Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Hiệu quả từ mô hình nông nghiệp địa phương

LNV - Với tài nguyên nông nghiệp phong phú, thời gian qua, Đảng bộ và chính quyền nhân dân xã Hát Môn (huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội) đã ưu tiên khai thác tiềm năng, thế mạnh các sản phẩm nông nghiệp chủ lực để tạo sức bật phát triển kinh tế nông thôn

"Trái ngọt" từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Theo quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh tập trung của Thành phố, xã Hát Môn nằm trong vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, vùng sản xuất cây ăn quả và vùng rau an toàn. Trên cơ sở đó, UBND xã tập trung thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai thác cây trồng chủ lực của địa phương theo quy mô, ứng dụng khoa học công nghệ, từng bước nâng cao giá trị, tạo thành vùng sản xuất riêng biệt.

Hiện tại sản xuất lúa trên địa bàn xã đã hình thành vùng sản xuất tập trung, với diện tích 140ha, trong đó có 90ha lúa hàng hóa chất lượng cao đã được chứng nhận VietGAP. Toàn xã có 13,97ha bưởi VietGAP, trong đó có 5ha được ứng dụng phương pháp tưới tiết kiệm.

Toàn xã Hát Môn có 13,97ha bưởi VietGap, trong đó có 5ha được ứng dụng phương pháp tưới tiết kiệm.
Toàn xã Hát Môn có 13,97ha bưởi VietGap, trong đó có 5ha được ứng dụng phương pháp tưới tiết kiệm.

Ông Nguyễn Hoàng Thực - Trưởng thôn 6, xã Hát Môn cho biết: Nhận thấy bưởi phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng lại đem lại hiệu quả kinh tế cao, thôn có gần 260 hộ đã chuyển đổi sang mô hình trồng giống bưởi Diễn và bưởi Tam Vân trên diện tích gần 5ha. Các hộ đẩy mạnh trồng bưởi theo quy trình VietGAP, xây dựng hệ thống tưới tự động, phân bón hữu cơ để gia tăng giá trị, nâng cao chất lượng. Với giá bưởi trung bình 25.000đ/quả, thời điểm tết giá có thể cao hơn, nhiều gia đình đã làm giàu từ bưởi, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, bà con rất mừng.

Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp địa phương, được sự hỗ trợ của Phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ, UBND xã Hát Môn tổ chức nhiều hội nghị tập huấn về sản phẩm OCOP cho các hộ sản xuất kinh doanh. Cán bộ xã đã đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà để hộ kinh doanh hiểu được lợi ích của chương trình OCOP mang lại.

Một trong số 3 sản phẩm
Sản phẩm Granola - Một trong số 3 sản phẩm OCOP của xã Hát Môn.

Từ phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các hộ sản xuất mở rộng diện tích, tăng cường quy mô, đầu tư trang biết bị công nghệ hiện đại vào sản xuất. Các sản phẩm nông sản của Hát Môn dần chú trọng về khâu bao bì, thương hiệu, nhãn mác, có truy suất nguồn gốc. Hiện, xã đã phát triển được 03 sản phẩm OCOP: Granola, bánh kê gạo lứt mật dừa, dừa sấy.

Quy trình sản xuất
Các sản phẩm nông sản của Hát Môn chú trọng về khâu bao bì, thương hiệu, nhãn mác, có truy suất nguồn gốc..

Theo bà Phạm Thị Thúy – Chủ hộ kinh doanh cơ sở chế biến sản xuất thực phẩm Tiniseed: Xu hướng của người tiêu dùng hiện đại không còn là số lượng mà là chất lượng sản phẩm. Để có chỗ đứng trên thị trường buộc người sản xuất phải đổi mới tư duy, cách thức sản xuất. Cơ sở đã đầu tư hệ thống nhà xưởng, máy móc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước đây, các đơn hàng của cơ sở chủ yếu bán tại chỗ và bán cho khách quen nhưng khi chất lượng sản phẩm được nâng cao, cơ sở đã có được nhiều đơn đặt hàng lớn hơn. Hơn nữa, việc nâng cao chất lượng còn góp phần quan trọng đưa được nông sản địa phương đến với nhiều khách hàng, giới thiệu được sản vật quê hương.

Tiếp tục khai thác các sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Ông Đặng Văn Lập – Chủ tịch UBND xã Hát Môn cho biết: Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực và đột phá. Người dân chủ động, tích cực chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm. Việc phát triển nông nghiệp đã thúc đẩy tinh thần “tự lực, tự cường”, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu từ chính sản phẩm quê hương. Không chỉ giúp phát triển kinh tế hộ gia đình mà mở rộng sản xuất còn giúp nhiều lao động địa phương có việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Ông Đặng Đình Lập - Chủ tịch UBND xã Hát Môn
Hát Môn vẫn còn dư địa nông nghiệp để phát triển với: 7ha chuối, 3,53ha mít, 2,6ha nhãn, 6ha rau, 23,6ha bưởi,… Xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh khai thác các giá trị từ sản phẩm nông nghiệp địa phương - Ông Đặng Văn Lập - Chủ tịch UBND xã Hát Môn cho biết.

Theo ông Lập, Hát Môn vẫn còn dư địa nông nghiệp để phát triển với: 7ha chuối, 3,53ha mít, 2,6ha nhãn, 6ha rau, 23,6ha bưởi,… Xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh khai thác các giá trị từ sản phẩm nông nghiệp địa phương.

Trong thời gian tới, Hát Môn tập trung phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao thành chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, hiện xã có 90ha lúa được công nhận VietGAP, là tiền đề thuận lợi để xây dựng chuỗi phát triển. Đồng thời, xã phát triển diện tích cây ăn quả trên địa bàn, đặc biệt là bưởi và mít, chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân sản xuất theo quy hoạch, theo vùng, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái và ứng dụng công nghệ cao.

Khuyến khích
Một số cơ sở sản xuất trên địa bàn xã đã mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Để sản phẩm nông nghiệp địa phương phát triển hơn nữa, UBND xã khuyến khích các hộ kinh doanh cũng cần mở rộng thị trường tiêu thụ trực tiếp, thông qua các công nghệ, tăng cường xúc tiến thương mại, đưa các sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP và tham gia vào các sàn thương mại điện tử có thể giúp nông sản tiếp cận nhanh với thị trường.

Bên cạnh đó, với tài nguyên nông nghiệp phong phú, đất và người hài hòa, Hát Môn sẽ kết hợp với các xã Tam Hiệp, Tam Thuấn, Thanh Đa, Vân Hà… đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm và du lịch tâm linh (Đền Hát Môn). Đây sẽ là hướng đi mới, phát triển nông nghiệp theo hướng đa giá trị, ổn định và bền vững.

Xã Hát Môn: Khai thác tối đa thế mạnh nông nghiệp phát triển kinh tế nông thôn
Phát triển kinh tế từ cây trồng chủ lực của địa phương đã giúp nhiều hộ dân khấm khá, vươn lên làm giàu. Diện mạo nông thôn mới nhờ đó cũng thay đổi, chất lượng đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, hiện đại, văn minh.
Quỳnh Thơ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Khi nhà khoa học đồng hành với nông dân

Khi nhà khoa học đồng hành với nông dân

LNV - Để giúp nông dân làm chủ sản xuất, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các nhà khoa học tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Tại đây, các nhà khoa học đã trực tiếp giải đáp những khó khăn cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.
Trồng ngô sinh khối kết hợp chăn nuôi bò thịt

Trồng ngô sinh khối kết hợp chăn nuôi bò thịt

LNV - Với lợi thế có sông Lam chảy qua được bồi đắp một lượng phù sa lớn, thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp trong đó có trồng ngô sinh khối, chị Nguyễn Thị Thanh (xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An) đã kết hợp chăn nuôi bò thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

LNV - Những năm gần đây, vấn nạn “thực phẩm bẩn” đang là nỗi lo của cả xã hội, khi một số bộ phận người dân vì lợi ích cá nhân đã đem ra thị trường bán những thực phẩm không rõ nguồn gốc, được ngâm, tẩm hóa chất, phun chất kích thích sinh trưởng…
Huyện Văn Yên: Đồng hành cùng nhà nông

Huyện Văn Yên: Đồng hành cùng nhà nông

LNV - Với thâm niên 20 năm công tác, chị Nguyễn Thị Trang - Tổ phó Tổ Khuyến nông, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã trải qua phụ trách địa bàn 6 xã gắn với những kỷ niệm, nhọc nhằn của một khuyến nông viên (KNV) cơ sở.
Hải Dương: Tập huấn kỹ thuật nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa

Hải Dương: Tập huấn kỹ thuật nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa

LNV - Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Hải Dương tổ chức Hội nghị tập huấn Dự án “Xây dựng mô hình nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” (sau đây gọi tắt là dự án) cho 30 học viên là các hộ tham gia mô hình và các hộ ngoài mô hình có nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa trên địa bàn xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ.
Bình Định: Nhiều mô hình khuyến nông thành công

Bình Định: Nhiều mô hình khuyến nông thành công

LNV - Trong 19 mô hình khuyến nông thực hiện trong năm 2023 tại thị xã Hoài Nhơn (Bình Định), có nhiều mô hình thành công ngoài mong đợi, nhất là mô hình nuôi lươn không bùn.

Tin khác

Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

LNV - Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, được thuần hóa để nuôi lấy thịt và xạ hương. Thời gian qua, ngành chức năng cũng đã cấp phép cho người dân nuôi loài động vật có nguồn gốc tự nhiên này nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường một cách hợp pháp. Thịt chồn hương có giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng. Xạ hương chồn hương cũng là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền.
Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội: Tạo bước chuyển mạnh mẽ

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội: Tạo bước chuyển mạnh mẽ

LNV - Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là một trong những nội dung quan trọng được thành phố Hà Nội quan tâm triển khai những năm gần đây và đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng về giá trị và ngày càng bền vững hơn. Đây là tiền đề, động lực để Hà Nội tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, tạo bước chuyển mạnh mẽ, hướng đến những mục tiêu tăng trưởng cao hơn.
Yên Bái: thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030

Yên Bái: thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030

LNV - Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030 theo hướng thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo thế mạnh của từng vùng, nhu cầu của thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyển dịch theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.
Năm 2024: Ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng

Năm 2024: Ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng

LNV - So cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch năm nay có chiều hướng gia tăng (35,93%) song số lợn phải tiêu hủy tại các ổ dịch giảm 37,16%. Từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 87 ổ dịch tại 21 tỉnh, số lợn chết và tiêu hủy là 3.030 con.
TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

LNV - Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại TP. HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao TP. HCM chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2024 với diện tích hơn 190 ha.
Thực hiện chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thực hiện chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đề án xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, đồng thời bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về môi trường.
Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp

Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp

LNV - Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng và mang lại giá trị kinh tế cao của vùng ĐBSCL. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL đã tạo điều kiện cho kinh tế vùng phát triển.
Hơn 50% diện tích gieo cấy lúa xuân đã được cấp đủ nước

Hơn 50% diện tích gieo cấy lúa xuân đã được cấp đủ nước

LNV - Ngày đầu tiên của đợt 1 lấy nước đổ ải, gieo cấy lúa xuân, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ đã vận hành tối đa công trình, cấp đủ nước cho hơn 50% diện tích sản xuất nông nghiệp.
Quy hoạch Đồng Tháp thành trung tâm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

Quy hoạch Đồng Tháp thành trung tâm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Ngày 11/01/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thành một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Mô hình ngô sinh khối - Giải pháp bên vững cho ngành chăn nuôi

Mô hình ngô sinh khối - Giải pháp bên vững cho ngành chăn nuôi

LNV - Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ các địa phương của Thủ đô trồng ngô sinh khối vụ đông trên đất hai lúa (đất trồng được hai vụ lúa trở lên trong một năm). Cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phù hợp làm thức ăn chăn nuôi vào mùa đông và cho hiệu quả kinh tế cao.
Điện Biên: Nông nghiệp nỗ lực vượt khó thành công

Điện Biên: Nông nghiệp nỗ lực vượt khó thành công

LNV - Dù gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp cùng với sự biến động thị trường tiêu thụ một số mặt hàng, song, ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên đã có nhiều nỗ lực vượt khó thành công. Tỉnh cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, tránh được rủi ro do thiên tai, dịch hại… góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
Ngành nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ của kinh tế Hà Nội

Ngành nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ của kinh tế Hà Nội

LNV - Năm 2023, ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, đóng góp vào sự phát triển chung, khẳng định vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế Hà Nội.
Nhân rộng những mô hình khuyến nông hiệu quả

Nhân rộng những mô hình khuyến nông hiệu quả

LNV - Năm 2023, ngành Nông nghiệp Hà Nội triển khai nhiều mô hình khuyến nông hiệu quả, nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt, các mô hình này không chỉ dừng lại ở việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật, mà còn giúp nông dân sản xuất theo hình thức liên kết, mở rộng quy mô vùng nguyên liệu.
Phát triển tôm hữu cơ Long Hoà - Hoà Minh

Phát triển tôm hữu cơ Long Hoà - Hoà Minh

LNV - Chính nhờ con tôm mà đã thay đổi cả cuộc sống của người dân xứ cù lao của tỉnh Trà Vinh. Người dân không còn bỏ xứ đi nữa mà thay vào đó bám quê để phát triển nghề nuôi tôm, đời sống khá giả.
Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!

Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!

LNV - Nhờ quy trình nuôi và chế biến sạch, sản phẩm trứng và gà thịt của Tổ hợp tác chăn nuôi gà xã Tân Hương (Đức Thọ- Hà Tĩnh) đang cho chất lượng tốt và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt, thương hiệu trứng gà đồi Trại Cốc, sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn Ocop 3 sao đang khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Khi nhà khoa học đồng hành với nông dân

Khi nhà khoa học đồng hành với nông dân

LNV - Để giúp nông dân làm chủ sản xuất, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các nhà khoa học tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Tại đây, các nhà khoa học đã trực tiếp giải đáp những khó khăn cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.
Hoài Đức: Tình trạng xả rác tùy tiện ở một số làng nghề cần sớm có biện pháp khắc phục

Hoài Đức: Tình trạng xả rác tùy tiện ở một số làng nghề cần sớm có biện pháp khắc phục

LNV - Do ý thức kém của một bộ phận hộ gia đình, chủ cơ sở sản xuất, cũng như sự thiếu quyết liệt của chính quyền cơ sở nên hiện nay tại một số làng nghề của huyện Hoài Đức vẫn tái diễn tình trạng xả rác trái quy định, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV – Mới đây, nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL.
Lạng Sơn: Mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Lạng Sơn: Mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ của các cấp bộ đoàn và ý chí nỗ lực của thanh niên, nhiều mô hình khởi nghiệp đã thành công, đem lại thu nhập cao, góp phần quan trọng thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).
Sóc Sơn: Khai phá tiềm năng của sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương

Sóc Sơn: Khai phá tiềm năng của sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương

LNV - Huyện Sóc Sơn hiện có hơn 10.000ha đất sản xuất nông nghiệp, hơn 4.500ha đất lâm nghiệp; 112 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 3.447 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 2 làng nghề truyền thống...Đây là tiềm năng lớn để huyện phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động