Hà Tĩnh: Hình thành chuỗi liên kết, xây dựng thương hiệu cam đạt chuẩn theo quy trình OCOP và VietGAP
Người dân Hợp tác xã nông nghiệp cam Khe Mây Long Nhâm thu hoạch vụ cam
Liên kết sản xuất theo mô hình Hợp tác xã
Khi đến với vùng đất miền núi huyện Hương Khê (Hà Tĩnh ), người ta luôn nhắc đến đặc sản cam Khe Mây, một loại giống cam được hình thành và phát triển lâu đời ở vùng Bắc trung bộ. Từ những năm 1991 – 1993, từ chủ trương của nhà nước “khoán rừng, giao đất” cho người dân để thực hiện việc canh tác trồng trọt, người dân ở vùng núi huyện Hương Khê đã tự tìm hiểu, ươm trồng giống cam Khe Mây, phủ lấp trên những cánh đồi trọc, để phát triển kinh tế. Qua nhiều năm, giống cam này đã sinh trưởng tốt, phù hợp với khí hậu và địa hình miền núi, đặc biệt là cam rất ngon và có giá trị kinh tế cao.
Hợp tác xã nông nghiệp cam Khe Mây Long Nhâm tham gia chương trình xúc tiến thương mại, tiêu thụ cam
Mặc dù là giống cam ngon, nhưng những năm đầu trồng và sản xuất, việc liên kết và xây dựng thương hiệu cho giống cam chưa được quan tâm đúng mức, sản xuất còn mang tính manh mún, nhỏ lẻ, người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành chuỗi liên kết và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Đứng trước từ nhu cầu của thực tiễn của người dân và thị trường, năm 2014 được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, Hợp tác xã nông nghiệp cam Khe Mây Long Nhâm đã được thành lập với 30 thành viên và có diện tích sản xuất lên tới 68 hec/ ta. Việc hình thành Hợp tác xã nông nghiệp cam Khe Mây Long Nhâm đã tạo ra một bước ngoặt mới cho người nông dân trồng cam ở huyện Hương Khê. Từ đây, việc trồng, sản xuất và thu hoạch cam đã theo quy trình có tổ chức, chú trọng các khâu chăm sóc xây giống, chất lượng cam và xây dựng thương hiệu, đóng bao bì sản phẩm. Việc xây dựng thương hiệu cam, gắn với chất lượng an toàn,theo các quy chuẩn khắt khe từ các hiệp hội cũng đã được Hợp tác xã đẩy mạnh tham gia và đã có những thành quả nhất định. Ngày 31/10/2019, Hợp tác xã nông nghiệp cam Khe Mây Long Nhâm đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh trao giấy chứng nhận sản xuất cam theo quy trình VietGAP, đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và nguồn gốc cây trồng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Ngoài ra từ năm 2019 Hợp tác xã nông nghiệp cam Khe Mây Long Nhâm cũng đã tham gia chương trình “ mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) và đã được đánh giá đảm bảo chất lượng, đạt 3 sao về an toàn sản phẩm.
Người dân Hợp tác xã Trà Sơn đang tiến hành chiết cành, ươm cây giống cam
Bài toán đầu ra cho sản phẩm
Còn đối với Hợp tác xã Trà Sơn ( huyện Can Lộc, Hà Tĩnh ), mặc dù từ nhiều năm qua đã có sự chuyển đổi về mô hình và phương thức sản xuất, tham gia các quy trình về đảm bảo chất lượng của VietGAP và OCOP nhưng khâu tiêu thụ sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Theo anh Nguyễn Xuân Hoà, phó chủ nhiệm Hợp tác xã Trà Sơn cho biết : “ nhiều năm qua, tình hình ươm trồng và sản xuất cam cho sản lượng cao nhưng đầu ra sản phẩm vân còn bấp bênh, do sự cạnh tranh từ giá cả thị trường. Hơn 7 năm hình thành và phát triển, từ vài thành viên sáng lập ban đầu, đến nay Hợp tác xã đã có 12 thành viên tham gia với tổng số vốn điều lệ là 1,5 tỷ đồng, có diện tích trồng cam 15hec/ ta, đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao, cho sản lượng thu hoạch cam từ 250 – 300 tấn/ năm. Việc xây dựng thương hiệu và tham gia các quy trình đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm đã được Hợp tác xã chú trọng đẩy mạnh phát triển từ nhiều năm qua, nhưng việc nhiều nơi làm nhái thương hiệu, canh tranh về giá cả đã khiến người dân trồng cam trên địa bàn huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng nhiều thương lái ở các vùng, tỉnh khác thu mua cam thường, làm giả nhãn mác rồi bán với giá thấp ra thị trường khiến thương hiệu và giá trị “ cam giòn Xuân Hoà Thượng Lộc” điêu đứng về giá.
Ông Nguyễn Hữu Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh trao đổi cùng phóng viên
Quy trình chế biến và đóng gói sản phẩm của người dân Hợp tác xã Trà sơn
Ông Nguyễn Hữu Ngọc, phó giám đốc trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh cho hay, hàng năm Trung tâm Khuyến nông tỉnh và sở Công Thương thường xuyên phối hợp tổ chức chương trình toàn đàm, xúc tiến thương mại, nhằm quảng bá thương hiệu, mời gọi doanh nghiệp tìm hiểu và thu mua nông sản cho nông dân trồng cam trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, người dân trồng cam trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cho biết : “nhiều Hợp tác xã và doanh nghiệp thu mua chưa thoả thuận được về giá nhập khẩu cam nên đa số là người dân vẫn phải tự “ buôn” với các đại lý nhỏ lẽ, chợ đầu mối với giá thấp. Đã đến lúc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu sản phẩm ở các Hợp tác xã trồng cam trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, có hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, nhằm giữ vững vị thế là thủ phủ trồng cam đặc sản của Hà Tĩnh và vùng Bắc trung bộ, xây dựng kinh tế nông thôn, đưa đời sống của người dân ngày một đi lên và ổn định hơn.
Bài, ảnh: Quang Hoà
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 | 15/01/2025 OCOP
Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết
14:56 | 14/01/2025 OCOP
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
14:23 | 13/01/2025 OCOP
TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP
14:22 | 13/01/2025 OCOP
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP
09:57 | 10/01/2025 OCOP
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
09:56 | 10/01/2025 OCOP
Tin khác
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới
10:28 | 08/01/2025 OCOP
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024
08:57 | 07/01/2025 OCOP
Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh
08:53 | 07/01/2025 OCOP
Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
08:52 | 07/01/2025 OCOP
Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP
16:37 | 03/01/2025 OCOP
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn
14:16 | 02/01/2025 OCOP
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh
09:55 | 02/01/2025 OCOP
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
14:10 | 31/12/2024 OCOP
Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP
09:18 | 31/12/2024 OCOP
Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao
15:00 | 30/12/2024 OCOP
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 | 26/12/2024 OCOP
Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
20:30 | 26/12/2024 OCOP
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
09:35 | 25/12/2024 OCOP
OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh
09:09 | 25/12/2024 OCOP
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn
10:57 | 23/12/2024 OCOP
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội
Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội chào Xuân 2025
09:51 Tin tức
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 Làng nghề, nghệ nhân