Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): OCOP Đại Từ - Tiềm năng và Phát triển

LNV - Sau gần 3 năm triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã có 26 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, hiện nay, Đại Từ đang chú trọng phát triển sản phẩm OCOP, tạo sức bật cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình xây dựng Nông thôn mới.

Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, huyện có 30 xã, thị trấn (nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh), tổng diện tích tự nhiên của huyện trên 56 nghìn ha, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống, là huyện có diện tích lúa và chè lớn nhất tỉnh (lúa 12.408 ha, chè 6.601,6 ha).

Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 và Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2025. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của Huyện ủy, UBND huyện, Ủy ban MTTQ, sự phối hợp tích cực của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên tham gia. Cấp ủy và chính quyền các xã, thị trấn chủ động vào cuộc thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình OCOP tại cơ sở. Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, đến nay, huyện Đại Từ đã có 26 sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó có 19 sản phẩm 4 sao, 07 sản phẩm 03 sao.


Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên với OCOP Đại Từ.


Theo ông Nguyễn Nam Tiến, Phó chủ tịch UBND huyện: Đại Từ là huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển các sản phẩm OCOP. Sự đa dạng và phong phú về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội đã tạo cho huyện Đại Từ có nhiều sản phẩm mang đặc trưng vùng miền, có lợi thế so sánh, có tính độc đáo. Đây là điều kiện tốt để phát triển những sản phẩm có giá trị gia tăng và có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Trong những năm qua, huyện đã tập trung chỉ đạo hoàn thiện, phát triển các sản phẩm sẵn có, có lợi thế trên địa bàn như các sản phẩm chè, nấm.

Qua rà soát, đánh giá, huyện có khoảng 100 sản phẩm có tiềm năng trở thành sản phẩm OCOP, thuộc 04 nhóm ngành hàng: Ngành Thực phẩm; ngành Đồ uống; ngành Thảo dược; ngành Dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng. Tiêu biểu phải nói đến: Các sản phẩm Chè, cây ăn quả, các loại thảo dược, nem chua đã có từ hàng trăm năm nay, các loại Rau và nhiều loại thủy sản, đặc biệt trên địa bàn huyện có công ty TNHH sinh học Phú Gia hiện đang sản xuất nhiều loại nấm theo các tiêu chuẩn ISO, HACCP tiêu chuẩn OGANIC, trong đó có một số loại nấm có giá trị kinh tế khá cao như linh chi, đông trùng hạ thảo, nấm bụng dê ... Bên cạnh đó, nói đến Đại Từ không thể không nói đến tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh với 169 điểm di tích lịch sử trong đó có 9 di tích lịch sử được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia như: di tích Núi Văn - Núi Võ với đền thờ Thượng tướng quân Lưu Nhân Chú; Di tích lịch sử 27/7, Di tích nơi trình quốc thư của Đại sứ Trung quốc tại Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp…và Đại Từ còn được công nhận là Vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp. Trong hệ thống các điểm du lịch danh thắng, du lịch sinh thái ở Đại Từ phải kể đến Khu du lịch Hồ Núi Cốc, điểm du lịch Cửa Tử xã Hoàng Nông, Suối Kẹm La Bằng, Thác Ba Dội, Hồ Gò Miếu…


Theo ông Triệu Hồ Quang – Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT: Việc triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, phát triển các sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn, tăng khả năng cạnh tranh, bảo vệ lợi ích người sản xuất và tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tiêu chuẩn hoá sản phẩm OCOP và thực hiện công tác quảng bá xúc tiến thương mại sẽ làm gia tăng giá trị cho các sản phẩm từ 20% trở lên.

Giai đoạn 2021 – 2025, Huyện đã xác định, Chương trình OCOP không đơn thuần là chương trình phát triển kinh tế, mà còn tham gia thực hiện các vấn đề về chính trị, xã hội ở khu vực nông thôn. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Đại Từ, quyết tâm triển khai thực hiện thành công Chương trình OCOP. Phấn đấu, mỗi xã có ít nhất 01 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, toàn huyện có thêm từ 25 sản phẩm trở lên được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có ít nhất 02 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP 5 sao. Tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi giá trị, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp. Củng cố, kiện toàn các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã) tham gia Chương trình OCOP, phát triển mới ít nhất 10 tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã) tham gia Chương trình OCOP.

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” huyện Đại Từ là giải pháp quan trọng khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực, tự tin, sáng tạo khởi nghiệp trong các tầng lớp nhân dân, để phát triển kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, truyền thống văn hóa, danh thắng có lợi thế của các địa phương, đồng thời thúc đẩy phát triển khối kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, thu hút lao động, vốn đầu tư vào khu vực nông thôn góp phần tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển nông thôn theo chiều sâu và gìn giữ ổn định xã hội nông thôn, thực hiện thành công Chương trình MTQG xây dựng NTM của huyện, góp phần thực hiện xây dựng huyện Đại Từ đạt chuẩn huyện Nông thôn mới vào năm 2024 theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đại Từ lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

Bài, ảnh: Nam Hậu
(Bài viết thực hiện theo phối hợp từ VPĐP NTM TƯ)

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hải Dương: Tổ chức xếp hạng 16 sản phẩm OCOP

Hải Dương: Tổ chức xếp hạng 16 sản phẩm OCOP

LNV - Vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nam Sách tổ chức xếp hạng cho 16 sản phẩm tham gia chương “Mỗi xã một sản phẩm” năm 2024.
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

OVN - OCOP là các sản phẩm tiêu biểu, có uy tín, chất lượng và thương hiệu. Tuy nhiên, muốn lan tỏa rộng rãi sản phẩm đến người dùng trong và ngoài nước, đòi hỏi các chủ thể sản xuất phải thay đổi cách tiếp cận thị trường...
Thông tin Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu

Thông tin Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu

OVN – Sở Công thương vừa có Thông báo 3345/SCT-QLĐT&HTQT gửi các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thông tin về Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX).
Hương vị đất trời

Hương vị đất trời

LNV - Thái Nguyên là vùng đất cư trú của người Việt thời tiền sử và sơ sử, rồi trở thành một châu vào thời Lý, thành trấn vào thời Trần, án ngữ vùng đất bao bọc phía bắc kinh đô Thăng Long. Tỉnh Thái Nguyên được vua Minh Mạng lập năm 1831, trở thành trung tâm hành chính - quân sự quan trọng của nhà Nguyễn cũng như thời Pháp thuộc. Những dòng người từ miền xuôi lên lập ấp, canh tác đã tạo thành một khu vực nông nghiệp đặc thù. Chất đất thích hợp với việc trồng chè ở các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương… đã tạo ra thương hiệu đất chè cho tỉnh. Hầu như người Việt nào cũng biết đến câu “chè Thái, gái Tuyên” với hàm ý ca tụng phẩm chất của thức trà mạn đất Thái Nguyên cùng sắc đẹp và sự đảm đang của những người con gái tỉnh Tuyên Quang lân cận.
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng

Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng

OVN - Để đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định phối hợp với Sở Công thương tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu, kết nối nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Món quà tao nhã mùa thu Hà Nội

Món quà tao nhã mùa thu Hà Nội

LNV - Nhắc đến những biểu tượng của mùa thu Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến cốm. Cốm Hà Nội tuy bình dị, mộc mạc nhưng lại là thức quà đồng quê khó bỏ lỡ. Cốm Hà Nội hẳn không còn xa lạ với nhiều thực khách, món ngon “chuẩn vị Hà thành” được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, tạo nên sự đa dạng của văn hóa ẩm thực Thủ đô.

Tin khác

Hội chợ OCOP quảng bá nông sản, văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

Hội chợ OCOP quảng bá nông sản, văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

OVN - Rất nhiều mặt hàng nông sản, sản phẩm tiêu biểu của 6 tỉnh Việt Bắc được quảng bá tại Ngày hội nông sản OCOP diễn ra tại Bắc Kạn.
Người phụ nữ tâm huyết với nghề sản xuất Giò chả

Người phụ nữ tâm huyết với nghề sản xuất Giò chả

OVN - Chị Hoàng Thị Nguyệt – Chi hội trưởng Phụ nữ xóm Bắc Liên, xã Nghi Liên, TP Vinh (Nghệ An) được mọi người biết đến không chỉ là người cán bộ hội nhanh nhẹn, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao trong trong công tác phong trào và được chị em tin yêu mà còn là người phụ nữ làm kinh tế giỏi.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao

Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Từ nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, chị Võ Thị Thu Hằng (xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tìm tòi phát triển, đầu tư máy móc để sản xuất thành công các sản phẩm tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây có tác dụng tốt cho sức khỏe, được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

LNV - Theo thông tin từ Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay, tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng đạt gần 308.000 lượt, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

OVN - Hội chợ thương mại sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm chủ lực Hà Tĩnh năm 2024 diễn ra từ ngày 29 đến 31/8 tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm.
Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024

Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024

OVN - Chiều ngày 29/08/2024, Ủy ban nhân dân Huyện tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền, triển khai Chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP) Huyện Mê Linh năm 2024.
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

OVN - Từ chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tại hội chợ, triển lãm và các kênh truyền thông, đến nay các sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế tin tưởng lựa chọn.
Đặc sản Chả cá Chày An Khánh

Đặc sản Chả cá Chày An Khánh

LNV - Ở các địa phương vùng ven biển Hải Phòng có nhiều món ăn đặc sản chế biến từ các loại cá biển, trong đó "Chả cá Chày" chả cá Thu.. do người dân xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng chế biến là đặc sản nổi tiếng từ lâu đời. Riêng chả cá chày Đại Hợp là một sự kết hợp hoàn hảo từ nguyên liệu tươi ngon là cá chày và mực được đánh bắt từ biển, cùng với kỹ thuật chế biến, pha gia vị truyền thống nên đã là một trong những món ăn mang đậm hương vị biển và bản sắc văn hoá ẩm thực riêng của địa phương. Sản phẩm được người dân Hải Phòng và thực khách của nhiều tỉnh thành trong nước biết đến.
Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP

LNV - Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và các chủ thể, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã có sự chuyển biến tích cực.
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ

Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ

LNV - Năm 2024, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm', phấn đấu có thêm ít nhất 50 sản phẩm OCOP được đánh giá, chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên; rà soát, đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định; phấn đấu 100% xã, thị trấn có sản phẩm OCOP; nâng cấp chất lượng sản phẩm đã tham gia Chương trình OCOP và được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Những sản phẩm OCOP phụ nữ Bắc Kạn làm chủ

Những sản phẩm OCOP phụ nữ Bắc Kạn làm chủ

LNV - Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất OCOP ở Bắc Kạn do phụ nữ làm chủ đã mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần đưa đặc sản quê hương thành sản phẩm có thương hiệu trên thị trường.
Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long

Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long

OVN - Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP Hạ Long, trùng với dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Yên Bái có thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2024

Yên Bái có thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2024

LNV - Thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, từ đầu năm đến nay, tỉnh Yên Bái đã công nhận được thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao, đạt 40% kế hoạch.
Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

LNV - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND quận Long Biên khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

LNV - Tọa lạc tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, làng nghề tơ lụa Tân Châu từ lâu đã vang danh khắp cả nước bởi những sản phẩm lụa tinh tế, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống. Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, làng nghề đã trở thành biểu tượng cho sự sáng tạo, khéo léo và kiên trì của người dân nơi đây.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

LNV - Cao Bằng là tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, có nhiều các dân tộc thiểu số sinh sống, điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần người dân nơi đây. Từ xa xưa, đồng bào đã phát triển các nghề thủ công truyền thống. Ngày nay, những làng nghề rèn, làm hương, thêu thổ cẩm… vẫn được giữ gìn, phát triển và góp phần thu hút khách du lịch đến tìm hiểu và khám phá.
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

LNV - Người Dao ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng còn giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó có nghề thêu thổ cẩm. Theo phong tục từ xưa, các cô gái dân tộc Dao trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa may vá để tự tay dệt váy cưới cho mình.
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

LNV - Hà Nội - Giữa lòng phố Thuốc Bắc sầm uất, nơi những cửa hàng hiện đại mọc lên san sát, vẫn còn đó một góc nhỏ mang tên Kim Dung – cửa hiệu bút lông lặng lẽ giữ gìn một nghề truyền thống đã tồn tại suốt nhiều thế hệ. Cửa hiệu này không chỉ là nơi sản xuất bút lông mà còn là một chứng nhân lịch sử, lưu giữ nét đẹp thủ công của Hà Nội xưa.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động