Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ): Điển hình liên kết theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
Toàn bộ diện tích sản xuất rau củ quả được canh tác theo quy trình hữu cơ, đạt chuẩn VietGAP và GlobalGAP. |
Hợp tác xã (HTX) rau quả sạch Chúc Sơn được thành lập từ năm 2016, thuộc thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ. Sau 5 năm phát triển, HTX hiện có 36 thành viên, với tổng diện tích khoảng 17,8 ha. Toàn bộ diện tích sản xuất rau củ quả được canh tác theo quy trình hữu cơ, đạt chuẩn VietGAP và GlobalGAP.
Mỗi năm, HTX Chúc Sơn tiêu thụ hàng nghìn tấn rau củ các loại, mang lại doanh thu trên 13 tỷ đồng/năm. UBND thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận OCOP 3 sao cho sáu sản phẩm của HTX bao gồm: Hành lá, rau muống, rau cải canh, rau mùng tơi, cà chua, rau mùi ta. Bên cạnh 30 loại rau truyền thống, HTX còn trồng thêm một số loại rau mới có tiềm năng lớn như cải bó xôi Nhật hay cà chua bi.
HTX Rau Quả Sạch Chúc Sơn tại chương trình Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội năm 2024. |
Trong những năm qua, HTX rau quả sạch Chúc Sơn vẫn duy trì kết hợp giữa nông nghiệp và công nghệ cao. HTX đã ứng dụng thành công kỹ thuật khoa học tiên tiến từ các chuyên gia Nhật Bản vào sản xuất và tiêu thụ rau quả. Tất cả các khâu từ chọn giống, trồng và chăm bón cho đến khi thu hoạch sản phẩm cuối cùng được thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật.
Giám đốc Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn Hoàng Văn Thám cho biết: Khi mới thành lập, hợp tác xã chỉ có vài hộ tham gia, đến nay đã thu hút 52 thành viên sản xuất trên diện tích gần 27ha. Trong đó, có cả diện tích hợp tác xã liên kết với nông dân huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) sản xuất theo quy trình VietGAP, cung cấp rau trái vụ cho thị trường Hà Nội...
HTX Rau quả sạch Chúc Sơn cũng là một trong những đơn vị đầu tiên trên địa bàn huyện Chương Mỹ được tiếp cận và áp dụng công nghệ viễn thám, hệ thống quan trắc thời tiết áp dụng vào sản xuất rau an toàn. |
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn cũng là một trong những đơn vị đầu tiên trên địa bàn huyện Chương Mỹ được tiếp cận và áp dụng công nghệ viễn thám, hệ thống quan trắc thời tiết áp dụng vào sản xuất rau an toàn. Thông qua trạm thời tiết thông minh iMentos 3.3 A-G với hệ thống quan trắc và camera truyền hình ảnh về khu nhà điều hành, từ đây, người phụ trách dễ dàng cập nhật thông tin từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến in tem, nhãn tự động, minh bạch hóa toàn bộ quá trình sản xuất. Với bán kính phủ sóng 15km, trạm quan trắc dự báo chính xác nhiệt độ, tốc độ gió, lượng mưa, độ ẩm của đất…, giúp người quản lý nắm bắt được tình hình sâu bệnh cũng như sinh trưởng để có kế hoạch sản xuất sao cho hiệu quả. Hợp tác xã cũng đã hoàn thiện khu nhà sơ chế, đóng gói, lắp đặt 2 kho lạnh bảo quản rau, bảo đảm độ tươi ngon cho sản phẩm.
Kiểm tra chất lượng rau khi đưa ra thị trường |
Mỗi ngày Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn cung ứng ra thị trường khoảng 3 tấn rau xanh. Trong đó, 100% sản phẩm đều đã được ký hợp đồng bao tiêu với các đơn vị, phân phối, gồm: 4 bệnh viện, 2 hệ thống siêu thị lớn là Big C và T-Mart, 15 cửa hàng tiện ích và 11 trường học trên địa bàn thành phố... Sau khi trừ chi phí, mỗi năm hợp tác xã thu về hơn 10 tỷ đồng, thu nhập bình quân của cán bộ, công nhân viên từ 6 triệu đồng đến 7 triệu đồng/tháng. Đối với các hộ thành viên trồng rau, thu nhập trung bình đạt khoảng 100 triệu đồng/hộ, hộ cao nhất có doanh thu trên 420 triệu đồng/năm.
Để nhân rộng mô hình liên kết chuỗi, hợp tác xã đã phối hợp với các hợp tác xã khác trên địa bàn để liên kết sản xuất. Điển hình là phối hợp với Hợp tác xã Nông nghiệp Đồng Phú (huyện Chương Mỹ) trồng khoai tây, đậu tương, rau và ớt vụ đông. “Hiện Hợp tác xã Nông nghiệp Đồng Phú đang làm 2 vụ lúa hữu cơ. Sẵn nền đất hữu cơ đó, chúng tôi làm tiếp vụ đông để tăng thu nhập cho xã viên. Hợp tác xã cũng phối hợp với hai xã Đại Yên và Hoàng Diệu chuyển 2 vụ lúa ở các xã này sang 1 vụ lúa và 1 vụ đậu tương, rau bí ngọn…
Đóng gói sản phẩm khi đưa vào các hệ thống siêu thị |
Ông Hoàng Văn Thám cho biết, trong quá trình phát triển HTX dù may mắn được chính quyền hỗ trợ; người dân nhiệt tình ủng hộ, hăng hái sản xuất; nhận được sự hỗ trợ từ nhiều tổ chức trong và ngoài nước, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là trong công đoạn ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Ban đầu, về đầu tư sử dụng công nghệ, HTX còn hạn chế về nguồn nhân lực có kinh nghiệm, tay nghề cao. “Thành viên của HTX chủ yếu là những người nông dân chân chất, ít tiếp xúc với khoa học, công nghệ nên ban đầu việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cao vào sản xuất gặp nhiều trở ngại; tích hợp công nghệ số vào sản xuất gắn với tiêu thụ cũng gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” khi người dân không biết app (ứng dụng) là gì, thậm chí nhiều người còn đang sử dụng điện thoại “đen trắng”.” ông Thám chia sẻ.
Theo đánh giá của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn là điểm sáng trong thực hiện mô hình liên kết chuỗi trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Đây chính là hướng đi bền vững, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp. |
(Trang thông tin có sự phối hợp của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội) |
Tin liên quan
Tin khác
Công ty CP thương mại Kangen HHT triển khai chương trình “Hành trình nước sạch- Cho cuộc sống xanh”
09:08 | 28/11/2024 Kinh tế
Khai trương cụm sân YoYo Pickleball lớn nhất TP. HCM tại Thủ Đức
10:52 | 26/11/2024 Kinh tế
Mãng cầu hữu cơ Tây Ninh đạt chuẩn xuất khẩu
14:17 | 21/11/2024 Kinh tế
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi vịt công nghệ cao
09:01 | 14/11/2024 Kinh tế
Hà Nội: Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - Tiêu dùng bền vững làng nghề 2024
10:07 | 01/11/2024 Kinh tế
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2024 - 2029
10:07 | 01/11/2024 Kinh tế
Lãnh đạo tỉnh Bình Định làm việc với Đại sứ Cộng hoà Liên bang Đức tại Việt Nam
14:28 | 31/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới
10:01 | 30/10/2024 Kinh tế
Phú Yên đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
09:22 | 25/10/2024 Kinh tế
Hà Nam: Thu nhập ổn định từ mô hình trồng sắn dây
09:21 | 25/10/2024 Kinh tế
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Kinh tế, xã hội đạt nhiều kết quả tích cực
19:33 | 13/10/2024 Kinh tế
Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế
13:56 | 11/10/2024 Kinh tế
Người nông dân làm giàu nghề sản xuất meo nấm rơm
11:09 | 10/10/2024 Kinh tế
Hà Nam: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGAP ở Văn Lý
13:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Cựu chiến binh say mê với nghề diệt tổ mối
09:55 | 30/09/2024 Kinh tế
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
14:04 Đào tạo nghề
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn
14:03 Đào tạo nghề
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 OCOP
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
10:43 Du lịch làng nghề
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga
10:43 Tin tức