Khám phá Làng nghề Hủ tiếu Cần Thơ
Ở thành phố Cần Thơ hiện nay xuất hiện nhiều hộ gia đình làm hủ tiếu truyền thống. Trong số đó, đáng chú ý nhất là gia đình Sáu Hoài và Chín Của. Ngoài việc phục vụ sản xuất hàng ngày, các cơ sở này sẵn lòng chào đón những vị khách trong nước và nước ngoài tới thăm, chứng kiến quy trình sản xuất của họ.
Làng nghề hủ tiếu Cần Thơ tập trung ở phường An Bình, quận Ninh Kiều, Cần Thơ.(Ảnh: ST)
Mỗi gia đình làm nghề sẽ có bí quyết gia truyền của riêng mình trong từng công đoạn để tạo ra sợi hủ tiếu màu trắng đục ngon nổi tiếng. Nhưng quan trọng nhất là phải chọn hạt gạo trắng nõn, thon dài. Tiếp theo là các công đoạn ngâm, vo gạo, gút, xay, bòng, đánh, cho vào lu nước quậy lấy tinh bột, tráng, phơi và cuối cùng là cắt hủ tiếu thành sợi. Du khách đến tham quan lò hủ tiếu được cho làm các công đoạn tráng bánh hủ tiếu và cắt sợi.
Ngày nay, dù có máy móc hỗ trợ nhưng có nhiều công đoạn vẫn phải dùng đến bàn tay con người. Khó nhất là tráng bánh và vớt bánh vì đòi hỏi sự khéo léo của người thợ. Đôi bàn tay nhẹ nhàng tráng một lớp bột lên mặt khuôn, dùng mặt đáy gáo múc bột xoay đều mặt khuôn để bánh không bị rổ hoặc dày mỏng không đều. Đậy nắp lại để hơi nước làm chín bột gạo. Người thợ nơi đây bằng sự sáng tạo của mình còn cho ra đời đủ các loại hủ tiếu với nhiều màu sắc, mỗi màu sắc là từ những nguyên liệu thiên nhiên. Màu đỏ của gấc, màu xanh lá của lá dứa, màu trắng từ bột gạo,…
Du khách nước ngoài thích thú khi được tham quan và trải nghiệm tại Làng nghề làm hủ tiếu.(Ảnh: ST)
Sau khi tráng, dùng một chiếc vợt tròn, vớt bánh ra vỉ và đem phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời từ 3-4 tiếng. Công đoạn cuối cùng là cho bánh gạo vào máy cắt thành từng sợi hủ tiếu mỏng và dài.
Ông Huỳnh Hữu Nghiêm có 45 năm thâm niên trong nghề, cho biết nghề làm hủ tiếu rất cực và phụ thuộc nhiều vào thời tiết, không kiên nhẫn thì khó có thể trụ lại được. Ông cũng cho rằng hủ tiếu ngon nhất phải làm bằng gạo trắng có ở địa phương. Sợi hủ tiếu làm bằng gạo trắng nùng thì dai, trong và giòn hơn những loại gạo khác. Tuy nhiên gạo trắng nùng hiện đang hiếm dần và không còn đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất hủ tiếu nữa. Do đó, các lò làm hủ tiếu ở Cần Thơ phải đến tận Sa Đéc, Đồng Tháp để chọn mua bột gạo thích hợp.
Để giữ nét đặc trưng của sợi hủ tiếu làng nghề, ngoài các loại gạo được các lò chọn lựa thì người làm nghề ở đây cũng có cách pha chế riêng như dùng lá giang, loại cây thiên nhiên có sẵn trong rừng, để xử lý bột gạo. Nói về công đoạn làm hủ tiếu quan trọng nhất, ông Hữu Nghiêm cho biết: "Thứ nhất là chọn gạo, thứ 2 là cách pha chế. Cách pha chế chiếm tỷ lệ bột gạo và bộ mì làm sao cho thích hợp. Như 70% bột gạo 30% bột mì thì bột mì nhiều quá cũng k tốt. Nếu pha 50-50 cũng chưa ngon. Tôi pha đi pha lại nhiều lần và mỗi lần đều ăn thử cho đến khi thấy quá chuẩn rồi thì giữu nguyên công thức đó để sản xuất hủ tiếu."
Hủ tiếu là món ăn đặc trưng của miền Tây nam bộ (Ảnh: ST)
Một ngày khám phá làng nghề làm hủ tiếu truyền thống của vùng đất Tây Đô sẽ mang lại cho du khách nhiều kỷ niệm đẹp. Trong dòng chảy hối hả của nền kinh tế thị trường, rất nhiều loại bánh tráng được sản xuất công nghiệp, thì những người thợ của làng nghề Cần Thơ đã góp phần không nhỏ trong việc níu giữ nét xưa, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, đặc trưng cho xứ sở này, tất cả đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phú và một chút tận tâm của người làm bánh.
Với bàn tay tài hoa, khéo léo và khối óc thông minh của bao thế hệ. Ngày nay, hủ tiếu Cần Thơ được sáng tạo hơn, ngoài việc dùng chung với súp nóng hay xào, thì những năm gần đây phong trào “giòn, cay, nhanh, gọn, mang đi” phổ biến, từ đó món hủ tiếu chiên giòn, trang trí topping với trứng chiên, thịt, sốt cà chua, tương ớt…trông gần như là kiểu Pizza Ý, từ đó mà có tên gọi “hủ tiếu Pizza Cần Thơ”
Hủ tiếu là món ăn đặc trưng của miền Tây nam bộ. Dù thời gian có nhiều thay đổi nhưng món ăn này vẫn luôn được các nghệ nhân làng nghề lưu giữ và phát triển bằng những nguyên liệu sẵn có của địa phương và hoàn toàn từ những nguyên liệu tự nhiên. Chính vì vậy hủ tiếu nơi đây vẫn luôn giữ được hương vị truyền thống.
Thảo Linh (TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân