Hợp tác xã Tâm Ngọc: Tâm sáng vì một xã hội khỏe mạnh
Sức mạnh kết nối
HTX Tâm Ngọc tự trồng nguồn nguyên liệu cho trà thảo dược trên một ngọn đồi và chế biến thành sản phẩm trà thảo dược như Thanh Xuân trà đóng hộp và túi zip. Đây là bước ngoặt và niềm vui vô cùng lớn khi anh chị em khuyết tật đã có một nơi để tự khẳng định bản thân, tự tin hòa nhập cộng đồng, không chỉ giúp chính bản thân mình mà còn giúp được nhiều người khác.
HTX Tâm Ngọc luôn chú trọng đến công việc và môi trường làm việc, sao cho mọi người cảm nhận như một gia đình, để các thành viên cùng thể hiện sự yêu thương, gắn kết, tự hào và giá trị của bản thân.
Với người khuyết tật, sức khỏe là thứ quý giá nhất, thấu hiểu điều này hơn ai hết nên mọi người đã cùng nhau quyết tâm đưa sản phẩm trà thảo dược tới tay người tiêu dùng bằng chữ Tâm: Sạch, chất lượng và tốt cho sức khoẻ, với mục tiêu xây dựng một xã hội khỏe mạnh và phồn vinh.
Trăn trở thời Đại dịch và liên kết thị trường
Với những trăn trở làm gì và làm như thế nào để tạo được công ăn việc làm phù hợp và ổn định cho người khuyết tật, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành. Tâm Ngọc đã xây dựng một chuỗi liên kết giữa các HTX với nhau, cùng phát triển, mỗi thành viên đều là những nhân tố góp nên môi trường làm việc thân thiện để cùng tạo ra những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
HTX Tâm Ngọc triển khai kế hoạch đa dạng hóa, tạo dòng sản phẩm chính là trà túi lọc thảo dược như Cà Gai leo Trà, Như Hoa Trà, Liên Hoa Trà đã được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao và một số sản phẩm khác đều được làm từ những nguyên liệu tự trồng ngay tại trang trại của HTX theo hướng hữu cơ, sạch và an toàn.
Để sản phẩm có thương hiệu và phát triển thị trường rộng rãi, Tâm Ngọc bắt tay liên kết với HTX Xuân Hoa ở xã Đông Xuân và HTX Hoa Lợi ở xã Xuân Giang. Các HTX đã cùng gieo trồng và chăm sóc cây thảo dược phục vụ cho việc sản xuất trà thảo dược để tạo ra các dòng trà thảo dược sạch, đa dạng và liên tục cải tiến
Năm 2020, sản phẩm Trà thảo dược của HTX vinh dự được lọt top 10 sản phẩm tiêu biểu của Thủ đô, được vinh danh và đạt giải “Cánh én vàng” tại cuộc thi Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp, sáng tạo do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức.
Vươn mình trong chuyển đổi kinh doanh online
Trong đại dịch, từ 7 thành viên ban đầu, Tâm Ngọc hiện đã phát triển với 30 thành viên trong đó có 26 thành viên là người khuyết tật. Tâm Ngọc cũng tạo chuỗi liên kết sản phẩm với 198 hộ nông dân nghèo nhưng có kinh nghiệm thâm niên về nông nghiệp tại xã Đông Xuân và xã Đức Hòa. Nhờ sự chăm chỉ cần mẫn của các thành viên và bà con nông dân, trên những mảnh đất khô cằn 12 ha bị bỏ hoang hóa, nay đã có màu xanh của hy vọng. Hiện thu nhập của các thành viên khá ổn định từ 2,5 - 5 triệu đồng/tháng.
Ngoài việc sản xuất chế biến thành phẩm trà thảo dược, Tâm Ngọc còn sản xuất thêm 4 hecta gạo lứt huyết rồng, 2 hecta rau, củ quả, như mướp, bí, ổi, bưởi, mít và gà thả vườn để phục vụ đời sống, tăng cường sức khỏe và thu nhập cho các thành viên. Hơn thế nữa, HTX còn tiến hành trồng thêm 2.000m2 hoa ly công nghệ cao tương đương với 40.000 cây hoa ly để phục vụ nhu cầu hoa dịp Tết.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng về tiến độ giao hàng, giá thành hợp lý và tuân thủ giãn cách xã hội, HTX Tâm Ngọc cũng đã liên kết với HTX Sức sống xanh có trụ sở ở xã Tân Dân do những người khuyết tật làm chủ để cùng hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh doanh theo công nghệ số 4.0, bán hàng online và trên sàn thương mại điện tử, giúp cho nhiều người khuyết tật có thu nhập ổn định, đời sống được nâng lên ngay cả trong thời gian dịch Covid-19 kéo dài.
Ở Tâm Ngọc, mỗi thành viên đều có điều kiện để phát huy những thế mạnh của mình, cùng làm việc nhóm, hợp tác để tạo ra sản phẩm chất lượng tốt. Thông qua Én Xanh 2021, HTX Tâm Ngọc kỳ vọng sẽ được liên kết, học hỏi và từ đó, những sản phẩm Trà thảo dược của mình sẽ được quảng bá, ghi dấu ấn. Hy vọng Trà thảo dược Tâm Ngọc sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu của khách hàng, có mặt ở hầu khắp mọi miền tổ quốc, để nhiều người được thưởng thức sản phẩm tốt cho sức khỏe được làm ra từ tâm huyết và niềm vui của những người khuyết tật.
Bài, ảnh: Văn Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hải Dương: Tổ chức xếp hạng 16 sản phẩm OCOP
15:32 | 13/09/2024 OCOP
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
11:19 | 11/09/2024 OCOP
Thông tin Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu
11:17 | 11/09/2024 OCOP
Hương vị đất trời
11:20 | 10/09/2024 OCOP
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
10:50 | 09/09/2024 OCOP
Món quà tao nhã mùa thu Hà Nội
10:14 | 09/09/2024 OCOP
Tin khác
Hội chợ OCOP quảng bá nông sản, văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc
10:13 | 09/09/2024 OCOP
Người phụ nữ tâm huyết với nghề sản xuất Giò chả
19:22 | 08/09/2024 OCOP
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
10:55 | 05/09/2024 OCOP
Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao
09:00 | 05/09/2024 OCOP
Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9
15:48 | 04/09/2024 OCOP
Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu
07:16 | 01/09/2024 OCOP
Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024
07:15 | 01/09/2024 OCOP
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
09:11 | 31/08/2024 OCOP
Đặc sản Chả cá Chày An Khánh
10:27 | 30/08/2024 OCOP
Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP
10:27 | 30/08/2024 OCOP
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ
10:13 | 29/08/2024 OCOP
Những sản phẩm OCOP phụ nữ Bắc Kạn làm chủ
15:51 | 28/08/2024 OCOP
Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8-3/9 tại TP.Hạ Long
10:31 | 27/08/2024 OCOP
Yên Bái có thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2024
14:08 | 26/08/2024 OCOP
Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
11:00 | 23/08/2024 OCOP
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 Nghiên cứu trao đổi
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 Làng nghề, nghệ nhân