Hợp đồng điện tử - nâng cao tối đa hiệu suất kinh doanh
Diễn đàn thu hút trên 2.500 lượt đại biểu tham dự trực tiếp và 10.000 lượt đại biểu tham dự qua các nền tảng trực tuyến, là lãnh đạo cấp cao của Chính phủ, các cơ quan, bộ, ngành, địa phương; lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty, các doanh nghiệp, tổ chức thuộc các ngành kinh tế có nhu cầu về chuyển đổi số; lãnh đạo các doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu trong nước, các đoàn doanh nghiệp quốc tế, các đơn vị nghiên cứu, chuyên gia và các cơ quan báo chí truyền thông.
Trong những năm vừa qua, thương mại điện tử Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, nhảy vọt với tốc độ tăng trưởng 16-17%/năm. Các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện thông qua các sàn thương mại điện tử, các mạng xã hội và các website bán hàng trực tiếp của doanh nghiệp, người kinh doanh. Tuy phát triển với tốc độ đột phá, các giao dịch thương mại điện tử luôn ẩn chứa nhiều rủi ro cho cả người mua và người bán.
Hợp đồng điện tử ra đời, được triển khai rộng rãi sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thương mại số nói riêng và hoạt động thương mại trong nước, quốc tế nói chung. Với ý nghĩa quan trọng đó, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành hành lang pháp lý cho hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử trong các Nghị định 52/2013/NĐ-CP và gần đây nhất là Nghị định 85/2021/NĐ-CP về Thương mại điện tử, chính thức tạo hành lang pháp lý cần thiết để cấp phép cho hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam.
Ông Đặng Hoàng Hải, chia sẻ: Việc ứng dụng Hợp đồng điện tử sẽ giúp các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, bao gồm cả cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích. Thứ nhất là vấn đề tiết kiệm chi phí. So với chi phí hiện nay, một hợp đồng truyền thống sẽ mất chi phí giấy tờ, in ấn, chi phí chuyển phát hợp đồng hoặc chi phí đi lại. Mỗi hợp đồng, giao kết điện tử khi sử dụng, sẽ tiết kiệm được từ 30.000 VNĐ đến 80.000 VNĐ, nhân với số lượng hợp đồng đang giao dịch hàng năm hiện nay, chi phí tiết kiệm được cho doanh nghiệp, cá nhân là rất lớn.
Bên cạnh đó là vấn đề tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất. So với quy trình hợp đồng giấy hiện tại, phải đợi Giám đốc doanh nghiệp, hoặc lãnh đạo có mặt tại văn phòng để ký trình, việc sử dụng hợp đồng điện tử sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian hình thành hợp đồng. Lãnh đạo đơn vị có thể đang đi công tác vẫn có thể thực hiện phê duyệt, ký kết hợp đồng. “Điều này giúp cho việc tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất công việc rất nhiều.” ông Đặng Hoàng Hải nhận định.
Ngoài ra, với hợp đồng điện tử, các bên thứ 3 như ngân hàng, các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước có thể căn cứ trên hợp đồng điện tử với xác thực của các đơn vị được Bộ Công Thương cấp phép, hoặc thông qua trục phát triển hợp đồng điện tử của Bộ Công Thương để xác minh giá trị bản gốc của hợp đồng. Việc này tiết kiệm nhiều thời gian xác minh và đảm bảo hạn chế chứng từ giả, chứng từ khống. Không chỉ có vậy, việc lưu trữ hợp đồng dưới dạng điện tử sẽ giúp doanh nghiệp quản lý, tra cứu, tìm kiếm một cách dễ dàng mà vẫn đảm bảo được sự an toàn, bảo mật của nội dung hợp đồng. Thương mại điện tử ngày càng phát triển, các giao dịch thương mại truyền thống ứng dụng hợp đồng điện tử có chứng thực sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao tối đa hiệu suất kinh doanh và tiếp cận khách hàng tiềm năng. Giúp xã hội văn minh và góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội.
Ngày 15/3/2022, Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số đã có Quyết định số 27/QĐ-UBQGCĐS về Ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2022, trong đó có mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 50%.
Về phía mình, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 01/2022/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 85/2021/NĐ-CP, hành lang pháp lý sẵn sàng, trong Quý I-II/2022, Bộ đã làm việc với các doanh nghiệp gửi đề nghị cấp đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử và sẵn sàng cung cấp dịch vụ trong tháng 6/2022, hướng đến đạt kế hoạch của Ủy ban chuyển đổi số quốc gia xây dựng. Song song với việc hoàn thiện hành lang pháp lý, căn cứ cấp phép cho các doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã phát triển hệ thống trục phát triển hợp đồng điện tử quốc gia (CeCA.gov.vn). Hệ thống trục sẽ là nơi cung cấp thông tin xác thực hợp đồng toàn quốc cho các bên thứ 3, đồng thời là nền tảng hỗ trợ, kết nối các tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử được cấp đăng ký, kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ dấu thời gian, chữ ký số, định danh và xác thực đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép. Hệ thống trục phát triển hợp đồng điện tử quốc gia sẽ đóng vai trò xây dựng và phát triển thị trường ứng dụng thực tế của hợp đồng điện tử, để kết nối các nền tảng công nghệ, các hạ tầng số tin cậy của Chính phủ đến các doanh nghiệp, tổ chức, người dùng thông qua các giao dịch thương mại.
“Mỗi giao dịch hợp đồng điện tử sẽ có gắn kèm với các quy định về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, xử lý các yếu tố phát sinh trong quá trình giao kết và thực thi hợp đồng. Giúp cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các bên thứ 3 có một cơ quan trung gian đủ tin cậy để giải quyết các vấn đề phát sinh khi thực hiện giao kết, hợp động dưới dạng điện tử.” ông Đặng Hoàng Hải cho biết thêm.
Tin, ảnh: PV
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 | 19/12/2024 Kinh tế
Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch
09:53 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê ở Đắk Lắk
09:53 | 19/12/2024 Kinh tế
Tay ngang lập chuỗi nhà hàng
10:26 | 18/12/2024 Kinh tế
Dưa lưới Bái An Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao
09:21 | 17/12/2024 Kinh tế
HTX nho Ninh Thuận EVERGREEN: Hành trình nâng tầng giá trị nông sản Việt
09:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Tin khác
Công ty CP TM& DV An Khang Group Khai trương văn phòng đại diện tại Quảng Bình
09:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Thương binh Trần Văn Lung phát huy bản chất tốt đẹp “Bộ đội cụ Hồ” trong cuộc sống thời bình
09:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Hưng 15 năm xây dựng và phát triển - Kiến tạo giá trị phồn vinh
15:43 | 16/12/2024 Kinh tế
Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng
09:10 | 12/12/2024 Kinh tế
Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn
09:29 | 11/12/2024 Kinh tế
Xã Yên Phong huyện Chợ Đồn: Mô hình nuôi dúi - Hướng đi mới trong phát triển kinh tế
09:23 | 09/12/2024 Kinh tế
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ): Điển hình liên kết theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
15:00 | 30/11/2024 Kinh tế
HTX Nông sản an toàn Quốc Oai: Hướng đi mới cho sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững
13:00 | 30/11/2024 Kinh tế
Công ty CP thương mại Kangen HHT triển khai chương trình “Hành trình nước sạch- Cho cuộc sống xanh”
09:08 | 28/11/2024 Kinh tế
Khai trương cụm sân YoYo Pickleball lớn nhất TP. HCM tại Thủ Đức
10:52 | 26/11/2024 Kinh tế
Mãng cầu hữu cơ Tây Ninh đạt chuẩn xuất khẩu
14:17 | 21/11/2024 Kinh tế
Võng Xuyên (Phúc Thọ): Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng hành lá
13:00 | 15/11/2024 Kinh tế
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi vịt công nghệ cao
09:01 | 14/11/2024 Kinh tế
Chương Mỹ: Nhiều mô hình liên kết tạo được sức bật
15:00 | 11/11/2024 Kinh tế
Hà Nội: Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - Tiêu dùng bền vững làng nghề 2024
10:07 | 01/11/2024 Kinh tế
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường