Hà Tĩnh: Thâm canh vườn cam VietGAP đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân
Phát huy lợi thế trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap
Hà Tĩnh từ lâu đã nổi tiếng với các loại cam như cam Khe Mây (Hương Khê), cam Vũ Quang, cam Hương Sơn, cam Thượng Lộc (Can Lộc). Trồng cam là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân. Tính đến đầu năm 2022, diện tích trồng cam toàn tỉnh đã đạt 3.378 ha. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng vẫn chủ yếu theo kinh nghiệm truyền thống, do đó chất lượng cam đạt tiêu chuẩn không nhiều. Chính vì vậy, việc trồng cam theo quy trình VietGAP đang là một giải pháp nâng cao năng suất chất lượng và giá trị hàng hóa.
Cam chanh vùng thượng Can Lộc đạt chất lượng được gắn mã QR truy xuất nguồn gốc
Năm 2016, Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh) triển khai xây dựng mô hình “Thâm canh vườn cam đạt tiêu chuẩn VietGAP” trên quy mô gần 4ha với 5 hộ tham gia, tại vùng Trà Sơn (xã Mỹ Lộc và xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc). Nhờ được hướng dẫn chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn cam được đầu tư bài bản, hệ thống tưới tiêu, bón phân, sử dụng thuốc BVTV,… đồng bộ, đúng quy định, cây trĩu quả, quả to đều, hình thức đẹp. Kết thúc mô hình, cả 5 vườn cam của 5 hộ dân tham gia đều được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, nơi đây còn thành lập được Tổ sản xuất cam VietGAP Trà Sơn, góp phần xây dựng thương hiệu cam Can Lộc.
Anh Nguyễn Hùng Thái – một trong những hộ trồng cam ở thị trấn Đồng Lộc (Can Lộc) chia sẻ: Từ năm 2021, gia đình có 3 ha diện tích cam và các thành viên Tổ hợp tác cam Khe Thờ, thị trấn Đồng Lộc được Trung tâm Khuyến nông tỉnh lựa chọn để sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Quá trình triển khai, các thành viên Tổ hợp tác được tham gia tập huấn kỹ thuật về quy trình sản xuất, cách ghi chép sổ nhật ký sản xuất và phòng trừ sâu bệnh qua từng thời kỳ chăm sóc.
Nếu như trước đây, vườn cam thường xuyên phát sinh sâu bệnh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sai cách, làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe người tiêu dùng và chính bản thân. Hiện tại, với quá trình trồng và chăm sóc được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật rất bài bản và nhờ tuân thủ đúng kỹ thuật, thì các vườn cam hiện nay đầy sức sống, vườn cam sạch sẽ, thoáng đãng, hệ thống tưới tiêu, bón phân hữu cơ được đồng bộ hóa, cam trĩu quả, to đều, hình thức đẹp. Năng suất ước đạt 15-20 tấn mỗi ha, cao hơn 5-10% so với trước kia.
Nâng cao chất lượng sản phẩm tăng giá trị nông sản
Một mô hình thâm canh cây cam VietGAP tại xã Thường Nga (Can Lộc, Hà Tĩnh)
Theo cán bộ Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh, năm 2022, Trung tâm phối hợp với các huyện Can Lộc và Vũ Quang tiếp tục triển khai trồng cam VietGAP trên diện tích 11ha với 7 hộ tham gia. Đến nay, trung tâm đã hoàn thiện quy trình sản xuất VietGAP, năng suất bình quân mô hình đạt trung bình trên 14 tấn/ha. Riêng tại, xã Thường Nga, huyện Can Lộc, Trung tâm tiếp tục chọn Tổ hợp tác cam Văn Minh để xây dựng mô hình sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 4 ha. Khi tham gia mô hình trồng cam theo hướng VietGAP, các hộ dân đã được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật để từ đó tiếp thu và áp dụng vào quá trình sản xuất. cùng với đó, được hỗ trợ 50% phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, vật tư nông nghiệp và hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm giúp người dân yên tâm đầu tư sản xuất.
Ông Phan Công Khoan - một trong 2 hộ thuộc tổ hợp tác trồng cam Văn Minh xã Thường Nga huyện Can Lộc cho biết: Từ khi chuyển trọng tâm từ trồng, chăm sóc cam truyền thống sang chăm sóc cam theo tiêu chuẩn VietGAP, gia đình mới tích lũy được kiến thức cũng như kinh nghiệm để tạo ra sản phẩm cam sạch đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện nay, gia đình tôi đang tập trung chăm sóc vườn cam cuối vụ, thường xuyên tỉa cành, tạo tán làm thông thoáng vườn; vệ sinh vườn, thu gom tiêu hủy tàn dư nhiễm sâu bệnh để có được vườn cam sạch trước khi thu hoạch.
Ông Phan Công Khoan phấn khởi vì cam năm nay quả đều, đẹp và năng suất cao
Theo ông Nguyễn Trung Kiên - Phó Chủ tịch UBND xã Thường Nga, cho biết, hiện xã Thường Nga hiện có 80 ha diện tích trồng cam. Từ khi có chương trình cam Vietgap đến nay, tổng giá trị sản phẩm sản xuất của 1 cây cam sau thu hoạch cao gấp 1,5 lần so với khi chưa áp dụng VietGap. Đến nay, xã Thường Nga đã có 4 tổ hợp tác sản xuất cam theo hướng VietGap với tổng diện tích hơn 20 ha. Những năm tới xã Thường Nga sẽ nhân rộng mô hình lên 40 ha để xây dựng thương hiệu cam bền vững. Có thể nói, đến nay mô hình sản xuất theo hướng VietGAP cho cây cam đã thành công, mang lại kết quả nổi trội cả về lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội cũng như môi trường. Việc áp dụng thâm canh theo quy trình VietGAP đã thay đổi nhận thức, thói quen sản xuất cũ, hướng tới một nền sản xuất sạch, góp phần củng cố thương hiệu cam Hà Tĩnh, giúp cam Hà Tĩnh vươn tới nhiều thị trường ngoại tỉnh./.
Tường Vi
Tin liên quan
Tin mới hơn

VINAMILK CÔNG BỐ LỘ TRÌNH TỚI NET ZERO 2050 VÀ NHÀ MÁY, TRANG TRẠI ĐẠT TRUNG HÒA CARBON ĐẦU TIÊN
15:06 | 29/05/2023 Kinh tế

Tạo chuyển biến tích cực cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân
11:28 | 29/05/2023 Kinh tế

Sadev Decolletage Việt Nam - Chìa khóa thành công trong lĩnh vực kết nối và thiết bị điện
21:52 | 27/05/2023 Tin tức

Hưng Yên: Vải lai Phù Cừ vào mùa thu hoạch
09:58 | 26/05/2023 Kinh tế

Cần ngăn chặn nạn săn bắt chim yến để phát triển nghề nuôi yến lấy tổ
09:58 | 26/05/2023 Kinh tế

Yên Bái: Phát triển kinh tế từ cây măng tre Bát Độ
10:07 | 24/05/2023 Kinh tế
Tin khác

Mô hình nuôi gà Ai Cập đẻ trứng
09:34 | 24/05/2023 Kinh tế

Mô hình dưa lưới nhà màng ở thị xã Cửa Lò
16:35 | 23/05/2023 Kinh tế

Phát triển du lịch nông thôn ở Phú Thọ
16:34 | 23/05/2023 Kinh tế

Thanh Hoá: Phát triển tiềm năng du lịch xanh
08:55 | 23/05/2023 Kinh tế

Nhộn nhịp mùa lúa chín ở Can Lộc
10:53 | 19/05/2023 Kinh tế

Phụ nữ thị xã Chơn Thành đẩy mạnh phong trào xây tặng "Mái ấm tình thương"
10:53 | 19/05/2023 Kinh tế

Hơn 12.000 tấn Vải lai chín sớm Phù Cừ chờ thu hoạch
10:52 | 19/05/2023 Kinh tế

Bình Phước: Mô hình kinh doanh kết hợp với nông nghiệp xanh
15:34 | 16/05/2023 Kinh tế

Phát triển bền vững cùng người lao động, Vinamilk được bình chọn là “Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất năm 2022”
10:24 | 15/05/2023 Kinh tế

Khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch, đẩy mạnh liên kết phát triển
14:08 | 11/05/2023 Kinh tế

Hướng đi hiệu quả cho sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch
14:08 | 11/05/2023 Kinh tế

Phát triển du lịch tâm linh gắn với du lịch nghỉ dưỡng ở Tam Đảo
14:07 | 11/05/2023 Kinh tế

Huyện Nga Sơn (Thanh Hóa): Các mô hình sản xuất cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao
07:26 | 10/05/2023 Kinh tế

Quảng Nam: Xây dựng mô hình điểm trồng cây dược liệu ở Bắc Trà My
13:20 | 09/05/2023 Kinh tế

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NẮM BẮT THỜI CƠ, ĐẨY MẠNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2022 VÀ QUÝ I NĂM 2023
15:52 | 04/05/2023 Kinh tế



Thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp gắn với mô hình hợp tác xã
16:38 Khởi nghiệp

Sản phẩm OCOP rộng đường xuất khẩu qua nâng hạng sản phẩm
15:54 OCOP

Xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024
15:53 Khuyến công

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa
14:10 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi
14:10 Làng nghề, nghệ nhân










