Hợp tác xã Chè Hải Yến liên kết để sản xuất và tiêu thụ hiệu quả
Xã Phú Thịnh có 150 ha đất trồng chè, chất lượng chè ở đây luôn được đánh giá cao bởi hương vị thơm ngon riêng có. Hiện, trên địa bàn xã đã hình thành 2 hợp tác xã (HTX), 10 làng nghề, 5 tổ hợp tác (THT) sản xuất chè. HTX Chè Hải Yến được thành lập năm 2018, ở xóm Làng Thượng với 7 thành viên và 25 hộ liên kết cùng thực hiện nghiêm một quy trình từ lúc trồng đến khi chăm sóc, thu hái. Ban quản trị HTX thường xuyên kiểm tra, giám sát các khâu sản xuất như: Bón phân, phun thuốc trừ sâu thông qua ghi chép sổ sách và thực tế hoạt động của các hộ trên nương chè.
Vốn trong gia đình có truyền thống làm chè từ năm 1988, từ chỗ trồng để uống hàng ngày, rồi dần dần mở rộng diện tích để đem bán tại các chợ. Tuy vậy, lợi nhuận làm ra chẳng đáng là bao do chè không có thương hiệu, bị thương lái ép giá. Chị Hà Thị Yến – Giám đốc HTX Chè Hải Yến thấu hiểu nỗi khổ của người dân khi làm chè. Đến cuối năm 2018, Chị được biết đến mô hình liên kết sản xuất và quyết định thành lập HTX chè Hải Yến. Đến nay, HTX đã có 10ha chè được sản xuất theo quy trình VietGAP, cho sản lượng 120 tấn chè búp tươi/năm, sản phẩm của chúng tôi đã có mặt tại nhiều tỉnh thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và một số tỉnh miền Nam.
Chị Hà Thị Yến, Giám đốc HTX cho biết: “Thành lập HTX với mục đích nâng tầm giá trị của cây chè nơi, các thành viên sẽ cùng chung phương thức sản xuất, cùng nỗ lực tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, nhiều sản phẩm chè của HTX như: Trà Xanh Bến Xuân, Trà Tôm Nõn Hải Yến được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao, mặc dù bị ảnh hưởng dịch Covid-19, song HTX vẫn có doanh thu trên 1 tỷ/năm và tạo việc làm ổn định cho 4 đến 5 lao động chính với mức lương 5 triệu đồng/tháng”.
Trà Xanh Bến Xuân - sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao của HTX Chè Hải Yến
Phải nói rằng với diện tích đất đồi thấp ở xã Phú Thịnh nói riêng, huyện Đại Từ nói chung, chưa có cây nào thay thế được cây chè. Thực tế đã chứng minh, việc đẩy mạnh đầu tư và phát triển cây chè là chủ trương đúng đắn. Tính đến nay, chè là cây trồng giải quyết việc làm cho lực lượng lao động lớn và đem lại thu nhập khá cho người dân của Phú Thịnh. Chính từ cây chè mà hầu hết các hộ trồng, chế biến chè ở đây đã vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá, sung túc. Việc phát triển các mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè góp phần xây dựng thương hiệu và nâng tầm cây chè ở xã Phú Thinh.
Không riêng chị Yến, những năm gần đây, nhận thấy hiệu quả của việc liên kết hộ trong sản xuất, chế biến chè, nhiều người dân tại các vùng chè của huyện Đại Từ có xu hướng “móc nối” với nhau trên tinh thần 2 “cùng” (cùng sản xuất, cùng tiêu thụ). Theo thống kê, trên địa bàn huyện hiện có gần 70 tổ hợp tác (THT) trồng, chế biến chè, 31 HTX (tăng 17 HTX so với năm 2016). Các HTX chủ yếu tập trung tại các vùng chè lớn của huyện và các làng nghề trồng, chế biến chè với sự tham gia của khoảng 1.000 thành viên. Mức thu nhập của người lao động trong các HTX, THT sản xuất, chế biến chè hiện đạt từ 5,5-6 triệu đồng/người/tháng.
Ông Lôi Quốc Hưng, Chủ tịch xã Phú Thịnh cho biết: “Mô hình HTX Chè Hải Yến là mô hình điểm trong chuỗi liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè của xã Phú Thịnh. HTX được hỗ trợ tập huấn thành viên tham gia sản xuất, được hỗ trợ về công nghệ như kho lạnh, sao sấy… Trong đó, cái được lớn nhất là các thành viên HTX không phải lo khâu tiêu thụ sản phẩm như trước đây”.
Còn anh Hà Văn Khanh, thành viên HTX Chè Hải Yến cho biết: “Anh có hơn một mẫu chè, bản thân anh trước khi vào HTX, chè nhà anh vẫn có thị trường tiêu thụ ổn định. Song với mong muốn nâng tầm sản phẩm giá trị cây chè quê hương, anh quyết định gia nhập HTX”.
Bài, ảnh: Lương Văn Tuân
(Bài viết thực hiện theo phối hợp từ VPĐP NTM TƯ)
Tin liên quan
Tin mới hơn
Xây dựng thương hiệu mật ong Triều Thu
09:50 | 29/11/2024 OCOP
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
11:25 | 13/11/2024 OCOP
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
14:56 | 11/11/2024 OCOP
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao
14:20 | 06/11/2024 OCOP
TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
08:47 | 05/11/2024 OCOP
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định
10:32 | 04/11/2024 OCOP
Tin khác
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
14:27 | 31/10/2024 OCOP
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP
14:21 | 31/10/2024 OCOP
Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP
09:48 | 30/10/2024 OCOP
Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề
09:25 | 25/10/2024 OCOP
Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP
09:23 | 25/10/2024 OCOP
Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao
09:21 | 25/10/2024 OCOP
Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao
19:57 | 21/10/2024 OCOP
Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề
11:12 | 14/10/2024 OCOP
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP
09:29 | 07/10/2024 OCOP
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương
09:16 | 07/10/2024 OCOP
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 | 05/10/2024 OCOP
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 | 04/10/2024 OCOP
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
09:52 Nông thôn mới
Xây dựng thương hiệu mật ong Triều Thu
09:50 OCOP
Hiệu quả thiết thực chương trình khuyến công ở Sóc Trăng
09:32 Khuyến công
Hải Phòng: Tổ chức chương trình tuần hàng Việt Nam
09:28 Khuyến công