Kỷ niệm "50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Argentina: Hiện tại và tương lai"
Dấu mốc quan trọng tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác
Giám đốc Học viện ngoại giao Argentina Eduardo Lionel Demayo phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN |
Phát biểu chào mừng, Giám đốc Học viện Ngoại giao, Đại sứ Eduardo Lionel Demayo nhấn mạnh Argentina coi Việt Nam là đối tác quan trọng ở khu vực châu Á và tin rằng còn rất nhiều cơ hội hợp tác và bổ trợ cho nhau giữa hai nước.
Hai nước thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện vào năm 2010 và đã mở rộng nhiều lĩnh vực hợp tác. Argentina mong muốn việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trong một số lĩnh vực, góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại, trong đó lĩnh vực quan trọng là lương thực và thực phẩm.
Đại sứ Eduardi Lionel Demayo cũng đã chia sẻ về quan điểm chính sách đối ngoại của Argentina hiện nay, cho biết hai nước đã cùng chia sẻ những quan điểm tương đồng tại một số diễn đàn quốc tế. Đại sứ Eduardo Lionel Demayo cho rằng, để tiếp tục duy trì đối thoại chính trị, hai bên đã thiết lập cơ chế tham khảo chính trị giữa Bộ Ngoại giao hai nước, nhằm thúc đẩy bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu… Năm 2021, thông qua họp trực tuyến, hai bên đã thống nhất nguyên tắc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược theo lĩnh vực, tiếp tục đàm phán những văn kiện hợp tác trong thời gian tới.
Cảm ơn Việt Nam đã ủng hộ lập trường của Argentina trong một số vấn đề quốc tế cũng như cơ chế hợp tác giữa Argentina và ASEAN, Đại sứ Eduardo Lionel Demayo cho biết Argentina đã chuyển giao công nghệ cho Việt Nam trong xác định danh tính của các liệt sĩ, lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi gia cầm, sản phẩm sữa, hỗ trợ phát triển phát triển giống gạo chống ngập mặn, hạt giống đậu tương, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, truyền thông, đào tạo.
Nhấn mạnh trong 50 năm qua, hai bên đã thúc đẩy quan hệ trên rất nhiều lĩnh vực, Đại sứ Eduardo Lionel Demayo cho rằng còn rất nhiều lĩnh vực nữa tiếp tục được hai nước tăng cường hợp tác như: văn hóa, giao lưu nhân dân, các vấn đề quốc tế hai bên cùng quan tâm.
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội cho thấy mong muốn cũng như nỗ lực làm sâu sắc hơn, thống nhất lộ trình để tăng cường quan hệ hợp tác hai nước trong thời gian tới.
Đẩy nhanh các sáng kiến liên kết, hợp tác kinh tế mới
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại sự kiện “50 năm quan hệ ngoại giao Argentina – Việt Nam: Hiện tại và tương lai”. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN |
Mở đầu bài phát biểu, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng được trao cơ hội phát biểu tại Bộ Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo - nơi hội tụ những nhà ngoại giao tầm vóc, những nhà kinh tế tài giỏi và những nhà trí thức uyên bác của quốc gia; đồng thời chia sẻ một số suy nghĩ về 3 vấn đề gồm: Tình hình thế giới; Tình hình và chính sách đối ngoại của Việt Nam; Quan hệ Việt Nam - Argentina.
Chủ tịch Quốc hội nêu bật những thuận lợi và tiềm năng to lớn cũng như những thách thức mà thế giới đang đối mặt từ biến đổi khí hậu và suy thoái kinh tế toàn cầu; khủng hoảng năng lượng và lương thực, xung đột và chiến tranh…; về tầm quan trọng của đoàn kết, hợp tác quốc tế cùng chung tay ứng phó với những thách thức mang tính toàn cầu; tìm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp và bất đồng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội cũng nêu sự cần thiết có những cam kết mạnh mẽ và hành động thiết thực đề cao chủ nghĩa đa phương, trật tự dựa trên luật pháp quốc tế; đồng thời khẳng định, hòa bình, hợp tác, phát triển và tiến bộ là nguyện vọng chung cháy bỏng của các dân tộc. “Không có hòa bình, sẽ không thể có phát triển và tiến bộ! Chúng ta cần nỗ lực vượt bậc, nêu cao trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế để tạo dựng hòa bình và hợp tác, coi đó là xu thế chủ đạo, là dòng chảy chính của thời đại chúng ta!”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh về những cơ hội to lớn từ xu hướng chuyển đổi số, kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo…; đồng thời cho rằng phải đẩy nhanh các sáng kiến liên kết, hợp tác kinh tế mới ở các cấp độ khu vực và toàn cầu; tiếp tục nỗ lực thúc đẩy xây dựng hình thái toàn cầu hóa mới công bằng, bền vững hơn đối với tất cả các nước, các nền kinh tế.
Theo Chủ tịch Quốc hội, thử thách là rất lớn, song cũng là động lực và cơ hội để tất cả các nước, các khu vực đổi mới mạnh mẽ và phát triển. Trong thời kỳ cách mạng cộng nghiệp 4.0, dường như tất cả các nước dù đã phát triển hay đang phát triển, dù là lớn lớn hay nước nhỏ, dường như đang quay lại cùng 1 điểm xuất phát, vì trong bối cảnh chuyển đổi số, sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) và cách mạng công nghiệp 4.0, tương lai không còn chỉ đơn thuần là đường kéo dài của quá khứ.
Vì vậy, tất cả các nước như Argentina và Việt Nam, nhất là các nước đi sau như Việt Nam vẫn còn có cơ hội rất to lớn. Trong tiến trình này, Việt Nam và Argentina nói riêng, các nước Đông Nam Á và Mỹ Latinh nói chung có vai trò và đóng góp rất quan trọng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN |
Chủ tịch Quốc hội cũng chia sẻ về tình hình kinh tế, xã hội và chính sách đối ngoại của Việt Nam sau gần 37 năm thực hiện công cuộc Đổi mới toàn diện và đồng bộ, từ năm 1986 do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng. Từ một trong những nước nghèo nhất thế giới, với khoảng 95% dân số trong cảnh đói nghèo và bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trở thành nước đang phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng…
Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hoá, đa phương hoá; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế một cách toàn diện, sâu rộng, hiệu quả.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: “Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt và phức tạp, Việt Nam kiên định không chọn bên mà chọn lẽ phải, dựa vào luật pháp quốc tế. Việt Nam chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương khu vực và quốc tế, đặc biệt là ASEAN, Liên hợp quốc, UNESCO, APEC, ASEM, FEALAC..., tích cực đóng góp có trách nhiệm cùng các đối tác, góp phần xây dựng một trật tự quốc tế hòa bình, ổn định, đảm bảo lợi ích chính đáng của tất cả các dân tộc, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc”.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đó là kết quả của sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sáng lập - và sự nỗ lực vượt bậc của toàn thể nhân dân Việt Nam cùng sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của bè bạn quốc tế, trong đó có các nước Mỹ Latinh và Argentina.
Năm 2021, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã bầu ra cơ quan lãnh đạo cao nhất, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đề ra hai mục tiêu 100 năm, kết tinh khát vọng lớn lao của dân tộc Việt Nam. Đó là: đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, sẽ trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.
Trong sự nghiệp Đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, Quốc hội Việt Nam đóng vai trò hàng đầu trong việc thể chế hóa các chủ trương, đường lối chính trị, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, lập pháp và giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật; trong đó, lĩnh vực đối ngoại giữ vị trí rất quan trọng.
“Chúng tôi luôn dành sự ưu tiên đặc biệt phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác ngoại giao nghị viện song phương và đa phương dưới mọi hình thức, ở mọi quy mô và tầm mức, góp phần tạo dựng cơ sở chính trị - xã hội bền vững cho các mối quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Xung lực mạnh mẽ đưa quan hệ hai nước sang giai đoạn phát triển mới
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với đại biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN |
Theo Chủ tịch Quốc hội, trong tình hình thế giới phức tạp hiện nay, trên phương diện hợp tác phát triển kinh tế, hai nước càng cần bổ sung, hỗ trợ cho nhau theo cơ chế hợp tác Nam - Nam nhằm đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, gắn kết chuỗi cung ứng, chế biến, chế tạo, nông nghiệp, công nghiệp, kết nối đường biển, hàng không, hậu cần… hai bên và các bên.
Việt Nam kỳ vọng cùng các nước Mỹ Latinh chủ động đón bắt những cơ hội để nhân lên sức mạnh, cộng đồng trách nhiệm, cùng nhau chủ động giải quyết hiệu quả các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống dù trên bộ, trên biển hay trên không, góp phần gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên toàn thế giới.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Việt Nam hết sức coi trọng và mong muốn đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi với khu vực Mỹ Latinh. Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với tất cả 33 nước trong khu vực, trong đó có các bạn bè truyền thống, gắn bó lâu đời, cả về lịch sử, tình cảm và chia sẻ nhiều điểm tương đồng về truyền thống, văn hóa và lợi ích chung. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của Việt Nam trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước đầu thế kỷ XX, Người đã dừng chân tại Argentina và Uruguay.
“Ở bất kỳ thời kỳ nào, dù trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và hiện nay, chúng tôi luôn vinh dự nhận được tình đoàn kết chặt chẽ, sự giúp đỡ to lớn và toàn diện của nhân dân thế giới, trong đó có nhân dân Argentina và những người bạn Mỹ Latinh thủy chung, son sắt đã dành cho Việt Nam nghĩa bè bạn thiêng liêng và sự tận hiến đầy cảm xúc”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Việt Nam kỳ vọng cùng các nước Mỹ Latinh chủ động đón bắt những cơ hội để nhân lên sức mạnh, cộng đồng trách nhiệm, cùng nhau chủ động giải quyết hiệu quả các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống dù trên bộ, trên biển hay trên không, góp phần gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên toàn thế giới.
Với dự báo và tầm nhìn 10 năm tới, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Đông Nam Á và Mỹ Latinh có tiềm năng to lớn và hoàn toàn có thể trở thành hiện thực để trở thành những cực tăng trưởng mới của thế giới. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, hai khu vực Đông Nam Á và Mỹ Latinh cần tăng cường liên kết để hiện thực hóa tiềm năng nói trên.
Việt Nam chủ trương củng cố, mở rộng mạng lưới các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, sẵn sàng đón nhận các dòng vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng. Mặt khác, Việt Nam tăng cường xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài, trong đó Mỹ Latinh là một trọng điểm mới.
Việt Nam sẵn sàng thảo luận với các nước thành viên Mercosur về việc sớm xây dựng một hiệp định thương mại tự do, tạo cơ hội mới để tăng cường thương mại, đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mở rộng hợp tác giữa Việt Nam và các nước khu vực Nam Mỹ.
Đồng thời với tiến trình đó, Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò trong ASEAN, nỗ lực là đầu tầu, cửa ngõ, cầu nối hợp tác giữa ASEAN và Mercosur, đặc biệt trên các lĩnh vực hai bên có thế mạnh và có khả năng bổ trợ cho nhau.
Tại khu vực Mỹ Latinh hiện nay, đất nước Cuba vẫn đang phải chịu sức ép từ bao vây, cấm vận. Một lần nữa, Việt Nam kêu gọi chung tay dỡ bỏ cấm vận chống Cuba. Các bên liên quan với thái độ thiện chí và xây dựng, nối lại đối thoại, tăng cường hiểu biết, giảm thiểu các khác biệt và tìm ra các lĩnh vực để khởi đầu cho sự hợp tác cùng có lợi.
Đó chính là tầm nhìn mới về thời cơ mới, để cùng nhau phát triển lực lượng mới, sức mạnh tổng hợp mới và đề cao trách nhiệm mới của chúng ta trong việc xử lý các vấn đề khu vực và các trọng trách mang tính toàn cầu hiện nay.
Mốc son trong mối quan hệ Việt Nam - Argentina
Đại biểu Việt Nam dự cuộc phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN |
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Việt Nam hết sức coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện với Argentina. Năm 2023 là mốc son trong mối quan hệ giữa hai nước kỷ niệm 50 năm xây dựng và vun đắp quan hệ hữu nghị.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Nếu Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi kiên định 'Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ', thì Tướng José de San Martín, Anh hùng dân tộc của Argentina và khu vực Nam Mỹ khẳng định: 'Tất cả chúng ta hãy vì tự do. Chúng ta thà chết chứ không làm nô lệ'. Đó là cuộc gặp gỡ lịch sử về tư tưởng và hành động mang chân lý đẹp như cùng hẹn trước của hai đất nước”.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, những giá trị thiêng liêng, tương đồng và tình cảm đó là tài sản vô giá, là chất keo tự nhiên hữu cơ và xung lực mạnh mẽ để đưa quan hệ hai nước sang giai đoạn phát triển mới với tầm nhìn 50 năm tới, với 3 phương diện căn bản.
Một là, về chính trị - ngoại giao: tiếp tục tăng cường xây dựng quan hệ giữa lãnh đạo hai nước, qua các chuyến thăm cấp cao và tiếp xúc tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; phát huy mạnh mẽ vai trò của kênh Nghị viện hai nước, các chính đảng. Chúng tôi đánh giá cao Hạ viện Argentina và Quốc hội Việt Nam đã thành lập nhóm nghị sĩ hữu nghị; hai bên tăng cường hợp tác nâng cao năng lực. Đồng thời, phát huy vai trò của các cơ chế đối thoại, trong đó có tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, vai trò của các cơ quan đại diện tại mỗi nước; tăng cường ủng hộ, phối hợp tại các diễn đàn đa phương.
Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 nhân dịp Đại hội đồng IPU-146 (dự kiến vào trung tuần tháng 9/2023), Chủ tịch Quốc hội mong được chào đón các nghị sĩ trẻ Argentina tại Việt Nam, để giới trẻ cùng nhau suy nghĩ, cam kết cùng hành động vì sự phát triển của IPU; tăng cường đoàn kết, nâng cao năng lực và mở rộng cách tiếp cận của giới trẻ đối với các vấn đề cùng quan tâm.
Hai là, về kinh tế, thương mại: phát huy tối đa vai trò của Uỷ ban Liên Chính phủ, hoàn thiện khung pháp lý, nhất là các hiệp định tránh đánh thuế trùng, kiểm dịch động thực vật, dịch vụ hàng không, mở cửa thị trường thuận lợi nhất cho hàng hóa của nhau; thúc đẩy hợp tác kỹ thuật nông nghiệp, chế biến nông sản; hợp tác khai thác lithium, công nghệ sản xuất khí hydro xanh; kết nối cộng đồng doanh nghiệp hai nước và khuyến khích đầu tư sang thị trường của nhau; xem xét, xúc tiến tích cực việc mở đường bay thẳng Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với Buenos Aires; đặc biệt là đẩy mạnh hợp tác, kết nối giữa các địa phương và giao lưu nhân dân hai nước; tăng cường hợp tác du lịch, giao lưu nhân dân.
Hai nước cần tận dụng các khuôn khổ và hiệp định tự do thương mại, đặc biệt là Mercosur, CPTPP…, đồng thời hướng tới FTA giữa Việt Nam và Mercosur; nắm bắt cơ hội phát triển xanh, sạch, bền vững, đổi mới và sáng tạo mà hai nước có thế mạnh có thể bổ sung cho nhau.
Ba là, về văn hóa, giáo dục, du lịch: tăng cường hợp tác về giáo dục, đào tạo giữa các trường đại học, trung tâm nghiên cứu. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Argentina cấp học bổng học tiếng Tây Ban Nha cho sinh viên Việt Nam; thúc đẩy trao đổi đoàn và hợp tác về thể thao, đặc biệt là hợp tác giữa liên đoàn bóng đá hai nước và một số hợp tác cụ thể như mở trung tâm đào tạo bóng đá trẻ, đấu giao hữu; tăng cường mở và lan tỏa các trang tiếng Tây Ban Nha trên các định chế truyền thông lớn của Việt Nam. Thúc đẩy hợp tác xúc tiến du lịch, trao đổi kinh nghiệm quản lý và phát triển du lịch.
Kết thúc bài phát biểu, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cách tốt nhất để dự đoán tương lai là kiến tạo ra tương lai.
“Muốn hình dung 50 năm sau quan hệ Việt Nam – Argentina như thế nào thì chúng ta phải cùng nhau thúc đẩy và kiến tạo tương lai của mối quan hệ này. Khi chúng ta đoàn kết thì chỉ riêng ý chí của chúng ta cũng nhất định san bằng mọi lực cản, để vươn tới tương lai. Chúng ta có đầy đủ cơ sở để tin rằng, hai nước, hai khu vực chúng ta sẽ hợp tác toàn diện, mạnh mẽ và thực chất, chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa như tinh thần đoàn kết, đồng đội của bóng đá và tinh thần phối hợp nhịp nhàng của điệu nhảy Tango huyền thoại; trên nền móng lịch sử vô giá, cùng nhau viết tiếp những trang sử mới ngày càng tươi đẹp của hai nước Việt Nam - Argentina trong cuốn sách về thế giới 10 năm và 50 năm tiếp theo”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Dấu mốc quan trọng để cụ thể hóa quan hệ hợp tác
Quang cảnh sự kiện. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN |
Trong phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Argentina Eduardo Valdés điểm lại mốc thời gian khi Việt Nam và Argentina chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973. Chỉ ít ngày sau khi thành lập chính quyền mới, một trong những nhiệm vụ đầu tiên được Tổng thống Peron thực hiện ngay là thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đến nay đã có 3 Tổng thống Argentina thăm Việt Nam.
Nhìn lại 50 năm qua, mối quan hệ Việt Nam và Argentina đã đạt được nhiều thành tựu trên 13 kênh hợp tác quan trọng. Việt Nam là một đối tác quan trọng, chiến lược về thương mại của Argentina trên thế giới và quan hệ thương mại song phương phát triển đáng ngạc nhiên. Trong một thập kỷ qua, kim ngạch thương mại hai nước đã tăng 600%, vượt mốc hơn 4 tỷ USD. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Argentina.
Ông Eduardo Valdés nhấn mạnh, Việt Nam là một đất nước đang ngày càng phát triển một cách rất tích cực trên thế giới. Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội là dấu mốc quan trọng để hai bên có thể cụ thể hóa quan hệ hợp tác vì lợi ích của nhân dân hai nước; tin rằng hai bên có thể hợp tác chặt chẽ để kéo gần hơn sự hợp tác giữa Mercosur và châu Á - Thái Bình Dương; có thể thiết lập cơ chế để tiếp tục thúc đẩy những cuộc đàm phán về những lĩnh vực như công nghệ lưu trữ giống các loại hoa quả, thịt, mặt hàng thuốc… để có thể thâm nhập vào thị trường của nhau.
Hai bên đã thành lập nhóm nghị sĩ hữu nghị giữa hai nước. Nhóm nghị sĩ sẽ là những cơ chế quan trọng để tăng cường hơn nữa quan hệ nghị viện. Ngoài ra, thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam, Hạ viện Argentina đạt được trong chuyến thăm là một bước nhảy vọt trong hợp tác nghị viện song phương và tạo ra cơ chế đối thoại trao đổi thông tin, kinh nghiệm lĩnh vực lập pháp mà hai bên cùng quan tâm…
*Sáng cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu hai nước đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác hai nước, gồm: Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự; Hiệp định dẫn độ; Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù; Thỏa thuận hợp tác nghiệp vụ giữa Thông tấn xã Việt Nam và Hãng thông tấn quốc gia Argentina (Telam); Bản ghi nhớ về xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực thương mại và đầu tư.
Tin liên quan
Chủ tịch Quốc hội dâng hương tưởng nhớ các đồng chí tiền bối cách mạng tại Vĩnh Long
14:55 | 04/09/2024 Tin tức
Bế mạc Phiên họp thứ 32 của của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
14:41 | 24/04/2024 Tin tức
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng
10:00 | 13/03/2024 Tin tức
Tin mới hơn
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 | 26/12/2024 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 | 26/12/2024 Tin tức
Ứng phó sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Các giải pháp “cứng” và “mềm”
20:29 | 26/12/2024 Tin tức
Xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ: Cơ hội và thách thức
20:29 | 26/12/2024 Tin tức
CHI BỘ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN: ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP HỘI NHẬP PHÁT TRIỂN
15:35 | 25/12/2024 Tin tức
Bình Định: giữ gìn nghề truyền thống hướng đến du lịch cộng đồng
08:49 | 25/12/2024 Tin tức
Tin khác
Đặc sắc Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024
10:56 | 23/12/2024 Tin tức
Tạp chí xác định được Vị thế Bản sắc và nâng Chất lượng
09:12 | 23/12/2024 Tin tức
Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
00:00 | 22/12/2024 Kinh tế
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 | 20/12/2024 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 | 20/12/2024 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Họp báo “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”
13:54 | 18/12/2024 Tin tức
300 nghệ nhân, doanh nhân tham gia Liên hoan sinh vật cảnh Thủ đô năm 2024
10:27 | 18/12/2024 Tin tức
Lễ phát động Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024
10:27 | 18/12/2024 Tin tức
Nâng tầm giá trị hạt muối thông qua Festival nghề muối Việt Nam 2025
10:22 | 18/12/2024 Tin tức
200 doanh nghiệp hội tụ tại TP.HCM cùng “tinh hoa làng nghề” và OCOP
09:19 | 17/12/2024 Tin tức
Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới
09:16 | 16/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội thảo "Thực trạng phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Nam Định" – Khẳng định vai trò then chốt của của HTX trong các chuỗi giá trị nông sản.
15:00 | 15/12/2024 Tin tức
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
15:13 | 13/12/2024 Tin tức
Sáng kiến Tủ sách Tiếng Việt đạt giải Nhì Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
15:10 | 13/12/2024 Tin tức
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức