỉ là người thực hành xuất sắc, mà còn là hạt nhân kết nối cộng đồng, truyền lửa cho thế hệ trẻ nối tiếp đam mê nghệ thuật Bài
Hàng trăm sản phẩm OCOP, làng nghề chất lượng tốt đến với người tiêu dùng quận Đống Đa

Hàng trăm sản phẩm OCOP, làng nghề chất lượng tốt đến với người tiêu dùng quận Đống Đa

OVN - Sáng 22-5, tại Công viên Văn hóa quận Đống Đa, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Đống Đa tổ chức tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm: OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2025.
Du lịch nông nghiệp, nông thôn Quảng Ngãi phát triển chưa tương xứng

Du lịch nông nghiệp, nông thôn Quảng Ngãi phát triển chưa tương xứng

LNV - Để du lịch Quảng Ngãi có những bước phát triển vượt trội và đa dạng hơn trong tương lai gần, các ngành, địa phương cần xây dựng sản phẩm theo mô hình “sản phẩm du lịch trục - vệ tinh”; tập trung vào sản phẩm có trải nghiệm thực sự "gây thương nhớ"..
Huyện Gia Lâm: tuyên truyền công tác quản lý thuế tại xã Ninh Hiệp

Huyện Gia Lâm: tuyên truyền công tác quản lý thuế tại xã Ninh Hiệp

LNV -Vừa qua tại xã Ninh Hiệp, Đội thuế huyện Gia Lâm phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 8 và UBND xã Ninh Hiệp đã tổ chức ra quân tuyên truyền công tác quản lý thuế đối với các hộ, cá nhân kinh doanh, hộ có hoạt động cho thuê tài sản trên địa bàn xã
Mê Linh: Nhiều dấu ấn 10 năm học và làm theo Bác Hồ

Mê Linh: Nhiều dấu ấn 10 năm học và làm theo Bác Hồ

LNV - Ngày 22-5, Huyện ủy Mê Linh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Giao diện di động