Hội nghị tập huấn triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” – OCOP khu vực Miền Trung – Tây Nguyên

LNV - Sáng ngày 2/7 tại Thành phố Kon Tum diễn ra hội nghị tập huấn triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” – OCOP khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Bà Trần Thị Nga, PCT UBND tỉnh, Phó Trưởng BCĐ CCTMTQG tỉnh phát biểu chào mừng hội nghị.


Hội nghị có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Ủy viên thương trực BCĐ TW Trần Thanh Nam. Cục trưởng – Chánh văn phòng VPĐP NTM TW Nguyễn Minh Tiến. Cục phó – Phó Chánh văn phòng VPĐP NTM TW Trần Nhật Lam. Trưởng phòng OCOP VPĐP NTM TW Đặng Văn Cường và bà Trần Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Kon Tum.

Tham dự lớp tập huấn có đại diện các sở ngành, các huyện trên địa bàn tỉnh. Các cán bộ đại diện Sở NN&PTNT, Công Thương, Y tế, Khoa học & Công nghệ…đến từ 17 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Ủy viên thương trực BCĐ TW Trần Thanh Nam.

Cục trưởng – Chánh văn phòng VPĐP NTM TW Nguyễn Minh Tiến.


Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) hiện nay nhiều nước trên thế giới cũng đã và đang triển khai chương trình với một số tên gọi khác nhau nhưng đều có điểm chung là phát huy nội lực của các địa phương gắn với đơn vị hành chính làng, xã, huyện thị để phát huy sức sáng tạo và nội lực tiềm năng của các địa phương tập trung phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn có giá trị gia tăng cao.

Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị. Chủ thể của Chương trình là do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa...) và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Chương trình OCOP phát triển kinh tế nông thôn theo hướng mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa, nhất là chú trọng phát triển các nghề, làng nghề truyền thống. Ngoài ra, chương trình OCOP còn có ý nghĩa trong giải quyết nhiều vấn đề quan trọng ở nông thôn như giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, môi trường, phát huy trí tuệ sáng tạo của người dân, hình thành các tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương thông qua các chương trình phát triển ngành nghề nông thôn. Chương trình có sự tham gia của cộng đồng, các nguồn lực cộng đồng.

Tính đến hết năm 2020 khoảng 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX tham gia Chương trình (tính riêng đến tháng 6/2020 đã có 317 doanh nghiệp và 410 HTX tham gia) định hướng đến 2030 khoảng 2.000 doanh nghiệp, HTX tham gia.

Về nội dung của chương trình OCOP được chia thành 6 nhóm gồm: (1) Thực phẩm, gồm có: Nông sản tươi sống và nông sản chế biến. (2) Đồ uống, gồm: Đồ uống có cồn; đồ uống không cồn. (3) Thảo dược, gồm: Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu. (4) Vải và may mặc, gồm: Các sản phẩm làm từ bông, sợi. (5) Lưu niệm – nội thất - trang trí, gồm: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may,... làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng. (6) Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch, gồm: Các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu,...

Về nhiệm vụ của cấp tỉnh trong triển khải chương trình OCOP: Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và triển khai đề án, kế hoạch thực hiện chương trình OCOP; Bố trí các nguồn vốn của địa phương, lồng ghép các nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới để triển khai thực hiện. Huy động các nguồn lực tại địa phương (vốn tín dụng và các nguồn lực hợp pháp khác) để tổ chức triển khai thực hiện. Thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp tỉnh để đánh giá, xếp hạng, công nhận các sản phẩm đạt chuẩn 3 sao, 4 sao; thông báo cho địa phương và chủ thể biết kết quả đánh giá sản phẩm đạt chuẩn 3 sao, 4 sao và đề nghị Hội đồng đánh giá Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm đạt chuẩn 5 sao.

Đối với cấp huyện, có nhiệm vụ: Xây dựng đề án, kế hoạch cấp huyện để rà soát, tổng hợp danh sách các sản phẩm đăng ký, hỗ trợ phát triển các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của địa phương. Triển khai chương trình đào tạo nghề nông thôn gắn với phát triển sản phẩm OCOP. Thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp huyện để đánh giá, xếp hạng sản phẩm đạt chuẩn 1 sao và 2 sao, thông báo kết quả đánh giá cho cấp xã và các chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn 1 sao, 2 sao để biết và hoàn thiện; đề nghị Hội đồng đánh giá cấp tỉnh đánh giá, công nhận sản phẩm đạt chuẩn 3 sao và 4 sao.
Nhiệm vụ cấp xã là xây dựng kế hoạch, tổ chức rà soát các sản phẩm từ ý tưởng, tính khả thi phát triển sản phẩm có thể đề xuất xếp hạng, xác định nguồn nguyên liệu, lao động, sức mạnh cộng đồng tham gia. Hỗ trợ các chủ thể sản phẩm đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án, dự án sản xuất, hoàn thiện sản phẩm OCOP và tổ chức đào tạo nghề, nâng cao năng lực tay nghề lao động nông thôn. Hoàn thiện các thủ tục đề xuất cấp huyện tổ chức Hội đồng đánh giá, phân hạng các sản phẩm.

Một số hình ảnh tại hội nghị tập huấn:









Còn tiếp...

Tin và ảnh: Thái Hòa

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

OVN - Với tâm niệm gìn giữ và phát triển nghề nước mắm truyền thống của vùng quê Hải Hậu, anh Nguyễn Đức Duy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và thủy sản (HTXNN và TS) Hải Hậu đã đầu tư tiền của, công sức xây dựng thương hiệu mắm uy tín trên thị trường. Năm 2021, sản phẩm “Nước mắm Nhà thờ đổ” của HTXNN và TS Hải Hậu được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt sản phẩm tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

LNV - Với đặc trưng đất trồng là loại đất cát pha bạc màu, trồng lúa và hoa màu kém phát triển nhưng cây hành tăm ở xã Thiên Lộc, xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) lại phát triển tốt và mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân nơi đây.
Cá sạch sông Đà - Sản vật quý ở Đà Bắc

Cá sạch sông Đà - Sản vật quý ở Đà Bắc

LNV - Cuối năm 2023, các sản phẩm cá lăng đen, trắm đen và cá ngạnh của xã Tiền Phong (Đà Bắc) được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Những sản vật quý được nuôi dưỡng trên dòng Đà Giang đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Với quy trình chăn nuôi khoa học, các sản phẩm cá sạch sông Đà đã khẳng định được chất lượng trên thị trường. Qua đó tạo điều kiện cho các hộ cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sóc Sơn: Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Sóc Sơn: Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

OVN - Huyện Sóc Sơn hiện có hơn 10.000ha đất sản xuất nông nghiệp, hơn 4.500ha đất lâm nghiệp; 112 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 3.447 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 2 làng nghề truyền thống...Đây là tiềm năng lớn để huyện phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.
Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), đến nay, Quảng Ninh đang có 417 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3-5 sao. Đến nay, Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều cách làm, giải pháp để chung tay cùng hội viên, nông dân xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP.
“Bảo tàng gia đình” ở thành phố hoa phượng đỏ

“Bảo tàng gia đình” ở thành phố hoa phượng đỏ

LNV - Một ngày đầu Thu 2023, tôi về thăm bác Trịnh Trọng Giữ, người CCB của Tiểu đoàn Hải Đà năm xưa - Đơn vị anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Với tình cảm của một đảng viên, hội viên CCB, hội viên Chi hội KHLS Quân sự thành phố Hải Phòng, bác Giữ tâm sự về cuộc đời, về sự cống hiến không mệt mỏi, nhất là quá trình xây dựng “Bảo tàng gia đình của Cụ Trịnh Văn Nghệ và cụ Trần Thị Xúc”.

Tin khác

Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng

Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng

OVN - Vốn là món ăn đặc trưng của tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng khi được người dân đưa về phát triển huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng), món bánh lọc lại nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng và trở thành một trong những món bánh đạt chất lượng OCOP của địa phương.
Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch

Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch

OVN - Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt mạnh đã tạo nên các tiểu vùng thời tiết khí hậu với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù. Trong những năm qua, các sản phẩm OCOP đặc thù của Hà Giang có nguồn gốc từ nông nghiệp là những sản phẩm thu hút người tiêu dùng và khách du lịch.
Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương

Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương

OVN - Sản phẩm OCOP nên lựa chọn và ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm truyền thống cũng như các sản phẩm mới được hình thành dựa trên nền tảng lợi thế của địa phương, có chất lượng nổi trội, đặc sắc.
Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

OVN - Nhận thấy tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng với nhiều sản phẩm OCOP đa dạng và chất lượng, HTX Phú Lộc Thái Nguyên đã xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng khi muốn lựa chọn những nông sản để tiêu dùng và làm quà biếu tặng.
OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn

OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn

OVN - Được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao, nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn đang từng bước mở rộng thị trường, mang đặc sản miền quê của huyện Lâm Thao, Phú Thọ tới nhiều khách hàng.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

OVN - Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng đất “địa linh nhân kiệt” tỉnh Ninh Bình, xuất phát từ nghề cơ khí. Đến với mảnh đất quê hương thứ hai tỉnh Gia Lai từ những năm 1998 của thế kỷ trước, anh Đinh Văn Kỳ sớm thấu hiểu được những khó khăn của những người nông dân với cây cà phê ở xã Bầu Cạn, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Ân.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

OVN - Giò me (giò bê) ở Nam Nghĩa, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) thường được lấy tên là giò me Nam Nghĩa hay giò me Nam Đàn. Thương hiệu này ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến, trở thành thương hiệu giò bê Nghệ An.
“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

LNV - Ít ai biết rằng, cái tên “vũ nữ chân dài” lại là mỹ từ mà người dân miền Tây dùng để gọi khô nhái – một món nhậu có sức hấp dẫn lạ kỳ, sẵn sàng “hạ gục” bất cứ ai từng có cơ hội thưởng thức.
"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

LNV - Trong kinh doanh đầy thách thức, có những câu chuyện về sự kiên trì và dấn thân không ngừng vượt qua khó khăn. Nghệ nhân Thái Thị Thu Thuỷ, một nữ doanh nhân quê tại Thành phố Quy Nhơn, là một ví dụ rõ ràng cho điều này.
Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

OVN - Mặc dù TP. Đồng Hới ( Quảng Bình) đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả tích cực trong triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, các sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Vì vậy, thành phố sẽ ưu tiên hỗ trợ đối với việc phát triển các sản phẩm OCOP mới là các sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của địa phương.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng

Bình Định: Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng

LNV - Xác định giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết chỉ đạo
Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhân dân, du khách cổ vũ nồng nhiệt các khối diễu binh, diễu hành

Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhân dân, du khách cổ vũ nồng nhiệt các khối diễu binh, diễu hành

LNV - Sáng 5/5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, TP. Điện Biên Phủ, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Khánh Hoà: Triển lãm 100 hình ảnh và 600 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khánh Hoà: Triển lãm 100 hình ảnh và 600 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

LNV - Chiều 4-5, tại khu vực Tháp Trầm hương (TP. Nha Trang), Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa khai mạc Triển lãm ảnh và trưng bày, giới thiệu sách, tài liệu kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
Hà Nội: Thêm 2 di tích lịch sử được xếp hạng cấp thành phố tại huyện Đan Phượng

Hà Nội: Thêm 2 di tích lịch sử được xếp hạng cấp thành phố tại huyện Đan Phượng

LNV - Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bắc Giang: Khuyến công tích cực trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng

Bắc Giang: Khuyến công tích cực trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng

LNV - Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động