Huyện Thạch Thất (Hà Nội): Đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP
Xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn; Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tổ chức, doanh nghiệp, chủ hộ gia đình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm chủ lực như: Chè lam, chè kho, bưởi các loại, thanh long, rau các loại, gạo, trứng,… và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mộc dân dụng tại các làng nghề.
Đến hết năm 2020, huyện Thạch Thất có 122 sản phẩm được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm thành phố đánh giá, xếp hạng từ 3-4 sao, trong đó có 104 sản phẩm đạt 4 sao; 18 sản phẩm đạt 3 sao. Phấn đấu đến năm 2025, huyện có thêm 300 sản phẩm được công nhận từ 3-5 sao. Đồng thời, tiếp tục củng cố duy trì, nâng cao chất lượng 122 sản phẩm đã được Thành phố quyết đinh phân hạng, trong đó quan tâm đến một số sản phẩm rau hữu cơ tại trang trại Hoa Viên, sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống có tiềm năng đạt 5 sao.
Trong thời gian tới, huyện sẽ quan tâm đầu tư hạ tầng một cách đồng bộ từ hệ thống đường giao thông, điện, hệ thống kênh tưới, tiêu và nhà bảo quản, sơ chế tại các vùng sản xuất nông nghiệp (Vùng sản xuất rau an toàn quy mô 285 ha tại các xã: Tiến Xuân, Phú Kim, Hương Ngải, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Dị Nậu, Yên Bình và Yên Trung; Vùng sản xuất cây ăn quả giá trị kinh tế cao quy mô trên 300 ha hiện có tại các xã: Bình Yên, Kim Quan, Lại Thượng, Yên Bình và Phú Kim; Vùng sản xuất hoa, cây cảnh quy mô 50 ha tại xã Đại Đồng và Yên Bình; Vùng chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu tại các xã với quy mô 367 ha) đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt.
Tập trung thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với một số sản phẩm có thế mạnh của huyện. Khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi canh tác sang trồng cây dược liệu, cây ăn quả theo vùng đã quy hoạch, tạo điều kiện vay vốn cho nông dân. Từng bước định hướng sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tiến tới theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu nhằm nâng cao giá trị thu nhập.
Một số sản phẩm OCOP huyện Thạch Thất
Duy trì ổn định và phát triển 139 trang trại chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh; xây dựng chuỗi chăn nuôi gà đồi, gà thả vườn tại các xã vùng bán sơn địa và miền núi. Hỗ trợ để xây dựng điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, hình thành chuỗi sản xuất chế biến và tiêu thụ khép kín. Giai đoạn 2021- 2025, huyện tiếp tục triển khai thực hiện 08 dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tại vùng sản xuất rau an toàn xã Canh Nậu, Hương Ngải, Dị Nậu, Đại Đồng, Đồng Trúc, Kim Quan, Cần Kiệm, Phú Kim với tổng kinh phí 80 tỷ đồng đồng.
Đẩy mạnh, khuyến khích tích tụ ruộng đất, cho thuê đất để sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, nhân rộng mô hình sản xuất rau hữu cơ ở các xã Yên Bình, Yên Trung, nông nghiệp sạch ở các xã Tiến Xuân, Hương Ngải, Đại Đồng, Dị Nậu, Bình Yên…phấn đấu đến năm 2025 thực hiện thí điểm xây dựng vùng nông nghiệp sử dụng công nghệ cao ở các xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân, Đại Đồng, Lại Thượng, Dị Nậu, Canh Nậu, Phú Kim; Xây dựng và phát triển mô hình “Cánh đồng liên kết sản xuất”, đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, chủ động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng ngay đầu vụ.
Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm nông sản, các sản phẩm làng nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu các mô hình sản xuất hiệu quả, tích cực thâm nhập thị trường mới trong và ngoài nước cho các nông sản có lợi thế, thế mạnh của huyện; Tiếp tục duy trì và phát triển các nhãn hiệu hàng hóa tập thể đã được bảo hộ, đồng thời phối hợp hỗ trợ, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa tập thể mới cho một số nông sản của huyện; Đẩy mạnh phát triển mô hình mỗi xã một sản phẩm dựa trên những lợi thế, thế mạnh mỗi địa phương.
Bài, ảnh: Đỗ Uyên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP
Tin khác

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024
09:38 | 09/06/2025 OCOP

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
09:55 Đào tạo nghề

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX
09:51 Nông thôn mới

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 Văn hóa - Xã hội