Huyện đảo Cô Tô: Tìm hướng đi mới trong Phát triển sản phẩm OCOP

LNV - Tham gia chương trình OCOP của tỉnh năm 2013, tới nay, huyện Cô Tô (Quảng Ninh) đã phát triển được 48 sản phẩm OCOP với 6 cơ sở tham gia là cơ sở Thanh Măng, Thanh Úy, Lê Thị Lập, Vũ Thị Loan, cơ sở sản xuất nước mắm của ông Nguyễn Đăng Lương, HTX Kinh doanh và Dịch vụ thủy sản Nam Hải. Trong đó, đã có 9 sản phẩm được gắn sao cấp tỉnh gồm 2 sản phẩm 4 sao và 7 sản phẩm 3 sao được công nhận trong những năm 2018 và 2019. Trong đó, phần lớn là các sản phẩm chế biến từ hải sản, khai thác thế mạnh vốn có của Cô Tô.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Hà Mạnh Hùng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cô Tô, đơn vị phụ trách chương trình OCOP, cho biết: Cô Tô nằm giữa ngư trường vịnh Bắc Bộ nên hải sản có chất lượng tốt, vị đậm đà, ngon hơn nhiều vùng khác. Đó chính là nguyên liệu tuyệt vời để chế biến các sản phẩm ngon. Trong số đó, mực ống và cá duội là các sản phẩm được các cơ sở quan tâm, phát triển mạnh nhất. Phát huy lợi thế này, thời gian qua, huyện đã có chính sách, tạo điều kiện để các hộ dân tham gia sản xuất, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa loại hình sản phẩm. Ngoài hỗ trợ của tỉnh, huyện cũng tập trung các chương trình, nguồn lực để phát huy thế mạnh này.


Kiểm tra chất lượng sản phẩm mực một nắng Cô Tô tại cơ sở Thanh Măng (khu 4, thị trấn Cô Tô).


Theo đó, tháng 10/2014, theo đề nghị của huyện, Dự án xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Cá duội Cô Tô” cho sản phẩm cá duội của huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt với tổng dự toán kinh phí là trên 1,79 tỷ đồng. Dự án cho phép sản phẩm phát triển quy củ với các khâu xác định vùng sản xuất, xây dựng và quản lý nhãn hiệu, phát triển sản xuất và phát triển thị trường. Nhờ đó cho tới nay, sản phẩm cá duội đã được tất cả cơ sở theo mô hình OCOP chú trọng sản xuất và phát triển thương hiệu theo một quy trình sản xuất tiêu chuẩn. Cá duội Cô Tô đã trở thành thương hiệu sản phẩm có tiếng được thị trường chấp nhận, được nhiều nơi nhập về số lượng lớn.

Đối với sản phẩm mực ống Cô Tô, sản phẩm truyền thống này đã được phê duyệt tại Dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Mực ống Cô Tô" vào tháng 11/2012. Tổng kinh phí là trên 4,2 tỷ đồng (gồm cả vốn đối ứng). Ngoài một số nội dung tương tự dự án cá duội, dự án còn tập trung vào tăng cường năng lực cho người sản xuất và tác nhân thị trường; Theo dõi, tổng kết dự án và công tác quảng bá. Theo đó, sản phẩm mực ống Cô Tô được xây dựng thương hiệu bao gồm tên thương hiệu, chỉ dẫn địa lý thương hiệu; Bảo hộ nhãn hiệu...


Cá duội và sản phẩm OCOP từ hải sản Cô Tô đã tạo lập được chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng.


Mực ống còn được huyện tập trung phát triển dưới dạng sản phẩm chủ lực và được đưa vào danh mục sản phẩm chủ lực cấp tỉnh. Nhờ đó, cho tới nay sản phẩm mực ống Cô Tô đã khẳng định được thương hiệu, giá trị và được người tiêu dùng nhớ đến. Trung bình hàng năm, sản lượng tiêu thụ sản phẩm này là khoảng 1-2 tấn khô/vụ (tương đương khoảng 3-6 tấn tươi/vụ).

Không chỉ được quan tâm hỗ trợ, các sản phẩm thế mạnh này hàng năm đều được tạo điều kiện tham gia các hội chợ OCOP trong tỉnh và toàn quốc, nhằm quảng bá, xúc tiến và giúp doanh nghiệp tìm, phát triển thị trường. Cho tới nay, hầu hết các sản phẩm này đều cơ bản hoàn thiện nhãn mác bao bì đẹp mắt, được bảo hộ nhãn hiệu, có mã số, mã vạch để truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Các doanh nghiệp được tự đứng ra công bố chất lượng sản phẩm... tiệm cận gần nhất tới yêu cầu cao của thị trường.

Theo ông Hà Mạnh Hùng thì trong thời gian tới, huyện sẽ có nhiều giải pháp, nguồn lực hỗ trợ các sản phẩm thế mạnh này phát triển hơn nữa. Đó là các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tăng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, khuyến khích chế biến sâu... Cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn vốn, nhiều chương trình chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Quy mô sản xuất được mở rộng, tiếp cận nhiều kênh phân phối sản phẩm hơn mô hình hộ kinh doanh cá thể, gia đình, hỗ trợ cụ thể để tiếp sức doanh nghiệp. Về phát triển quy mô, huyện sẽ hỗ trợ thủ tục pháp lý trong quá trình thành lập doanh nghiệp HTX, hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, bố trí gian hàng trong Trung tâm Dịch vụ thương mại huyện; ưu tiên mặt bằng sản xuất tại khu dịch vụ hậu cần nghề cá... Để nâng cao chất lượng sản phẩm, cơ quan chức năng cần giám sát chặt chẽ quy trình, chất lượng của các sản phẩm đã dày công xây dựng thương hiệu uy tín.

Bài, ảnh: Thanh Nga

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao

Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao

LNV - Ngày 30-12, Hội đồng OCOP thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội nghị đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao năm 2024.
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

LNV - Ngày 25/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt 4, 5 sao năm 2024.
Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

LNV - Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, nổi bật với những tiềm năng du lịch phong phú và sản phẩm OCOP đa dạng. Việc phát triển du lịch gắn với quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Lạng Sơn không chỉ giúp tăng trưởng kinh tế mà còn nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa, nông sản đặc sản của địa phương.
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

OVN - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh

OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh

LNV - Bên cạnh nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia của tỉnh, giai đoạn này, Thanh Hóa phát triển nhanh về số lượng sản phẩm OCOP gắn với bảo tồn, gây dựng thương hiệu, phát huy bản sắc văn hóa xứ Thanh.
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn

Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn

LNV - Phát triển bền vững các làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Việc chú trọng vào khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, cùng với việc du nhập và phát triển các nghề mới, không chỉ giúp duy trì bản sắc văn hóa địa phương mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Tin khác

Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững

Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững

OVN - Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa

Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa

OVN – Từ loại gạo nếp Khoái Đen truyền thống, những người nông dân của HTX bưởi và dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên (xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, góp phần nâng cao giá trị cây lúa, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Đà Nẵng: Có gì trong Phiên chợ Giáng sinh 2024 độc đáo  sắp diễn ra tại Premier Village Danang Resort

Đà Nẵng: Có gì trong Phiên chợ Giáng sinh 2024 độc đáo sắp diễn ra tại Premier Village Danang Resort

LNV - Mùa lễ hội cuối năm tại Đà Nẵng sẽ trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết với Phiên chợ Giáng sinh 2024, sự kiện diễn ra từ ngày 6 đến 8/12/2024 tại Premier Village Danang Resort Managed by Accor tại địa chỉ 99 Võ Nguyên Giáp, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng. Đây là cơ hội để người dân và du khách tận hưởng một không gian đậm chất lễ hội, kết hợp hài hòa giữa văn hóa, du lịch và ẩm thực.
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP

LNV - Để các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh thực sự trở thành sản phẩm hàng hoá, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới là hết sức cần thiết. Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã có Văn bản số 336/VPĐPNTM- OCOP ngày 19/6/2023 “về hướng dẫn thực hiện Chu trình OCOP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2025”. Theo đó, các sản phẩm mới tham gia OCOP đều được các địa phương thẩm định, tư vấn, hướng dẫn và có quyết định chấp thuận tham gia Chương trình OCOP. Sản phẩm OCOP kết nối tiêu thụ với hệ thống BigC Việt Nam.
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ

Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ

LNV - Nếp bầu Tam Mỹ là đặc sản nổi tiếng từ lâu đời của vùng quê Tam Mỹ Đông và Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, (tỉnh Quảng Nam). Hạt nếp bầu dẻo và thơm lừng rất đặc trưng. Đây là loại bánh truyền thống của người Việt, thường được làm vào dịp Tết Nguyên đán và ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch).
Bắc Kạn: Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Bắc Kạn: Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

LNV - Ðối với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cả nước nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, thương mại điện tử có vai trò quan trọng trong quảng bá, xúc tiến, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường, khách hàng lớn tiềm năng. Không những thế, thông qua thương mại điện tử, năng lực quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, quá trình chuyển đổi số của chủ thể của OCOP cũng được nâng lên.
Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP

Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP

LNV - Hiện nay, các sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Kạn đã và đang phát triển mạnh mẽ đi vào chiều sâu, từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng của sản phẩm. Từ đó cho thấy sự thành công trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP ngày một tăng dần qua từng năm kể cả số lượng, chất lượng, cũng như thương hiệu sản phẩm.
Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả từ chương trình OCOP

Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả từ chương trình OCOP

LNV - Sau 5 năm triển khai, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Bắc Kạn đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người dân nông thôn; đồng thời góp phần chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trở thành nguồn nội lực quan trọng trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM).
Phát triển chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn

Phát triển chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn

LNV - Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đề ra chủ trương, xây dựng chính sách để phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển sản phẩm OCOP. Qua đó bước đầu đã tạo nên những điểm đến du lịch, thay đổi diện mạo nông thôn.
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP

Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP

OVN - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng khó lẫn, không nơi nào sánh được. Trong đó phải kể đến làng nghề gỗ Thiết Úng – được coi là cái nôi của nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ và tạc tượng thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nhiều sản phẩm điêu khắc gỗ mỹ nghệ nơi đây đã được công nhận đạt 3,4 sao của chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương này.
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao

Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

OVN – Vốn là món ăn dân dã được làm chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, chè kho Đại Đồng đang được xây dựng thương hiệu, đầu tư bao gói, mở rộng thị trường và trở thành sản phẩm làng nghề đạt chất lượng OCOP.
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn

Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn

LNV - Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay toàn tỉnh Phú Yên có gần 350 sản phẩm OCOP. Chương trình đã thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.
Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề

Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề

OVN - Điểm trưng bày bán hàng OCOP và hàng Việt vừa đưa vào hoạt động tại thị xã An Nhơn ở địa chỉ số 44, đường Quang Trung, phường Bình Định. Điểm bán hàng này giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp nông thôn, sản phẩm làng nghề, sản phẩm hàng Việt Nam.
"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng

"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng

LNV - Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” được tổ chức 2 năm một lần với mục đích quảng bá vẻ đẹp tự nhiên nên thơ, hùng vĩ, những nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng biên, khắc họa cuộc sống, lao động, sinh hoạt, rèn luyện chiến đấu của quân và dân khu vực biên cương của Tổ quốc, góp phần khơi dậy, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào về cơ đồ, vị thế của đất nước, trách nhiệm với quê hương, đất nước trong các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Ngành văn hóa Bình Định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngành văn hóa Bình Định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

LNV - Trong năm 2024, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định tổ chức nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống Bình Định, góp phần giữ gìn, lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống và thúc đẩy phát triển du lị
Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật thực cảnh "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn"

Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật thực cảnh "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn"

LNV - Tối ngày 29/12, tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Ba Đình, Hà Nội, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Cải lương Vi
Nguyễn Phương Trà đoạt vương miện Queen Kid international 2024

Nguyễn Phương Trà đoạt vương miện Queen Kid international 2024

LNV - Nguyễn Phương Trà, mẫu nhí 11 tuổi đến từ Thái Nguyên, vừa đăng quang ngôi vị cao nhất tại cuộc thi Queen Kid international 2024.
Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao

Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao

LNV - Ngày 30-12, Hội đồng OCOP thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội nghị đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao năm 2024.
Thừa Thiên Huế: Phát huy tiềm năng du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

Thừa Thiên Huế: Phát huy tiềm năng du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Phát triển du lịch nông thôn trên cơ sở thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp, sang phát triển kinh tế nông thôn với mô hình du lịch sinh thái, cộng đồng, khai thác tiềm năng và lợi thế về nông nghiệp, làng nghề đã góp phần giúp các địa phương thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí nông thôn mới.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động