Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa
Trước đây, bánh đa Lộ Cương được làm hoàn toàn thủ công, xay bằng tay, cối xay bằng xi măng, tráng bánh bằng nồi đồng. Hiện nay, làng nghề Lộ Cương có gần chục cơ sở sản xuất theo dây chuyền khép kín với hệ thống liên hoàn từ máy xay bột, tráng bánh và dàn sấy đến máy cắt bánh. Làng Lộ Cương hiện chỉ còn 2 hộ duy trì làm nghề theo phương thức bán thủ công: Sau khi xay bột và tráng bánh bằng máy thì đem phơi nắng.
![]() |
Mỗi ngày, một cơ sở sản xuất bằng hệ thống máy tự động đưa ra thị trường gần 3 tấn bánh đa. Còn làm thủ công thì 2 – 3 tạ mỗi ngày. Người dân trong làng và từ các nơi đến lấy bánh về tự cuốn và phơi cho khô thêm và đóng gói. Bánh đa Lộ Cương có mặt ở khắp các cửa hàng, cửa hiệu, các quán phở trên TP. Hải Dương, sang Hưng Yên, lên Hà Nội rồi xuất cả vào miền Nam. Bánh đa Lộ Cương được nhiều người tin tưởng, bởi là thứ bánh không dùng hóa chất, không hàn the, phẩm màu.
Ngoài khoảng chục cơ sở đầu tư hệ thống máy liên hoàn, các gia đình còn lại vẫn duy trì phương thức bán thủ công. Sau khi xay bột và tráng bánh bằng máy thì đem phơi nắng rồi cắt bằng tay. Nhưng dù sản xuất theo cách nào thì bánh đa Lộ Cương vẫn nổi tiếng thơm ngon: sợi bánh mỏng, mềm, dai và gần như trong suốt. Bánh khi chần qua nước sôi có độ kết dính vừa phải, không bị rời cũng không vón thành tảng và vị ngọt đậm đà, đặc trưng của gạo.
Làng nghề bánh đa đã góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân nơi đây. Mỗi hộ gia đình làm nghề có thu nhập trung bình từ 7 – 10 triệu đồng/tháng. Điều mà người dân Lộ Cương mong muốn là xây dựng thương hiệu bánh đa quê hương mình vươn xa hơn nữa và mang đậm bản sắc làng quê Việt.
Trăn trở phát triển nghề truyền thống
Làng nghề bánh đa Lộ Cương ở TP Hải Dương có từ lâu đời. Với mong muốn đưa sản phẩm của quê hương đến tay người tiêu dùng nhiều hơn nữa, anh Vũ Văn Thường, Giám đốc Hợp tác xã Bánh đa Lộ Cương đã khởi nghiệp từ chính làng nghề quê mình.
![]() |
Năm 2015, sau một thời gian làm việc tại Hà Nội, anh Thường về quê lập nghiệp. Dành 1 năm tìm hiểu về thị trường tiêu thụ bánh đa, anh Thường nhận thấy sản phẩm của làng nghề chủ yếu được bán lẻ, chưa có nhãn hiệu, chưa tiêu thụ được nhiều trong hệ thống siêu thị. Anh đã thu gom bánh đa của nhiều hộ trong làng nghề để bán ở khắp các huyện trong tỉnh. Bánh đa sau khi thu mua về được đóng gói cẩn thận, sạch sẽ, có tem nhãn với tên gọi: bánh đa “Miền xưa”, bún khô “Miền xưa”… có truy xuất nguồn gốc để người tiêu dùng dễ dàng tìm hiểu thông tin sản phẩm.
Muốn làng nghề phát triển mạnh mẽ hơn, sản phẩm được biết đến rộng rãi hơn, các hộ phải liên kết sản xuất. Nghĩ như vậy nên đến năm 2022, anh Thường cùng với 10 thành viên làng nghề cùng nhau thành lập hợp tác xã, tạo đà phát triển cho làng nghề. Thời điểm đó, anh Thường là giám đốc hợp tác xã trẻ nhất tỉnh.
Nếu như trước đây việc làm bánh đa chủ yếu dựa vào lao động thủ công, mỗi nhà tự sản xuất những mẻ bánh đơn lẻ thì sau khi thành lập, hợp tác xã đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng lắp đặt hệ thống sản xuất bánh đa tự động, hệ thống xử lý nước thải bảo đảm đúng quy trình. Ngoài các thành viên hợp tác xã thuê 15 lao động chuyên đóng gói hàng hóa với mức thu nhập từ 8-10 triệu đồng/người (tùy từng công đoạn).
Mở rộng thị trường
Với tham vọng đưa sản phẩm truyền thống của quê hương vươn xa hơn trên bản đồ ẩm thực trong nước, Hợp tác xã Bánh đa Lộ Cương không ngừng chú trọng nâng cao chất lượng, mẫu mã. Bánh đa Lộ Cương được làm từ gạo truyền thống, ngay từ những bước đầu tiên như nhập nguyên liệu gạo đều được lựa chọn cẩn thận để chất lượng bánh luôn ở mức tốt nhất, bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu. Quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh.
Bên cạnh tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe, hợp tác xã còn chú trọng đa dạng mẫu mã các loại sản phẩm. Từ sản phẩm đơn thuần là bánh đa trắng, đến nay hợp tác xã đã phát triển hơn 20 sản phẩm bún khô, bánh đa với nhiều mẫu mã, trọng lượng khác nhau để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Đến nay, sản phẩm của Hợp tác xã Bánh đa Lộ Cương đã chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng. Bánh đa Lộ Cương đã có mặt trên 43 tỉnh, thành phố. Mỗi tháng hợp tác xã cung cấp cho thị trường hơn 80 tấn bánh đa các loại.
Sự công nhận với những nỗ lực của hợp tác xã không chỉ đến từ người tiêu dùng, tháng 12/2024, Hợp tác xã Bánh đa Lộ Cương đã vinh dự được nhận Giải thưởng Mai An Tiêm - Giải thưởng dành cho hợp tác xã có sản phẩm chất lượng. Đây là đơn vị duy nhất trong tỉnh được nhận giải thưởng này.
Hiện nay hợp tác xã có sản phẩm bánh đa và bún khô đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao và đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Bao bì sản phẩm đa dạng được in các thông tin truy xuất nguồn gốc kỹ càng, thuận lợi cho việc kiểm tra sản phẩm của người dùng.
Sau khi giành Giải thưởng Mai An Tiêm, khát vọng của hợp tác xã càng lớn. Trong năm 2025, hợp tác xã dự định tiếp tục đầu tư hơn 3 tỷ đồng để cải thiện hệ thống sản xuất theo hướng hiện đại, tiếp tục giảm nguồn lao động và theo đó chất lượng, năng suất sản phẩm sẽ nâng cao hơn.
Tin liên quan

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Giữ lửa nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại
09:49 | 17/06/2025 Tin tức

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề