Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Khó khăn bảo hộ thương hiệu đã được công nhận ở Kiên Giang

LNV - Nghề sản xuất các sản phẩm gắn liền với tên địa danh đang thu hút một lượng lao động khá đông trong khu vực nông thôn, mang lại thu nhập ổn định cho lao động và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gắn với địa danh, những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã xác lập nhãn hiệu cho nhiều nông sản mang tính đặc trưng của vùng sản xuất phát huy được giá trị thương hiệu. Tuy nhiên hiện nay, một số nhãn hiệu được công nhận không được duy trì do nguồn sản phẩm dần ít đi.
Nông dân gặp khó

Khô cá sặc rằn U Minh Thượng chính thức được công nhận nhãn hiệu tập thể từ năm 2011. Từ đó, nhiều nông dân vùng này, nhất là nông dân trong vùng đệm đã phát huy được tiềm năng, lợi thế sẵn có để nuôi cá và làm ra sản phẩm khô cá để thoát nghèo. Những năm qua, nhãn hiệu khô cá sặc rằn U Minh Thượng đã có mặt khắp nơi trong cả nước. Thế nhưng, niềm vui ấy chưa được bao lâu, nay người dân bắt đầu lo lắng nhiều hơn, bởi hiện tại, việc nuôi thả loại cá này lợi nhuận đem lại không cao hơn các loài cá khác.

Theo ông Nguyễn Văn Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân huyện U Minh Thượng, hiện nay trên địa bàn huyện chỉ còn 7 hộ nuôi cá sặc rằn, tương đương với 7 ha mặt nước, chủ yếu ở hai xã nằm trong vùng đệm là An Minh Bắc và Minh Thuận. Trong khi đó, toàn huyện có 4.020 ha mặt nước được người dân thả nuôi các loại cá nước ngọt khác, như cá trê, rô, lóc… Vì đây là những loài cá đặc sản ở vùng này nên dễ bán, dễ tiêu thụ. Do vậy, theo đà này không lâu sau nếu không có nguồn nguyên liệu cá thì nhãn hiệu khô cá sặc rằn U Minh Thượng cũng sẽ dần mai một và mất đi.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện U Minh Thượng cho biết, các nhãn hiệu của huyện sau khi được công nhận tập thể vẫn chưa phát huy được giá trị và giữ vững thương hiệu do nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến do sản xuất nhỏ lẻ. Nhiều hộ dân vì lợi ích trước mắt mà chưa làm ra sản phẩm chất lượng đúng như cam kết trước khi được công nhận. Có thời điểm làm ra giá bán bấp bênh, nông dân chuyển sang sản xuất cây trồng, vật nuôi khác dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, mất dần thương hiệu sản phẩm đặc trưng đặc sản của vùng.


Nông dân U Minh Thượng thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: Lê Sen - TTXVN


Ông Nguyễn Văn Sương, ngụ xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng - một trong số ít hộ nông dân còn duy trì muôi cá sặc rằn cho biết, mấy năm trước đây do cá nuôi bán ra giá cả không ổn định, người nuôi không có lãi nhiều nên chuyển sang nuôi các loài thủy sản khác. Giờ đây khi nguồn cung thiếu hụt, giá lên cao nhưng nông dân không có nguồn để bán. Vì vậy, hiện ông đang khôi phục lại nguồn cá sặc rằn, nhưng cũng với số ít, bởi loại cá sặc rằn con rất dễ thất thoát do các loài cá khác cùng ao ăn. Đó là chưa kể đến việc trộm cắp, vì nuôi loài cá này phải làm lưới bao bọc, kẻ trộm rất dễ bắt, nên khi thu hoạch không còn bao nhiêu. Theo ông Sương, nếu tính con giống, thức ăn, công chăm sóc và thời gian kéo dài hơn một năm mới thu hoạch sẽ không lãi bằng nuôi các loại cá nước ngọt khác đã có từ lâu ở vùng này, thậm chí thua cả cá mè, cá trôi, rô phi và trê vàng lai. Bởi vì thời gian nuôi cá sặc rằn kéo dài, giá cả bấp bênh (chỉ từ 80.000 - 120.000 đồng/kg tùy theo loại lớn nhỏ).

Trong khi đó, những người chuyên sản xuất làm khô cá sặc rằn cũng lo âu không kém. Hiện nay, nguồn cá để làm khô ngày giảm đi, sản phẩm làm ra cũng không lợi nhuận nhiều (1 kg khô thành phẩm cần từ 2,8 - 3 kg cá tươi. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, chỉ lời khoảng 20.000 đồng/kg, có khi thấp hơn, nhưng không được thường xuyên mà mỗi năm chỉ có một vụ) nên 16 hộ chuyên làm nghề này ở U Minh Thượng cũng bắt đầu tính chuyện bỏ nghề.

Không chỉ sản phẩm khô cá sặc rằn U Minh Thượng, hiện nay, nhiều sản phẩm ở các địa phương trong tỉnh cũng đang gặp khó do không được duy trì và phát triển sản phẩm được công nhận tập thể, như khoai lang bông súng, tiêu Ngọc Hòa (huyện Giồng Riềng), bí Vàm Răng (Hòn Đất), ghẹ lột Hòn Chông (Kiên Lương)…

Theo nhận định ngành chuyên môn, do các đơn vị sản xuất kinh doanh, các làng nghề và người dân chưa mặn mà với việc tạo dựng và giữ vững thương hiệu, phần nhiều là kinh doanh theo lối riêng lẻ, tự ai nấy làm nên sự gắn kết chưa cao. Bên cạnh đó, việc đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại và giới thiệu quảng bá sản phẩm lại không được chú trọng bởi tốn nhiều chi phí, nên thương hiệu sản phẩm vẫn chưa đến được người tiêu dùng.

Tình trạng sản phẩm sau khi đăng ký nhãn hiệu vẫn chưa phát huy được giá trị, vì vậy rất cần những giải pháp cụ thể. Theo ông Trần Văn Ghẹ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngọc Hòa, huyện Giồng Riềng, địa bàn xã có sản phẩm tiêu, sầu riêng, măng cụt được công nhận nhãn hiệu tập thể, nhưng đến nay chưa phát huy được hiệu quả, bởi khi đã có nhãn hiệu tập thể nhưng làm cách nào để biết được nguồn gốc của sản phẩm địa phương lại khó. Trong khi đó, các cấp có thẩm quyền chưa quan tâm hướng dẫn cho hợp tác xã phải làm gì để chứng minh được nguồn gốc khi sản phẩm đưa ra thị trường nên nông dân “tự bơi” tìm thị trường gặp khó khăn.

Cần hướng đi thích hợp

Trước việc khó khăn giữ gìn và phát triển thương hiệu hàng hóa, các cấp, các ngành ở Kiên Giang đã đưa ra nhiều giải pháp để duy trì và giữ vững sản phẩm đã được bảo hộ thương hiệu. Theo ông Trần Ngọc Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giồng Riềng, việc đăng ký và công nhận nhãn hiệu cho một sản phẩm sẽ trở thành hàng rào chắc chắn nhất chống lại hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng. Như vậy, cùng với việc hỗ trợ xây dựng, bảo hộ và quản lý của cơ quan Nhà nước, các chủ sở hữu và thành viên được sử dụng và khai thác nhãn hiệu tập thể cần đổi mới tư duy, chủ động khai thác và sử dụng nhãn hiệu một cách có hiệu quả; có ý thức gắn lợi ích cá nhân với lợi ích chung để cùng phát triển trong quá trình khai thác, quản lý phát triển nhãn hiệu tập thể do chính các sản phẩm mình làm ra. Ông Khải nói: “Khi nhãn hiệu được công nhận, vài năm sau nông dân không duy trì được, nhưng không được sự động viên, hỗ trợ của các cấp. Do vậy, khi nông dân gặp khó, cần sự sẻ chia với nông dân cùng với chính sách của địa phương hỗ trợ thì mới thúc đẩy được làng nghề truyền thống và các sản phẩm làm ra. Bên cạnh đó, sản phẩm của nông dân phải được các ngành chuyên môn giới thiệu không chỉ ra ngoài huyện, ngoài tỉnh, mà có thể là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài”.

Theo ông Lê Hữu Toàn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Quao, hiện nay toàn huyện có 5 nhãn hiệu tập thể, hướng tới huyện sẽ kêu gọi các doanh nghiệp, nông dân sản xuất đạt chuẩn để cung cấp ra thị trường theo hướng sơ chế, chế biến nhằm ổn định lâu dài. Trong đó, sẽ phối hợp với bên khuyến nông mở rộng mô hình sản xuất theo hướng an toàn; ngành Nông nghiệp huyện sẽ tổ chức cơ giới hóa trong sản xuất, nhất là trong sơ chế, chế biến. Ông Toàn cho rằng, xây dựng và quản lý thương hiệu tập thể cho một sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều khâu và phải qua nhiều công đoạn. Vì vậy, việc xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể cần thực hiện thận trọng với lộ trình và các bước đi cũng phải cụ thể cho từng giai đoạn.


Xoài cát Hòa Lộc VietGAP được người tiêu dùng ưa chuộng vì sản phẩm sạch, an toàn, giá cả bình ổn. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN


Theo ông Dương Minh Tâm, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang, thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp cùng các ngành chức năng và địa phương tiếp tục hỗ trợ đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm, hàng hóa, làng nghề và làng nghề truyền thống của địa phương. Theo đó, hướng dẫn các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tập trung các nghề truyền thống và làng nghề truyền thống để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa.

Trước mắt, trong năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang sẽ có những chính sách hỗ trợ và phát triển 4 thương hiệu nhằm định hướng và có giải pháp phù hợp cho từng sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Bên cạnh đó, Sở hỗ trợ xây dựng và triển khai đề án nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Việc quản lý và phát huy tốt nhãn hiệu sau công nhận không chỉ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho nông dân tham gia sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, mà còn bảo vệ được danh tiếng của sản phẩm, tránh bị lạm dụng hoặc giả mạo. Qua đó, giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn đúng sản phẩm, từ đó khuyến khích sản xuất phát triển, tăng doanh thu, giải quyết việc làm, duy trì giá trị truyền thống của các làng nghề và đời sống của người dân được ổn định.

Lê Sen
Theo Dân tộc và Miền núi

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực địa phương và phối hợp giới thiệu sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm của hai địa phương.
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam

Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam

OVN - Trung tâm Đặc sản Việt Nam tại TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) vừa được khánh thành, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và hơn 9 triệu du khách khi đến với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đây là Trung tâm Đặc sản Việt Nam lớn nhất ĐBSCL, kênh xúc tiến, quảng bá, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm OCOP lớn nhất miền Tây Nam Bộ, tiến tới đưa sản phẩm OCOP, đặc sản các tỉnh tiếp cận thị trường Campuchia và khu vực.
Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao

Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao

OVN - Vừa qua, UBND huyện Phú Giáo đã tổ chức lễ công bố sản phẩm OCOP đạt 3 sao đợt I năm 2024.
Hải Dương: Tổ chức xếp hạng 16 sản phẩm OCOP

Hải Dương: Tổ chức xếp hạng 16 sản phẩm OCOP

LNV - Vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nam Sách tổ chức xếp hạng cho 16 sản phẩm tham gia chương “Mỗi xã một sản phẩm” năm 2024.
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

OVN - OCOP là các sản phẩm tiêu biểu, có uy tín, chất lượng và thương hiệu. Tuy nhiên, muốn lan tỏa rộng rãi sản phẩm đến người dùng trong và ngoài nước, đòi hỏi các chủ thể sản xuất phải thay đổi cách tiếp cận thị trường...

Tin khác

Thông tin Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu

Thông tin Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu

OVN – Sở Công thương vừa có Thông báo 3345/SCT-QLĐT&HTQT gửi các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thông tin về Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX).
Hương vị đất trời

Hương vị đất trời

LNV - Thái Nguyên là vùng đất cư trú của người Việt thời tiền sử và sơ sử, rồi trở thành một châu vào thời Lý, thành trấn vào thời Trần, án ngữ vùng đất bao bọc phía bắc kinh đô Thăng Long. Tỉnh Thái Nguyên được vua Minh Mạng lập năm 1831, trở thành trung tâm hành chính - quân sự quan trọng của nhà Nguyễn cũng như thời Pháp thuộc. Những dòng người từ miền xuôi lên lập ấp, canh tác đã tạo thành một khu vực nông nghiệp đặc thù. Chất đất thích hợp với việc trồng chè ở các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương… đã tạo ra thương hiệu đất chè cho tỉnh. Hầu như người Việt nào cũng biết đến câu “chè Thái, gái Tuyên” với hàm ý ca tụng phẩm chất của thức trà mạn đất Thái Nguyên cùng sắc đẹp và sự đảm đang của những người con gái tỉnh Tuyên Quang lân cận.
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng

Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng

OVN - Để đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định phối hợp với Sở Công thương tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu, kết nối nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Món quà tao nhã mùa thu Hà Nội

Món quà tao nhã mùa thu Hà Nội

LNV - Nhắc đến những biểu tượng của mùa thu Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến cốm. Cốm Hà Nội tuy bình dị, mộc mạc nhưng lại là thức quà đồng quê khó bỏ lỡ. Cốm Hà Nội hẳn không còn xa lạ với nhiều thực khách, món ngon “chuẩn vị Hà thành” được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, tạo nên sự đa dạng của văn hóa ẩm thực Thủ đô.
Hội chợ OCOP quảng bá nông sản, văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

Hội chợ OCOP quảng bá nông sản, văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

OVN - Rất nhiều mặt hàng nông sản, sản phẩm tiêu biểu của 6 tỉnh Việt Bắc được quảng bá tại Ngày hội nông sản OCOP diễn ra tại Bắc Kạn.
Người phụ nữ tâm huyết với nghề sản xuất Giò chả

Người phụ nữ tâm huyết với nghề sản xuất Giò chả

OVN - Chị Hoàng Thị Nguyệt – Chi hội trưởng Phụ nữ xóm Bắc Liên, xã Nghi Liên, TP Vinh (Nghệ An) được mọi người biết đến không chỉ là người cán bộ hội nhanh nhẹn, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao trong trong công tác phong trào và được chị em tin yêu mà còn là người phụ nữ làm kinh tế giỏi.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao

Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Từ nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, chị Võ Thị Thu Hằng (xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tìm tòi phát triển, đầu tư máy móc để sản xuất thành công các sản phẩm tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây có tác dụng tốt cho sức khỏe, được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

LNV - Theo thông tin từ Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay, tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng đạt gần 308.000 lượt, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

OVN - Hội chợ thương mại sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm chủ lực Hà Tĩnh năm 2024 diễn ra từ ngày 29 đến 31/8 tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm.
Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024

Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024

OVN - Chiều ngày 29/08/2024, Ủy ban nhân dân Huyện tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền, triển khai Chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP) Huyện Mê Linh năm 2024.
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

OVN - Từ chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tại hội chợ, triển lãm và các kênh truyền thông, đến nay các sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế tin tưởng lựa chọn.
Đặc sản Chả cá Chày An Khánh

Đặc sản Chả cá Chày An Khánh

LNV - Ở các địa phương vùng ven biển Hải Phòng có nhiều món ăn đặc sản chế biến từ các loại cá biển, trong đó "Chả cá Chày" chả cá Thu.. do người dân xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng chế biến là đặc sản nổi tiếng từ lâu đời. Riêng chả cá chày Đại Hợp là một sự kết hợp hoàn hảo từ nguyên liệu tươi ngon là cá chày và mực được đánh bắt từ biển, cùng với kỹ thuật chế biến, pha gia vị truyền thống nên đã là một trong những món ăn mang đậm hương vị biển và bản sắc văn hoá ẩm thực riêng của địa phương. Sản phẩm được người dân Hải Phòng và thực khách của nhiều tỉnh thành trong nước biết đến.
Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP

LNV - Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và các chủ thể, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã có sự chuyển biến tích cực.
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ

Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ

LNV - Năm 2024, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm', phấn đấu có thêm ít nhất 50 sản phẩm OCOP được đánh giá, chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên; rà soát, đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định; phấn đấu 100% xã, thị trấn có sản phẩm OCOP; nâng cấp chất lượng sản phẩm đã tham gia Chương trình OCOP và được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025

Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025

LNV - Để đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2025, UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo triển khai nhiệm vụ này đảm bảo kế hoạch, chỉ tiêu của Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh
Khoác áo mới có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Định

Khoác áo mới có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Định

LNV - Thời gian vừa qua tại Bình Định, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đồng loạt thay đổi mẫu mã, bao bì nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận khách hàng thuận lợi hơn.
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh

Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh

LNV - Không chỉ mở rộng diện tích vùng trồng, người dân ở vùng thượng của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) còn định hướng sản xuất chè theo hướng VietGAP nhằm giúp cây chè sinh trưởng tốt, nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng, cho cây trồng chủ lực của huyện.
Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ

Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ

LNV – Nhắc đến loài rắn chắc hẳn ai cũng đều ái ngại vì độ nguy hiểm của loại động vật này, tuy vậy, anh Dương Văn Chung (xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, Thái Vẫn) vẫn thành công trong việc phát triển mô hình nuôi rắn.
Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế

LNV - Bể chứa nước, giếng nước bị ảnh hưởng bởi bão và lũ lụt có khả năng chứa các vi sinh vật có hại, cần phải xử lý mới bảo đảm vệ sinh để sử dụng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động