Hòa Bình: Mô hình nuôi ong lấy mật đem lại hiệu quả kinh tế cao
![]() |
Mô hình nuôi ong lấy mật của ông Vũ Hồng Chương (phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình) cho hiệu quả kinh tế khá. |
Là công nhân Nhà máy thủy điện Hòa Bình về nghỉ hưu, ông Vũ Hồng Chương (phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình) nhận thấy mô hình nuôi ong lấy mật có hiệu quả kinh tế cao, ông đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm nuôi ong cách đây hơn 10 năm. Tận dụng diện tích đất đai, vườn cây của gia đình, học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người làm nghề nuôi ong và tìm hiểu kỹ thuật trên internet, sách báo, đồng thời áp dụng tốt vào thực tiễn, vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, vì vậy mô hình nuôi ong của ông dần phát triển ổn định. Hiện gia đình ông nuôi hơn 100 đàn ong, những năm được mùa cho thu từ 700 đến gần 1.000 lít mật/năm, giá bán từ 100.000 - 120.000 đồng/lít. Không chỉ mật ong mà các sản phẩm của ong đều có thể cho thu nhập như sáp ong, sữa ong chúa, phấn hoa nhờ giá trị dinh dưỡng và có tác dụng chữa bệnh tốt. Sau khi trừ các loại chi phí đã cho gia đình ông thu nhập hơn trăm triệu đồng mỗi năm.
"Tuy nuôi ong mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng đây cũng là nghề khá vất vả, đòi hỏi sự chăm chỉ, chịu khó. Người nuôi cần phải am hiểu về đặc tính của ong như xây tổ, chia đàn và các loài hoa, mùa hoa nở, mùa ong đi lấy mật. Tôi thường xuyên kiểm tra, vệ sinh thùng ong để đảm bảo "nhà” của chúng luôn khô ráo, sạch sẽ, phòng tránh các loại bệnh. Trong quá trình kiểm tra đàn ong phải hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận. Đối với từng thời điểm cần có biện pháp chống rét, chống nóng thích hợp cho đàn ong. Bên cạnh đó, việc phòng, chống bệnh cho ong cần được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, để ong cho mật nhiều, chất lượng tốt, ngoài nuôi tại vườn nhà tôi còn di chuyển đàn ong đến nhiều địa điểm khác nhau, những nơi phong phú về nguồn hoa như ở huyện Kim Bôi hay Đà Bắc để ong hút mật”, ông Chương chia sẻ.
Bên cạnh giá trị kinh tế, nghề nuôi ong lấy mật còn mang lại hiệu quả về môi trường sinh thái. Việc nuôi ong giúp thụ phấn cho cây trồng, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ tính đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên. Mùa thu hoạch mật ong diễn ra từ đầu tháng 2 đến tháng 7 âm lịch. Đây là khoảng thời gian có nhiều loại hoa nở, nhất là hoa vải, nhãn và cũng là lúc đàn ong đi hút nhụy nhiều nên lượng mật ong dồi dào nhất trong năm.
"Ong rất nhạy cảm với điều kiện môi trường, đặc biệt là khói bụi và các hóa chất. Khi mới bắt đầu làm, do chưa có kinh nghiệm nên tôi gặp những thất bại như: ong bị bệnh thối ấu trùng, chết, bỏ đàn... Vì ong là loài sống trong một quần thể lớn, bay rất nhiều nơi để kiếm phấn hoa nên khả năng nhiễm và lây lan bệnh cao. Vì vậy tôi rất ý thức trong việc thu gom và xử lý rác thải, giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp”, ông Chương cho hay.
Mặc dù tuổi đã cao, song với đức tính chăm chỉ, cần cù, ông Chương vẫn tích cực lao động sản xuất và nhiệt tình, hăng hái tham gia các hoạt động tại địa phương. Sản phẩm mật ong của gia đình ông được khách hàng ưa chuộng, đánh giá cao về chất lượng. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, ông luôn nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ các hộ khác cùng phát triển kinh tế như: cung cấp con giống, chia sẻ kinh nghiệm nuôi ong giúp bà con phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo.
Tin liên quan

Hiệu quả từ mô hình nuôi ong lấy mật ở Thanh Hoá
10:32 | 25/09/2024 Kinh tế

Nghề nuôi ong lấy mật hiệu quả kinh tế cao
20:19 | 28/09/2023 Kinh tế

Xây dựng sản phẩm OCOP từ mô hình nuôi ong lấy mật
09:43 | 31/08/2023 OCOP
Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 Tin tức

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 Văn hóa - Xã hội

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 Làng nghề, nghệ nhân