Hòa Bình: Xây dựng sản phẩm mật ong rừng Hưng Thi trở thành sản phẩm OCOP
Anh Phạm Văn Toàn, Giám đốc HTX sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Phạm An, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) kiểm tra quy trình nuôi ong lấy mật của các hộ thành viên. |
Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Phạm An có 25 thành viên, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó, hơn 10 hộ thành viên có kinh nghiệm nhiều năm làm nghề nuôi ong lấy mật. Các thành viên HTX duy trì hơn 700 đàn ong mật, trung bình mỗi lần quay đạt sản lượng từ 7 tạ đến 1 tấn mật. Do ong hút mật hoa rừng tự nhiên theo mùa, hoàn toàn không cho ong ăn thêm đường hay những chất hóa học khác nên chất lượng mật ong đảm bảo, sản xuất đến đâu bán hết đến đó. Hai năm qua, mật ong đã đem lại doanh thu cho các thành viên nuôi ong của HTX hàng chục triệu đồng.
Nhận thấy tiềm năng và khả năng phát triển sản phẩm mật ong rừng tại xã Hưng Thi, HTX quyết định đầu tư phát triển sản phẩm mật ong rừng Hưng Thi trở thành sản phẩm OCOP. Để xây dựng sản phẩm, thông qua hỗ trợ của huyện về công nghệ, khoa học kỹ thuật, HTX ban hành quy trình sản xuất chung cho các thành viên, yêu cầu các hộ thành viên cam kết đảm bảo chất lượng mật ong rừng nguyên chất, đảm bảo an toàn thực phẩm. Hiện nay, HTX đã hoàn tất các thủ tục theo bộ tiêu chí sản phẩm OCOP, đang trình huyện thẩm định và đánh giá xếp hạng. UBND huyện cũng đã hỗ trợ HTX hoàn thiện việc xây dựng mẫu mã, bao bì, tem truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao.
Để sản phẩm mật ong rừng Hưng Thi vươn xa ra thị trường, HTX sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Phạm An hướng tới tiếp tục đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến mật ong như máy hạ thủy phần mật ong nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, từng bước xây dựng đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Ngoài mật ong rừng, xã Hưng Thi đang xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm tinh dầu sả trở thành sản phẩm OCOP thứ 2 của địa phương. Chia sẻ vấn vấn đề này, đồng chí Lương Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Hưng Thi cho biết: Xác định mục tiêu lớn nhất của Chương trình OCOP là đánh thức lợi thế, thế mạnh của địa phương để tạo ra các sản phẩm đặc trưng, vì vậy trong kế hoạch thực hiện chương trình, xã đã lựa chọn những sản phẩm có tiềm năng phát triển, lợi thế sẵn có. Qua đánh giá có 2 sản phẩm là mật ong rừng và tinh dầu sả có tiềm năng phát triển, xuất phát từ lợi thế hơn 70% diện tích đất nông nghiệp của xã là đồi rừng, xã đã có câu lạc bộ nuôi ong mật được thành lập từ nhiều năm nay với các hộ nuôi ong lành nghề và hơn 40 ha trồng sả của người dân trên địa bàn.
Có tiềm năng, lợi thế, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Hưng Thi quan tâm đến các giải pháp hỗ trợ thực chất đối với chủ thể OCOP, đặc biệt là nâng cao năng lực về tổ chức, quản trị, chế biến, thương mại sản phẩm. Theo đồng chí Chủ tịch UBND xã, để khuyến khích các chủ thể phát triển sản phẩm, xã đã phối hợp các phòng, ban của huyện tổ chức các lớp tập huấn về quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cho hộ nông dân; tập huấn nâng cao năng lực về quản trị cho HTX trên địa bàn; quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn, đất sản xuất, mở rộng xưởng sản xuất, chế biến cho các chủ thể tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.
Tin liên quan
Liên kết phát triển sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL
09:06 | 04/10/2024 Tin tức
Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
13:31 | 02/10/2024 Xúc tiến thương mại
Trưng bày hơn 300 sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu
15:34 | 13/09/2024 Tin tức
Tin mới hơn
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 | 05/10/2024 OCOP
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 | 04/10/2024 OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
10:53 | 03/10/2024 OCOP
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm
10:23 | 03/10/2024 OCOP
Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba
13:28 | 02/10/2024 OCOP
Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống
10:08 | 30/09/2024 OCOP
Tin khác
Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:07 | 30/09/2024 OCOP
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao
15:01 | 27/09/2024 OCOP
Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa
09:36 | 27/09/2024 OCOP
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
09:42 | 25/09/2024 OCOP
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP
11:14 | 24/09/2024 OCOP
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương
10:57 | 24/09/2024 OCOP
Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền
08:56 | 24/09/2024 OCOP
Lâm Hà phấn đấu phát triển đạt gần 30 sản phẩm OCOP
10:44 | 23/09/2024 OCOP
Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao
14:03 | 20/09/2024 OCOP
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề
11:06 | 18/09/2024 OCOP
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
14:51 | 17/09/2024 OCOP
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam
09:57 | 17/09/2024 Tin tức
Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao
11:16 | 16/09/2024 OCOP
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
11:19 | 11/09/2024 OCOP
Thông tin Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu
11:17 | 11/09/2024 OCOP
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 OCOP
100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì
23:00 Tin tức
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 OCOP