Hà Nội: 18°C Hà Nội
Đà Nẵng: 20°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

Hải Phòng: Cánh diều sáo làng Đại Trà

LNV - Diều sáo nhiều nơi làm , nhưng không ở đâu có những cánh diều độc đáo như ở tổng Đại Trà (gồm địa phận 2 xã Đại Đồng, Đông Phương ở huyện Kiến Thụy). Nơi đây cho ra đời những chiếc diều có phần đuôi cuộn tròn mà người dân trong vùng gọi là “dái diều”. Theo các bậc cao tuổi ở Đại Trà, cánh diều được làm tại đây có nét độc đáo thể hiện sức mạnh của người đàn ông trong tín ngưỡng “phồn thực” của người Việt.


Theo các cụ xưa kể lại, ông tổ làm sáo diều của làng Đại Trà là phò mã Đô úy Trần Quốc Thi – một vị tướng tài ba giúp Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên Mông. Mỗi khi về nhà, ngài thường thả diều ở cánh đồng làng.

Diều của ngài khác với diều bình thường, có ngân vang trầm bổng, âm thanh du dương, mê hoặc lòng người. Chiếc diều của ngài làm có đuôi cuộn tròn (người dân gọi vui là “dái diều”), khung hình hai bên đuôi giống như quả thận, nối với cánh diều chính bằng bẹn diều.


Ống sáo được đục đẽo công phu...


Cái tên “dái diều” xuất phát từ quan niệm xưa về tín ngưỡng đề cao sức mạnh của người đàn ông. Do đó, diều của làng Đại Trà có sức mạnh nâng cả dàn sáo mà vẫn giữ thăng bằng, không bị chao lật trước gió.

Về sau, ngài truyền dạy cách làm diều sáo cho người dân làng Đại Trà. Người dân không chỉ làm diều sáo để chơi thư giãn mà còn biến thành nghề kiếm sống. Từ đó, nghề làm diều sáo truyền từ đời cha sang đời con, duy trì đến hàng trăm năm, nổi tiếng đến tận giờ.


Chiếc diều sáo luôn được cải tiến qua bao thế hệ, luôn làm người xem cảm thấy ấn tượng về nét độc đáo của cả diều và sáo.

Theo các nghệ nhân làm diều ở tổng Đại Trà, để làm được những chiếc diều có thể bay cao, cần sự hiểu biết về kỹ thuật và phải đầu tư nhiều thời gian. Cầu kỳ từ việc chọn nguyên liệu đến quá trình tạo dáng và hoàn chỉnh. Khung diều phải làm bằng tre bờ, chọn loại tre không quá già để có độ dẻo và bền chắc, sau đó ngâm nước khoảng 10 ngày để tre có độ dẻo và chống mối mọt. Khung cái của diều làm từ những đoạn tre thẳng, có 5 hoặc 9 mấu – ứng với chữ Sinh. Khung trên và khung dưới tuy có độ dài bằng nhau, nhưng chênh lệnh về kích thước (khung trên 10 thì khung dưới chỉ 7). Người làm diều phải tính toán cứ 1 m dài của cánh diều sẽ tương ứng với 30cm bụng (nếu như bụng 10 thì độ rộng của đuôi diều là 8).

Các cụ cao tuổi trong làng kể lại, trước đây diều được bọc bằng giấy bản hoặc giấy xe chỉ (giấy để làm những cánh diều cổ), dùng hồ hoặc nhựa cây để dán, nhưng nay chủ yếu được làm bằng ni-lông và băng dính (có nơi dùng chỉ để khâu). Dây dùng để thả diều cũng thay đổi theo thời gian. Ngày xưa, người chơi diều dùng tre nước bánh tẻ, chẻ ra, ngâm nước, vót nhẵn, đem luộc và dùng hoành gai nải sơn ta để đấu mối. Sau đó cuộn thành các cuộn dây để thả diều. Nhưng bây giờ người chơi dùng dây ni- lông hoặc cước, vừa nhẹ lại vừa dai, chắc.

Những cánh diều có thể bay được là nhờ sức nâng của gió. Địa điểm lý tưởng để thả diều là những bãi đất bằng rộng rãi, không vướng cây cối, đường dây điện, xa lối đi lại và đặc biệt là phải có gió. Nếu diều nhỏ, một người là có thể thả, nhưng nếu diều lớn, cần ít nhất 2 người trở lên. Một người giữ dây, một người thả (đâm). Khi thả, để diều ngược gió, hướng mũi diều lên trời chếch một góc khoảng 45 độ. Khi có gió, phóng mạnh diều lên cao, người cầm dây giật nhẹ để nâng diều lên và từ từ thả dây cho diều lên cao.


Nghệ nhân Nguyên Văn Lộc, chủ nhân của bộ diều sáo kỷ lục, vẫn miệt mài với việc làm sáo.


Ở Đại Trà nhiều người có thể làm được diều, khoét được sáo, nhưng không mấy người hiểu âm luật, nắm được “hồn” của tiếng sáo. Trải qua thời gian, nhờ những người có tình yêu và lòng đam mê mà trò chơi diều sáo ở đây không bị mai một. Muốn làm được sáo hay phải có đủ 9 loại sáo theo bộ là: ầm, ì, bi, bu, bô, do, de, dí và dị. Người chơi diều phải biết nghe tiếng sáo kêu như thế nào, tuỳ theo âm sắc. Làm sáo diều đòi hỏi nhiều công phu mà người làm không khác gì nghệ sĩ thực thụ. Phần ống sáo được chọn từ cây nứa ngộ lấy trên rừng, bỏ ruột và chỉ lấy phần cật. Gỗ dùng để khoét đầu sáo phải là gỗ mít hoặc gỗ sến, nhưng hay nhất là dùng sừng trâu. Không phải sừng trâu nào cũng có thể dùng khoét đầu sáo mà chỉ lấy được một bên. Đó là phần sừng khi nằm, trâu chổng lên trên. Một bộ sáo gồm 3, 5 hoặc 7 chiếc. Kích cỡ các sáo trong 1 bộ phải tuân thủ theo nguyên tắc nhỏ dần. Sáo lớn nhất còn gọi là sáo cái, sáo thứ 2 (sáo còi) có kích cỡ bằng 1/2 sáo cái, sáo thứ 3 có kích cỡ bằng 1/3 sáo thứ 2, sáo thứ 4 bằng 1/3 sáo thứ 3…


13 cây sáo của "con diều kỷ lục" được đưa vào làm lễ tại đình làng

Một bộ sáo đạt tiêu chuẩn, trước tiên, sáo cái kêu 1 tiếng, sau đó sáo nhì kêu 3 tiếng và sáo 3 kêu 2 tiếng. Còn nếu bộ sáo nào mà các sáo kêu cùng một lúc thì hỏng, dân chơi gọi là “sáo gọi chó”. Người chơi ví tiếng sáo đàn kêu bằng câu sau: mẹ gọi (sáo cái), con thưa (sáo thứ 2), cháu vỗ tay (sáo thứ 3). Còn tiếng kêu của sáo còi: “bà gọi, cháu thưa, chắt vỗ tay”. Để nghe được tiếng sáo chuẩn, người chơi diều ngoài sự am hiểu về âm luật, cần phải có đôi tai thính và tâm hồn “thanh tịnh” để cảm nhận tiếng sáo. Nghe tiếng sáo diều là phải “nghe” bằng tai, trái tim và cả sự đam mê. Tiếng sáo là những khúc nhạc để cầu an và cũng để… dự báo thời tiết. Bởi tiếng sáo thay đổi theo mùa, nhiệt độ và các loại gió. Căn cứ vào tiếng sáo, người nghe có thể biết được thời tiết trong thời gian tới sẽ như thế nào, nghề nông cũng vì thế mà thuận lợi hơn.

Tiếng tăm của những bộ sáo diều Đại Trà đã vượt khỏi phạm vi thành phố Hải Phòng, hiện vươn ra cả nước và trên thế giới. Nhiều vị khách quốc tế tìm đến đây để chiêm ngưỡng những bộ sáo diều độc đáo và mua làm kỷ niệm. Một điều tự hào đến với tổng Đại Trà là một doanh nghiệp ở Pháp đã làm 20 chiếc diều kèm thêm 20 bộ sáo và tham dự lễ hội 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Niềm vui ấy cũng là niềm tự hào của cả tổng Đại Trà, bởi họ đã lưu giữ và phát huy được truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại cho đến ngày nay.

Sau những ngày làm việc căng thẳng, nhiều người tìm đến thú chơi diều, một trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc. Chỉ cần có một chiếc diều, một khoảng đất trống, một chút gió là có thể thả diều và thỏa thích ngắm những cánh diều đùa giỡn với gió. Với những người yêu âm hưởng của thiên nhiên họ tìm đến với diều sáo- được mệnh danh là “dàn nhạc giao hưởng trên không trung”. Vì thế, chơi diều không những là một thú chơi mà người chơi còn là nghệ nhân.

Ngọc Doãn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

LNV - Năm Căn, vùng đất tận cùng của Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng ngập mặn xanh mướt mà còn được biết đến với nghề làm than đước. Nghề thủ công này đã gắn liền với cuộc sống của người dân địa phương, góp phần tạo nên một nét đẹp riêng biệt của vùng đất này.
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

LNV - Làng nghề đan lưới Vân Trình, với hơn 500 năm lịch sử, không chỉ là nguồn sinh kế bền vững cho hơn 800 lao động mà còn là niềm tự hào văn hóa, gắn liền với linh hồn và bản sắc của người dân Thừa Thiên Huế.
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6275/QĐ-UBND về công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống, Làng nghề truyền thống” Hà Nội.
Nghề trồng nấm ở An Giang

Nghề trồng nấm ở An Giang

LNV - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3983 công nhận Nghề thủ công truyền thống nghề làm muối Sa Huỳnh thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa

Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa

LNV - Nghề thêu truyền thống có mặt ở nhiều nơi, nhưng để đạt đến mức độ tinh xảo, điêu luyện, không thể không nhắc đến làng nghề thêu ở Mỹ Đức (Hà Nội) – nơi được coi là ‘cái nôi’ của nghệ thuật thêu. Với sự kết hợp độc đáo giữa hội hoạ và thêu, nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng, cùng chồng là một hoạ sĩ, đã sáng tạo ra một phương pháp thêu mới lạ. Để có được thành công này, bà đã trải qua hàng năm trời nghiên cứu, cải tiến, và không ngần ngại từ bỏ hàng trăm bức tranh thêu tay tỉ mỉ.

Tin khác

Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ

Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ

LNV - Từ những hạt lạc tròn mẩy, mật mía ngọt ngào, gừng tươi cay nồng, những người nghệ nhân đã khéo léo đem nấu và kết hợp cùng bánh đa tạo nên món Cu đơ Ông bà Thư Viện thơm ngon nức tiếng – xứng tầm là đặc sản xứ Nghệ.
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

LNV - Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

LNV - Thời gian này, các Làng nghề trồng mai cảnh ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đang tất bật cho việc chăm sóc mai cảnh để giữ lá xanh tốt chờ đến ngày lặt lá. Bởi, cuối tháng 11 âm lịch là thời điểm cây mai cảnh bắt đầu bước vào giai đoạn lặt lá để chuẩn bị đơm hoa đón Tết chào Xuân mới Ất Tỵ năm 2025.
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

LNV - Sáng ngày 8/12, tại Hải Phòng, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024.
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

LNV - Khoảng 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, các làng nghề trong tỉnh có sản phẩm đặc trưng phục vụ Tết như: Hàng thủ công mỹ nghệ, làm hương, trồng hoa, cây cảnh, chế biến nông sản… trở nên nhộn nhịp. Các cơ sở sản xuất, nhà vườn hối hả chạy đua với thời gian để cung ứng những sản phẩm có chất lượng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

LNV - Còn vài chục ngày nữa là tới lễ Giáng sinh, thời điểm này, phố hàng Mã đã lung linh màu sắc của ngày Noel. Bên cạnh cây thông, vòng nguyệt quế, trái châu... một món đồ được nhiều người săn đón là mô hình người tuyết xốp.
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

LNV - Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

LNV - Gần hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cơ sở sản xuất miến của làng nghề truyền thống xã Bình Lư (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) lại hối hả vào vụ mới, chuẩn bị hàng Tết đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

LNV - Ngày 2/12/2024, tại Nhà khách Chính phủ, Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam -Asean (EDRI) đã trang trọng công bố “Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường”, một chương trình mang tầm Quốc gia dân tộc nhằm đoàn kết, phát triển doanh nhân các dòng họ Việt Nam và mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh bền vững đưa Việt Nam vươn tầm thế giới.
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

LNV - Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục tham dự cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm Việt Nam gồm 16 doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thành Việt Nam tại Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano lần thứ 28 diễn ra tại Trung tâm triển lãm ở thành phố Milan, Italia.
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

LNV - Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia

Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia

LNV - Làng rèn Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, Q.Hà Đông, Hà Nội) nổi tiếng cả nước với sản phẩm dao, kéo và đã xuất khẩu đi các nước lân cận. Ngày nay, người thợ rèn Đa Sỹ vẫn cần mẫn làm nghề và giữ nghề như giữ một nét văn hóa truyền thống đáng quý.
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân

Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân

Trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc, làng hương Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa (TP. Hà Nội) vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ mang đậm nét văn hóa của miền quê Bắc Bộ.
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá

Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá

LNV – Tính đến ngày 30/11, tại xã Văn Môn (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại thôn Mẫn Xá và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"

Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"

LNV - Được sự đồng ý của Thị ủy, HĐND, UBND Thị xã Sơn Tây, sáng 30/11/2024 Đảng ủy, HĐND, UBND, UB-MTTQ xã Sơn Đông cùng cán bộ, nhân dân Thôn Vạn An, xã Sơn Đông, TX Sơn Tây tổ chức trọng thể Lễ đón nhận Bằng công nhận Làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM

Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM

OVN - Sáng ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”.
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

LNV - La Phù ngày nay, làng nghề dệt kim đã mai một. Thay vào đó, dịch vụ thương mại đang phát triển và đóng góp đáng kể vào xây dựng địa phương. La Phù có thu nhập bình quân đầu người cao nhất huyện Hoài Đức với 105 triệu đồng/người/năm. Do vậy, La Phù c
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi giúp nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, chuyên gia cho rằng việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

LNV - Năm Căn, vùng đất tận cùng của Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng ngập mặn xanh mướt mà còn được biết đến với nghề làm than đước. Nghề thủ công này đã gắn liền với cuộc sống của người dân địa phương, góp phần tạo nên một nét đẹp riêng biệt của vùng đất này.
Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch

Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch

LNV - Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Phước Chính, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã ghi dấu ấn với mô hình trồng lúa sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần đưa sản phẩm gạo địa phương vươn xa cũng như nâng cao giá trị sản phẩm gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động