Hà Nội xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp
Xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu cho các sản phẩm nông sản được các hợp tác xã, người dân trên địa bàn Hà Nội dần coi trọng để nâng cao giá trị sản phẩm. Theo Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Vân Nam (huyện Phúc Thọ) Doãn Văn Thắng, hiện nay, sản phẩm chuối Vân Nam đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Do chất lượng sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm và có thương hiệu nên chuối Vân Nam được tiêu thụ mạnh tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích. Để nâng cao giá trị, hợp tác xã đầu tư 150 triệu đồng xây dựng hệ thống kho lạnh giúp bảo quản chuối lâu hơn, giảm áp lực về thời gian trong tiêu thụ.
Thương hiệu “Gạo thơm Bối Khê” (xã Tam Hưng) được trưng bày, giới thiệu tại hội chợ sản phẩm du lịch, làng nghề huyện Thanh Oai. Ảnh: Ánh Ngọc
Còn theo Giám đốc Hợp tác xã Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Tam Hưng (huyện Thanh Oai) Đỗ Văn Kiên, hiện thương hiệu “Gạo thơm Bối Khê” ngày càng có uy tín trên thị trường, được nhiều người tiêu dùng biết đến. Sản phẩm sau xay xát được đóng gói, có logo, nhãn hiệu sản phẩm, với giá bán gạo nếp cái hoa vàng hơn 30.000 đồng/kg, gạo Bắc thơm số 7 hơn 18.000 đồng/kg. Do có thương hiệu, sản phẩm gạo của hợp tác xã cung cấp ổn định cho nhiều bếp ăn tập thể, trường mầm non trên địa bàn thành phố.
Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, “chắp cánh” cho nông sản vươn xa và dễ truy xuất nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm. Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, toàn thành phố đã xây dựng được hơn 40 nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp như: Nhãn chín muộn Đại Thành (huyện Quốc Oai); Gạo thơm Bối Khê (huyện Thanh Oai); Chuối Vân Nam (huyện Phúc Thọ); Vịt Vân Đình (huyện Ứng Hòa); Gà đồi Ba Vì (huyện Ba Vì)… Sản phẩm đăng ký nhãn hiệu tập thể, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được bán tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích trong và ngoài thành phố, giá trị tăng 15-20% so với khi chưa đăng ký thương hiệu.
Bên cạnh đó, việc xây dựng nhãn hiệu tập thể còn giúp các hợp tác xã, nông dân thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang chuỗi khép kín, bảo đảm an toàn thực phẩm; sản phẩm có thương hiệu còn tạo được sức cạnh tranh trên thị trường.
Duy trì và bảo vệ thương hiệu
Hiệu quả của việc xây dựng thương hiệu nông sản đã rõ, nhưng trong quá trình phát triển và mở rộng còn khó khăn do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chưa hiểu đầy đủ tầm quan trọng của việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm nên chưa mặn mà đầu tư. Kiến thức về thị trường và định hướng nâng cao chất lượng để bảo vệ thương hiệu của một số chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể (hợp tác xã) còn hạn chế. Việc sản xuất manh mún, thiếu liên kết dẫn đến nguồn nguyên liệu không đồng đều, chất lượng không ổn định, sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường…
Để tháo gỡ khó khăn và phát triển thương hiệu nông sản, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tiên Dương (huyện Đông Anh) Đoàn Quang Hoài cho biết, các ngành chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền để thay đổi nhận thức cho nông dân trong xây dựng thương hiệu nông sản địa phương. Các chủ nhãn hiệu tập thể, người quản lý chỉ dẫn địa lý cần quản lý tốt thương hiệu, xử lý nghiêm sai phạm do lợi dụng danh tiếng đặc sản để kiếm lời.
Xây dựng thương hiệu không khó, nhưng để phát triển, giữ vững thương hiệu sau khi xây dựng là việc không dễ bởi luôn phải bảo đảm chất lượng sản phẩm. Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, ngành Nông nghiệp tham mưu thành phố tiếp tục có chính sách phát triển nông nghiệp theo chuỗi gắn với xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nông sản. Sở phối hợp với các sở, ngành, chính quyền địa phương tổ chức hội chợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm được công nhận nhãn hiệu tập thể; đưa doanh nghiệp vào liên kết với hợp tác xã để tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu.
Ngành Nông nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, dựa trên lợi thế cạnh tranh của các nông sản chủ lực được lựa chọn xây dựng thương hiệu. Mở rộng và nâng cao diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, thúc đẩy áp dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nông sản được xây dựng thương hiệu. Cùng với đó là áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến một cách đồng bộ, từ khâu quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung, giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, vận chuyển bảo quản, chế biến… Tất cả các khâu phải theo một quy trình chuẩn bảo đảm an toàn thực phẩm, lúc đó nông sản mới được mang thương hiệu.
Bên cạnh đó, các địa phương cần chọn một số đặc sản tiêu biểu, xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn mới. Các doanh nghiệp, hợp tác xã cần chủ động, tích cực tạo giá trị cốt lõi thông qua xây dựng thương hiệu sản phẩm dựa trên chất lượng sản phẩm. Mặt khác, các hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cần giữ gìn, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thường xuyên trao đổi kiến thức, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, tạo sản phẩm đặc trưng, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Theo Quỳnh Dung
Tin liên quan
Tin mới hơn

VINAMILK CÔNG BỐ LỘ TRÌNH TỚI NET ZERO 2050 VÀ NHÀ MÁY, TRANG TRẠI ĐẠT TRUNG HÒA CARBON ĐẦU TIÊN
15:06 | 29/05/2023 Kinh tế

Tạo chuyển biến tích cực cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân
11:28 | 29/05/2023 Kinh tế

Sadev Decolletage Việt Nam - Chìa khóa thành công trong lĩnh vực kết nối và thiết bị điện
21:52 | 27/05/2023 Tin tức

Hưng Yên: Vải lai Phù Cừ vào mùa thu hoạch
09:58 | 26/05/2023 Kinh tế

Cần ngăn chặn nạn săn bắt chim yến để phát triển nghề nuôi yến lấy tổ
09:58 | 26/05/2023 Kinh tế

Yên Bái: Phát triển kinh tế từ cây măng tre Bát Độ
10:07 | 24/05/2023 Kinh tế
Tin khác

Mô hình nuôi gà Ai Cập đẻ trứng
09:34 | 24/05/2023 Kinh tế

Mô hình dưa lưới nhà màng ở thị xã Cửa Lò
16:35 | 23/05/2023 Kinh tế

Phát triển du lịch nông thôn ở Phú Thọ
16:34 | 23/05/2023 Kinh tế

Thanh Hoá: Phát triển tiềm năng du lịch xanh
08:55 | 23/05/2023 Kinh tế

Nhộn nhịp mùa lúa chín ở Can Lộc
10:53 | 19/05/2023 Kinh tế

Phụ nữ thị xã Chơn Thành đẩy mạnh phong trào xây tặng "Mái ấm tình thương"
10:53 | 19/05/2023 Kinh tế

Hơn 12.000 tấn Vải lai chín sớm Phù Cừ chờ thu hoạch
10:52 | 19/05/2023 Kinh tế

Bình Phước: Mô hình kinh doanh kết hợp với nông nghiệp xanh
15:34 | 16/05/2023 Kinh tế

Phát triển bền vững cùng người lao động, Vinamilk được bình chọn là “Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất năm 2022”
10:24 | 15/05/2023 Kinh tế

Khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch, đẩy mạnh liên kết phát triển
14:08 | 11/05/2023 Kinh tế

Hướng đi hiệu quả cho sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch
14:08 | 11/05/2023 Kinh tế

Phát triển du lịch tâm linh gắn với du lịch nghỉ dưỡng ở Tam Đảo
14:07 | 11/05/2023 Kinh tế

Huyện Nga Sơn (Thanh Hóa): Các mô hình sản xuất cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao
07:26 | 10/05/2023 Kinh tế

Quảng Nam: Xây dựng mô hình điểm trồng cây dược liệu ở Bắc Trà My
13:20 | 09/05/2023 Kinh tế

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NẮM BẮT THỜI CƠ, ĐẨY MẠNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2022 VÀ QUÝ I NĂM 2023
15:52 | 04/05/2023 Kinh tế



Thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp gắn với mô hình hợp tác xã
16:38 Khởi nghiệp

Sản phẩm OCOP rộng đường xuất khẩu qua nâng hạng sản phẩm
15:54 OCOP

Xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024
15:53 Khuyến công

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa
14:10 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi
14:10 Làng nghề, nghệ nhân










