Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

Hà Tĩnh: Bánh gai Đức Thọ đậm vị quê hương

LNV - Bánh gai Đức Thọ mang hương vị ngọt bùi, dẻo thơm không giống với loại bánh gai ở nơi khác. Từ một món quà quê, bánh gai trở thành sản phẩm mang lại kinh tế cho vùng quê Hà Tĩnh.


Sản phẩm bánh gai Đức Thọ

Huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh quê tôi, nằm êm đềm bên dòng sông La xanh mát, một dòng sông rất thơ làm nguồn cảm hứng cho nhiều nhạc sĩ sáng tác. Nơi đây nổi tiếng với nhiều món ăn dân dã quen thuộc như hến sông La, bún bò Đò Trai và ấn tượng nhất là bánh gai Đức Thọ dẻo bùi bọc trong lá chuối khô.

Những chiếc bánh gai gói ghém bằng tay của người dân làng Khóng (xã Đức Yên, huyện Đức Thọ) là thức quà quê mà ai đi xa cũng đều nhớ về. Tuổi thơ của đứa trẻ vùng quê nghèo như tôi gắn liền với thức quà quê đặc biệt này. Mỗi lần đi chợ về, bà đều mua cho tôi chiếc bánh gai nhỏ, dẻo, bùi, thơm ngon. Ngày còn bé, khi có một chiếc bánh gai trên tay, tôi liền vui sướng phấn khởi vì nhận quà.

Bánh gai được làm thủ công theo từng công đoạn.

Sau này, bánh gai trở thành một món ăn không thể thiếu trong đời sống người dân lao động Hà Tĩnh. Bất kỳ du khách nào ghé ngang Hà Tĩnh, trên dọc quốc lộ 8A chạy qua huyện Đức Thọ đều bắt gặp hình ảnh nhiều sạp hàng bán bánh gai đặc trưng. Chiếc bánh gai ú nần ngày xưa giờ đã trở thành sản phẩm hỗ trợ người dân Đức Thọ phát triển kinh tế, làm nên thương hiệu đặc sản Hà Tĩnh.

Để làm ra chiếc bánh gai Đức Thọ đặc biệt, người dân Đức Yên tận dụng những nguyên liệu tự nhiên, sử dụng lá gai trồng ở bãi bồi ven sông La tạo màu đen đặc trưng cho loại bánh này. Lá gai được luộc chín kỹ, vắt kiệt nước rồi đem đi giã nhuyễn cho thành bột mới sử dụng. Người làm trộn bột gạo nếp hoa cau với bột lá gai và mật mía để chế biến vỏ bánh bên ngoài đen bóng, dẻo mịn. Nhân bánh bên trong bao gồm đậu xanh, đường kính trắng và cùi dừa. Bánh gói bằng lá chuối khô nên có mùi hương rất riêng, không lẫn với những loại bánh khác.

Cây lá gai ngày nay được người dân địa phương trồng.


Một sản phẩm bánh gai chất lượng và đạt chuẩn yêu cầu đầu tiên phải vừa dẻo, vừa mịn, thơm mùi đặc trưng từ lá chuối. Mùi lá gai tỏa ra thoang thoảng hòa cùng mùi dầu chuối, quyện với mật mía và gạo nếp, thêm vị bùi nhân đậu xanh và cùi dừa chính là sự kết hợp hoàn hảo cho chiếc bánh gai Đức Thọ.

Trải qua hơn 100 năm giữ nghề làm bánh, năm 2016, bà Nguyễn Thị Nho thành lập Hợp tác xã (HTX) sản xuất bánh gai Đức Yên ban đầu với 13 nhân công chuyên làm nghề. Năm 2018, tỉnh và huyện nhà hỗ trợ HTX sản xuất bánh gai tham gia vào chương trình OCOP và đạt tiêu chuẩn 2 sao. Nối tiếp sự thành công đó sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao chương trình OCOP của tỉnh vào năm 2020. Không ai có thể nghĩ, những chiếc bánh gai mang đến nhiều lợi ích cho việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân như ngày hôm nay. Mỗi một thành phẩm làm ra người làm nghề gửi gắm sự trân quý vào đó. Họ luôn sản xuất chỉn chu, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm đến tay người tiêu dùng.


HTX sản xuất bánh gai xã Đức Yên được Chứng nhận sản phẩm Công nghiệp Nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2017.


Nhờ vào việc làm bánh, người dân làng Khóng từ những hộ sản xuất nhỏ lẻ bán trong địa bàn giờ đây thành lập HTX với hơn 45 nhân lực lao động, đem lại nguồn thu nhập trung bình từ 5 – 8 triệu đồng/người/tháng. Mỗi chiếc bánh gai bán ra với mức giá từ 3000 – 5000 đồng. Bánh được tiêu thụ từ 800 – 1000 chiếc vào mùa hè, mùa đông nhiều hơn 1500 chiếc. Bánh gai Đức Thọ dần đưa vào thị trường ở các tỉnh thành khác như Đà Nẵng, Vũng Tàu, Bình Dương và các siêu thị lớn... để tiêu thụ và quảng bá sản phẩm của quê hương Hà Tĩnh.

Hiện nay, HTX sản xuất bánh gai Đức Thọ vẫn đang tiếp tục hoạt động hết năng suất nhằm phục vụ nhu cầu người dân sử dụng cho ngày Tết. Bánh sử dụng làm quà biếu ngày Tết, cúng lễ hay đơn giản là sử dụng như một món ăn đặc sản quen thuộc. Bên cạnh đó, các cấp ban ngành huyện Đức Thọ vẫn luôn quan tâm và định hướng phát triển bánh gai để sản phẩm đạt tiêu chuẩn dự án OCOP trong tương lai.


​​​​​​​

Bánh gai Đức Yên được Chứng nhận sản phẩm đạt 3 sao OCOP năm 2020.


Là một người con sống xa quê, tôi vẫn luôn tìm về những chiếc bánh gai tuổi thơ để thưởng thức và hồi tưởng kỷ niệm. Giờ đây, quê hương đổi mới và phát triển cũng nhờ chiếc bánh gai ngày ấy. Thật tự hào khi bánh gai làng Khóng trở thành một món ăn tinh thần chứa đựng tình cảm, công sức của người dân lao động Hà Tĩnh. Tôi hi vọng bánh gai Đức Thọ tiếp cận đến tay người tiêu dùng nhiều hơn. Đây cũng là cách để giữ gìn truyền thống, văn hóa ẩm thực địa phương được trọn vẹn.

Bài và ảnh Linh Chi

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

LNV - Ngành nuôi hươu lấy nhung tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự chăm sóc kỹ lưỡng của người dân, nghề nuôi hươu không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao đời sống kinh tế và xã hội, khẳng định vị thế của Hương Sơn là "thủ phủ hươu nhung" của cả nước.
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh

“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh

OVN - Rượu Sâm Báo An Tâm là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao, do UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận năm 2023, đến nay sản phẩm Rượu Sâm Báo An Tâm của Lương y Đỗ Quang Dũng - Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh rượu An Tâm (Khu 3 thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đang tiếp tục khảng định chất lượng và thương hiệu, từng bước vươn ra thị trường để đến với người tiêu dùng.
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương

Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương

OVN - Vân Cù, một làng nghề thủ công truyền thống làm bún nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bún chất lượng cao cho thị trường.
Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP

Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP

LNV - Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP, trong đó có 451 sản phẩm đạt hạng OCOP 3 sao (chiếm tỷ lệ 90,74%), 46 sản phẩm đạt hạng OCOP 4 sao (chiếm tỷ lệ 9,26%).
Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao

Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao

LNV - Ngày 30-12, Hội đồng OCOP thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội nghị đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao năm 2024.
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

LNV - Ngày 25/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt 4, 5 sao năm 2024.

Tin khác

Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

LNV - Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, nổi bật với những tiềm năng du lịch phong phú và sản phẩm OCOP đa dạng. Việc phát triển du lịch gắn với quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Lạng Sơn không chỉ giúp tăng trưởng kinh tế mà còn nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa, nông sản đặc sản của địa phương.
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

OVN - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh

OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh

LNV - Bên cạnh nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia của tỉnh, giai đoạn này, Thanh Hóa phát triển nhanh về số lượng sản phẩm OCOP gắn với bảo tồn, gây dựng thương hiệu, phát huy bản sắc văn hóa xứ Thanh.
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn

Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn

LNV - Phát triển bền vững các làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Việc chú trọng vào khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, cùng với việc du nhập và phát triển các nghề mới, không chỉ giúp duy trì bản sắc văn hóa địa phương mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững

Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững

OVN - Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa

Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa

OVN – Từ loại gạo nếp Khoái Đen truyền thống, những người nông dân của HTX bưởi và dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên (xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, góp phần nâng cao giá trị cây lúa, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Đà Nẵng: Có gì trong Phiên chợ Giáng sinh 2024 độc đáo  sắp diễn ra tại Premier Village Danang Resort

Đà Nẵng: Có gì trong Phiên chợ Giáng sinh 2024 độc đáo sắp diễn ra tại Premier Village Danang Resort

LNV - Mùa lễ hội cuối năm tại Đà Nẵng sẽ trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết với Phiên chợ Giáng sinh 2024, sự kiện diễn ra từ ngày 6 đến 8/12/2024 tại Premier Village Danang Resort Managed by Accor tại địa chỉ 99 Võ Nguyên Giáp, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng. Đây là cơ hội để người dân và du khách tận hưởng một không gian đậm chất lễ hội, kết hợp hài hòa giữa văn hóa, du lịch và ẩm thực.
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP

LNV - Để các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh thực sự trở thành sản phẩm hàng hoá, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới là hết sức cần thiết. Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã có Văn bản số 336/VPĐPNTM- OCOP ngày 19/6/2023 “về hướng dẫn thực hiện Chu trình OCOP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2025”. Theo đó, các sản phẩm mới tham gia OCOP đều được các địa phương thẩm định, tư vấn, hướng dẫn và có quyết định chấp thuận tham gia Chương trình OCOP. Sản phẩm OCOP kết nối tiêu thụ với hệ thống BigC Việt Nam.
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ

Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ

LNV - Nếp bầu Tam Mỹ là đặc sản nổi tiếng từ lâu đời của vùng quê Tam Mỹ Đông và Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, (tỉnh Quảng Nam). Hạt nếp bầu dẻo và thơm lừng rất đặc trưng. Đây là loại bánh truyền thống của người Việt, thường được làm vào dịp Tết Nguyên đán và ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch).
Bắc Kạn: Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Bắc Kạn: Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

LNV - Ðối với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cả nước nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, thương mại điện tử có vai trò quan trọng trong quảng bá, xúc tiến, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường, khách hàng lớn tiềm năng. Không những thế, thông qua thương mại điện tử, năng lực quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, quá trình chuyển đổi số của chủ thể của OCOP cũng được nâng lên.
Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP

Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP

LNV - Hiện nay, các sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Kạn đã và đang phát triển mạnh mẽ đi vào chiều sâu, từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng của sản phẩm. Từ đó cho thấy sự thành công trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP ngày một tăng dần qua từng năm kể cả số lượng, chất lượng, cũng như thương hiệu sản phẩm.
Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả từ chương trình OCOP

Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả từ chương trình OCOP

LNV - Sau 5 năm triển khai, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Bắc Kạn đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người dân nông thôn; đồng thời góp phần chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trở thành nguồn nội lực quan trọng trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM).
Phát triển chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn

Phát triển chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn

LNV - Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đề ra chủ trương, xây dựng chính sách để phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển sản phẩm OCOP. Qua đó bước đầu đã tạo nên những điểm đến du lịch, thay đổi diện mạo nông thôn.
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP

Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP

OVN - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng khó lẫn, không nơi nào sánh được. Trong đó phải kể đến làng nghề gỗ Thiết Úng – được coi là cái nôi của nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ và tạc tượng thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nhiều sản phẩm điêu khắc gỗ mỹ nghệ nơi đây đã được công nhận đạt 3,4 sao của chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương này.
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao

Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

LNV - Nhiều năm trở lại đây, làng đá mỹ nghệ Ninh Vân, thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ như một trong những làng nghề truyền thống có bước phát triển vượt bậc. Kế thừa những giá trị tinh hoa do cha ông để lại, các nghệ nhân chạm khắc đá nơi đây, qua bao thế hệ, không ngừng sáng tạo và hoàn thiện tay nghề. Chính nhờ sự đam mê và tài năng đó, họ đã tạo ra những tuyệt tác độc đáo, góp phần đưa thương hiệu nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân không chỉ vang danh trong nước mà còn vươn xa ra thế giới.
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

LNV - Ngành nuôi hươu lấy nhung tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự chăm sóc kỹ lưỡng của người dân, nghề nuôi hươu không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao đời sống kinh tế và xã hội, khẳng định vị thế của Hương Sơn là "thủ phủ hươu nhung" của cả nước.
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

LNV - Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, trong những năm qua, cán bộ và chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của mình. Họ đã tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn mới thông qua những việc làm cụ thể và thiết thực, góp phần quan trọng vào sự đổi thay tích cực của các vùng quê.
Chào năm đặc biết 2025!

Chào năm đặc biết 2025!

LNV - Chào mừng năm 2025, một chặng đường mới đang mở ra trước mắt chúng ta! Đón chào năm 2025, chúng ta có đủ cơ sở để tin rằng tương lai sẽ tươi đẹp hơn, bởi những gì chúng ta đã gieo mầm từ năm trước sẽ nảy nở thành những thành quả rực rỡ trong năm mới.
Huyện Ba Vì (Hà Nội) : Tổ chức Lễ công bố nghị quyết của UBTV Quốc Hội về việc thành lập xã Phú Hồng

Huyện Ba Vì (Hà Nội) : Tổ chức Lễ công bố nghị quyết của UBTV Quốc Hội về việc thành lập xã Phú Hồng

LNV - Thực hiện NQ số1286 ngày 14/11/2024 của UBTV Quốc Hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023-2025 của TP Hà Nội, ngày 01/01/2025, Huyện ủy, HĐND, UBND, UB-MTTQ huyện Ba Vì tổ chức trọng thể Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường v
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động