Hoàn thiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc
Thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán đất lâm nghiệp trong các công ty lâm nghiệp” do Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Hội Khoa học Kinh tế NN&PTNT, Cục lâm nghiệp và kiểm lâm tổ chức. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Quốc Trị; nguyên Thứ trưởng, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế NN&PTNT Việt Nam Hà Công Tuấn; Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Trần Quang Bảo đồng chủ trì hội thảo vào sáng 25/4, tại Hà Nội
Hội thảo nhằm thảo luận đánh giá những bất cập, hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý rừng và sản xuất lâm nghiệp trong thời gian tới.
![]() |
Toàn cảnh hội thảo. |
Giao khoán đất lâm nghiệp: Nhìn lại thực trạng, bàn giải pháp
Báo cáo tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Quốc Trị cho biết, sau 30 năm thực hiện chính sách giao khoán, các công ty lâm nghiệp trên cả nước đã khoán gần 460.000 ha đất, tương đương khoảng 27% diện tích được quản lý. Trong đó, giao khoán theo Nghị định 01/CP chiếm 68%, theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP là 29% và theo Nghị định 168/2016/NĐ-CP chỉ chiếm khoảng 3%.
Chính sách giao khoán đã góp phần tích cực vào công tác bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp và huy động nguồn lực xã hội. Người dân địa phương cùng doanh nghiệp nhà nước, ban quản lý rừng từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên và phát triển kinh tế địa phương.
Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn nhiều bất cập, nhất là trong quản lý đất đai, tổ chức sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Hội thảo lần này là dịp để nhìn nhận toàn diện thực trạng, chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời bàn thảo, thống nhất các giải pháp – đặc biệt về cơ chế, chính sách – nhằm tiếp tục hoàn thiện mô hình giao khoán đất lâm nghiệp gắn với đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất và hoạt động của các công ty lâm nghiệp trong giai đoạn tới.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi Trường Nguyễn Quốc Trị phát biểu tại Hội thảo. |
Đất lâm nghiệp có còn phù hợp với giao khoán?
Chia sẻ báo cáo Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán đất lâm nghiệp trong các công ty lâm nghiệp do Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, ông Nguyễn Văn Tiến – Phó chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – cho hay, kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế từ ngày 5/2 đến ngày 23/3/2025 tại 7 tỉnh (gồm Bắc Giang, Hoà Bình, Nghệ An, Bình Định, Gia Lai, Đồng Nai, Cà Mau), có 26 công ty lâm nghiệp đang quản lý 292.632,47 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 290.008,19 ha.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Tiến – Phó chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thông tin chính sách giao khoán rừng và đất lâm nghiệp đã có nhiều thay đổi theo từng thời kỳ, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều bất cập trong thực tiễn. |
Có 21 công ty đã thực hiện khoán cho 121.722,59 ha, chiếm 41,59%; trong đó: Khoán 50 năm chiếm 3,1%; khoán 20 năm chiếm 28,04%; khoán theo chu kỳ sản xuất của cây trồng chiếm 8,13%; khoán theo công đoạn sản xuất chiếm 8,18%; khoán hằng năm chiếm 52,51%.
Kết quả phỏng vấn kết hợp khảo sát thực tế cho thấy, hầu hết cán bộ quản lý và người dân được phỏng vấn cho biết chính sách khoán đất lâm nghiệp đã thu hút được các nguồn lực xã hội tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên đất khoán; tạo ra nhiều mô hình trồng rừng, sản xuất nông lâm kết hợp hiệu quả trên diện tích khoán.
Trong các hình thức khoán, giao khoán theo công đoạn sản xuất, khoán việc công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh, quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Người dân nhận khoán hầu hết là người địa phương có đất sản xuất, có công việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định dân cư và tình hình an ninh trật tự.
“Khảo sát, phỏng vấn 37 hộ nhận khoán ở 6 tỉnh, các hộ đều làm nông nghiệp là chính; bình quân 1 hộ có 4,65 khẩu, 2,78 lao động chính, trong đó có 2,49 lao động nông nghiệp. Thu nhập bình quân 1 hộ nhận khoán là 167 triệu/năm, trong đó: Thu nhập từ khoán lâm nghiệp là 53 triệu đồng/năm, chiếm 31,73% tổng thu nhập; thu nhập từ nông nghiệp là 87 triệu đồng/năm; thu nhập khác là 27 triệu đồng /năm”, báo cáo nêu rõ.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, đánh giá thực trạng về công tác giao khoán, kết quả thực hiện và những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận, thống nhất giải pháp thực hiện trong thời gian tới, đặc biệt là vấn đề về cơ chế, chính sách giao khoán trong các công ty lâm nghiệp gắn với việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý sử dụng đất đai trong các công ty lâm nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Tiến thông tin, chính sách giao khoán rừng và đất lâm nghiệp đã có nhiều thay đổi theo từng thời kỳ, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều bất cập trong thực tiễn. Các quy định mới về đối tượng nhận khoán, hạn mức khoán, thời hạn khoán và quyền lợi, trách nhiệm của bên nhận khoán chưa hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho cả bên khoán và bên nhận khoán trong việc thiết lập hồ sơ và thực hiện hợp đồng.
Đặc biệt, việc chuyển tiếp từ Nghị định 01/1995/NĐ-CP ngày 04/01/1995 sang Nghị định 135/2005/NĐ-CP và tiếp tục chuyển sang Nghị định 168/2016/NĐ-CP gặp nhiều vướng mắc do thiếu các hướng dẫn chi tiết và chưa có cơ chế kế thừa rõ ràng.
Những hạn chế trong quản lý hồ sơ, xử lý tài sản trên đất, cơ chế xử lý vi phạm và việc phối hợp giữa các bên liên quan cũng tạo ra những rào cản trong quá trình thực hiện.
Những bất cập trong công tác giao khoán đất lâm nghiệp xuất phát từ nhiều nguyên nhân như hạn chế trong tuyên truyền chính sách, lực lượng bảo vệ rừng mỏng, hồ sơ đất đai chưa hoàn thiện, công tác giám sát chưa chặt chẽ và tranh chấp đất đai phức tạp. Việc xử lý các vi phạm còn lúng túng, thiếu chế tài răn đe, gây khó khăn cho quá trình thực hiện và quản lý hợp đồng khoán.
Do đó, việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tổ chức sản xuất, khoán trong công ty lâm nghiệp; sửa đổi, bổ sung Nghị định 168/2016/NĐ-CP là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp, chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh trong các công ty lâm nghiệp.
Chính sách không thể đứng ngoài thực tiễn
Công ty lâm nghiệp là một trong 7 nhóm chủ rừng quan trọng nhất (12% tổng diện tích rừng cả nước). Câu hỏi đặt ra đó là với thực trạng sử dụng đất như hiện nay, cơ hội và thách thức của các công ty là gì và điều gì cần thay đổi để kiểm soát thách thức và biến cơ hội thành thực tế?
Bàn về việc này, chuyên gia phân tích chính sách Tô Xuân Phúc – Tổ chức Forest Trends – cho hay, hiện các thị trường xuất khẩu lớn ngày càng đòi hỏi chặt chẽ hơn về các khía cạnh hợp pháp và không mất rừng.
Quy định chống mất rừng của EU có hiệu lực từ đầu năm 2026, các mặt hàng gỗ, cà phê, cao su trồng trên các diện tích đất lâm nghiệp không tuân thủ các quy định của Chính phủ Việt Nam về sử dụng đất, bao gồm các quy định về khoán sẽ không đáp ứng được EURD và như vậy có rủi ro trong việc không chấp nhận tại thị trường này.
Cũng theo ông Tô Xuân Phúc, hiện chưa có thông tin về liệu các mặt hàng nông sản được sản xuất trên diện tích đấy lâm nghiệp, bao gồm cả các diện tích do các công ty lâm nghiệp đang quản ký có được xuất khẩu vào thị trường EU hay không. Tuy nhiên, những tồn tại trong khâu sử dụng đất của các công ty lâm nghiệp cho thấy các thách thức trong việc tiếp cận thị trường này trong tương lai đối với các mặt hàng được sản xuất trên các diện tích đất lâm nghiệp hiện nay.
![]() |
Hiện các thị trường xuất khẩu lớn ngày càng đòi hỏi chặt chẽ hơn về các khía cạnh hợp pháp và không mất rừng. |
Ngoài ra, EURD quy định nếu quá trình sản xuất các mặt hàng gây mất riwngf, với thời điểm mất rừng tính từ 31/12/2020, thì toàn bộ các mặt hàng gây mất rừng này sẽ không được phép nhập khẩu vào EU.
Nói cách khác, các loại cây hàng hóa trồng trên diện tích xâm lấm vào các diện tích rừng từ thời điểm cuối năm 2020 trở lại đây do các công ty lâm nghiệp được giao quản lý sẽ không có cơ hội tiếp cận thị trường EU.
Một vấn đề khác được ông Tô Xuân Phúc đề cập đến đó là thị trường carbon rừng có tiềm năng rất lớn để tạo nguồn thu mới từ nguồn tín chỉ carbon cho các công ty lâm nghiệp. Ngày 24/1/2025, Chính phủ đã phê duyệt Đề án Thành lập và Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam. Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm đang xây dựng tiêu chuẩn carbon rừng.
Thực hiện Đề án và áp dụng bộ tiêu chuẩn trong tương lai có tiềm năng trong việc tạo ra nguồn tín chỉ carbon rừng và nguồn tài chính mới từ việc kinh doanh tín chỉ carbon nhằm phục vụ các hoạt động quản lý và bảo vệ rừng của các công ty lâm nghiệp. Tuy nhiên, để tiềm năng này trở thành thực tế, các công ty cần giải quyết các tồn tại trong sử dụng đất và trong các hình thức khoán, bảo vệ rừng.
Ngành lâm nghiệp đang hội nhập sâu rộng với thế giới, với cơ hội thị trường mở rộng, tuy nhiên, kèm theo đó là những thách thức. Cơ hội tiếp cận thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản được sản xuất trên các diện tích đất lâm nghiệp và cơ hội từ thị trường tín chỉ carbon rừng chỉ có thể trở thành hiện thực nếu các tồn tại trong các hình thức khoán được giải quyết được triệt để.
EU là thị trường quan trọng đối với các ngành nông lâm nghiệp của Việt Nam, chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu của ngành cà phê, trên 8% kim ngạch ngành cao su và 4% kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ.
Định hướng giải quyết các tồn tại này đã được nêu rõ tại Kết luận 103 KL/TW ngày 02/12/2024 của Bộ Chính trị. Thực hiện triệt để và hiệu quả tinh thần của Kết luận này sẽ giúp giải quyết được các tồn tại trong việc sử dụng đất tại các công ty lâm nghiệp hiện nay, góp phần biến cơ hội từ các thị trường xuất khẩu và thị trường carbon rừng thành thực tiễn, từ đó, đem lại những lợi ích trực tiếp cho Nhà nước, các công ty lâm nghiệp, các hộ nhận khoán và các cộng động người dân sống dựa vào rừng.
Kết luận 103 KL/TW ngày 02/12/2024 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Tăng cường liên kết, hợp tác, thu hút các nhà đầu tư... thúc đẩy cơ chế mua bán tín chỉ carbon rừng”.
Kết luận cũng đưa ra lộ trình cụ thể trong việc giải quyết các tồn tại, trong đó nhấn mạnh: “Trong năm 2025 tiến hành tổng rà soát hiện trạng đất của các công ty nông, lâm nghiệp...; xác định rõ diện tích đất sử dụng không đúng mục đích; diện tích đất không sử dụng; diện tích đang giao, giao khoán, khoán trắng, cho thuê... bị lấn, bị chiếm, đang có tranh chấp.”
Đối với đất lấn chiếm, Kết luận nêu rõ: “Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với người sử dụng đất lấn, chiếm và nay đang sử dụng mà không thuộc quy hoạch lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ…
Giao khoán đất lâm nghiệp: Nhìn lại một chặng đường, định hướng tương lai
![]() |
Chủ tịch Hội khoa học kinh tế nông nghiệp Việt Nam TS. Hà Công Tuấn. |
Kết luận Hội thảo, chủ tịch Hội khoa học kinh tế nông nghiệp Việt Nam TS. Hà Công Tuấn cho rằng: Chính sách khoán đất lâm nghiệp hình thành từ sau thời kỳ Đổi mới, kế thừa tinh thần của chính sách khoán trong nông nghiệp. Giai đoạn đầu, phong trào cán bộ, công nhân viên làm gương cho người dân đã tạo chuyển biến tích cực trong ý thức bảo vệ rừng. Chính sách khoán khi đó mang cả tính kinh tế và an sinh xã hội. Nhờ áp dụng khoán, lực lượng toàn dân được huy động vào bảo vệ rừng, chủ yếu tập trung vào phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Qua thời gian, nhiều chính sách cụ thể lần lượt được ban hành: Nghị định 135/2005/NĐ-CP: Khoán đất nông nghiệp, Nghị định 136/2006/NĐ-CP, Nghị định 168/2016/NĐ-CP: Thu hẹp phạm vi giao khoán, chỉ còn các công ty nông, lâm nghiệp 100% vốn nhà nước mới được thực hiện.
Ban đầu, theo Quyết định 01, hình thức “giao khoán” được sử dụng rộng rãi. Về sau, đối tượng giao khoán bị thu hẹp, chủ yếu giới hạn trong các doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước. Phương thức khoán có sự thay đổi đáng kể: Người nhận khoán có quyền và nghĩa vụ gần như chủ sở hữu. Khoán theo chu kỳ sản xuất, ổn định lâu dài. Mở rộng phạm vi khoán sang lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp.
Theo khảo sát: Các công ty lâm nghiệp hiện chỉ quản lý khoảng 9,5% diện tích đất nông nghiệp, tương đương hơn 1,4 triệu ha. Từ 244 công ty, hiện chỉ còn 64 công ty lâm nghiệp còn hoạt động. Một vấn đề lớn được đặt ra: Chính sách không nên chỉ phục vụ một nhóm nhỏ trong bối cảnh kinh tế thị trường. Một số con số đáng chú ý: Diện tích do công ty lâm nghiệp quản lý: 4% tổng diện tích rừng. Khoán bảo vệ rừng hàng năm: 6,6%. Khoán dài hạn: 26,6%. Đối với diện tích “khoán trắng” (không có hợp đồng khoán – khoảng 1.333 ha, chiếm 0,35%): Kiên quyết rà soát và xử lý theo đúng Kết luận 103 của Bộ Chính trị, hoàn tất trước năm 2026. Hiện nay, các kết luận chính sách đang đi vào giai đoạn hoàn thiện, làm cơ sở điều chỉnh phù hợp với bối cảnh thực tế.Từ một chính sách an sinh, giao khoán đang dần chuyển hóa thành chính sách kinh tế.Chính sách cần đảm bảo: Minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tránh can thiệp hành chính cứng nhắc, dễ làm méo mó mục tiêu ban đầu. Khuyến khích các chủ thể chủ động phát triển kinh tế rừng gắn với bảo vệ tài nguyên.
Chủ tịch Hà Công Tuấn đề xuất: Không nên quy định cứng trong văn bản quy phạm pháp luật, mà cần chuyển sang cơ chế linh hoạt, phù hợp với thực tiễn vùng, miền. Tránh gây cản trở người dân làm nghề rừng, khuyến khích các mô hình sinh kế gắn với bảo vệ rừng: Đặt hàng công ích: Cho phép người dân tham gia cung ứng dịch vụ rừng theo hợp đồng linh hoạt, hiệu quả. Dịch vụ môi trường rừng (gồm tín chỉ carbon): Nhà nước cần khẳng định đây là loại hình dịch vụ hợp pháp, có giá trị tương đương lâm sản. “Đóng cửa rừng” không đồng nghĩa cấm đoán, mà là cơ hội mở rộng các dịch vụ phi lâm sản như du lịch sinh thái, giá trị văn hóa và môi trường.
Tin liên quan
Tin khác

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 | 24/04/2025 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 | 24/04/2025 Tin tức

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Thiên anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh
14:30 | 24/04/2025 Tin tức

Bình Định thông qua Đề án sắp xếp tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
08:49 | 22/04/2025 Tin tức

Họp mặt, dâng hương tại Đền Gia Định nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam
08:49 | 22/04/2025 Tin tức

Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề
09:24 | 21/04/2025 Tin tức

Bình Định khánh thành tuyến đường mở ra không gian phát triển mới về phía Tây đầm Thị Nại
09:23 | 21/04/2025 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại phố cổ Hà Nội.
09:22 | 21/04/2025 Tin tức

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 | 18/04/2025 Tin tức

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11
17:42 | 16/04/2025 Tin tức

Hà Nội công nhận thêm 14 làng nghề và 108 sản phẩm OCOP cấp thành phố
16:14 | 15/04/2025 Tin tức

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
14:39 | 15/04/2025 Tin tức

Hà Nội tổ chức festival Phở 2025 quy tụ thương hiệu ẩm thực phở 3 miền
09:08 | 15/04/2025 Tin tức

Tập đoàn SYRE đầu tư dự án Tổ hợp tái chế vải polyester 1 tỷ USD tại Bình Định
15:44 Xúc tiến thương mại

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 Văn hóa - Xã hội

Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số
15:44 Kinh tế

Hoàn thiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc
14:00 Tin tức

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức