Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Hà Nội: Kinh nghiệm và giải pháp để làng nghề ở Thanh Thùy phát triển bền vững

LNV - Sự phát triển của làng nghề truyền thống đã đóng góp quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, giúp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân, từ đó ông Lê Văn Cảnh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Thanh Thùy cho rằng, trong thời gian tới cần triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả 6 giải pháp để các làng nghề trên địa bàn xã tiếp tục phát triển bền vững.
Nghề truyền thống giúp nâng cao đời sống nhân dân

Làng nghề huyện Thanh Oai hình thành, phát triển gắn với nền văn hiến, bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc và quê hương. Công cuộc đổi mới đất nước đã mở ra cho làng nghề huyện Thanh Oai phát triển đa dạng về ngành nghề và các loại sản phẩm. Với 51 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống, Thanh Oai đã có nhiều sản phẩm được đánh giá cao, được tiêu thụ mạnh trên toàn quốc và có xu hướng vươn ra một số thị trường lớn trên thế giới. Trong số những làng nghề đó phải kể đến sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề xã Thanh Thùy, trong thời gian qua đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho nhân dân và trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phương này

Lãnh đạo xã Thanh Thùy trao đổi với phóng viên tại Cụm công nghiệp làng nghề kim khí Thanh Thùy


Bí thư Đảng ủy xã Thanh Thùy Lê Văn Cảnh cho rằng, vị trí địa lý, giao thông, nguồn lực đất đai, nhân lực thuận lợi là điều kiện để địa phương phát triển các loại hình kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề, sản xuất nông nghiệp.

Hiện tại xã Thanh Thùy có 6/6 làng được công nhận làng nghề, trong đó tập trung các ngành nghề như: Sản xuất kim khí, điêu khắc mỹ nghệ, làm trống… tổng số lao động tham gia làm nghề là 7304 lao động, số hộ là 2050 hộ(chiếm 85%) với 215 cơ sở sản xuất tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong và ngoài xã. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là hộ gia đình với quy mô vừa và nhỏ; qua đó giúp giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo…

Theo ông Cảnh, xã Thanh Thùy có 2 mảng làng nghề với một số sản phẩm đặc biệt như điêu khắc Dư Dụ và cơ khí làng Rùa có chất lượng và thẩm mỹ cao. "Về nghề cơ khí trong thời gian qua được sự quan tâm của huyện, xã đã quy hoạch và xây dựng cụm công nghiệp làng nghề kim khí Thanh Thùy diện tích 5,5 ha, tạo điều kiện cho 40 doanh nghiệp mở rộng diện tích cơ sở sản xuất thu hút trên 1000 lao động và có điều kiện xử lý môi trường. Đến nay với quy mô sản xuất lớn hơn, làng nghề đã có nhiều thay đổi, đã áp dụng máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất, kỹ thuật tinh sảo, máy đột dập trăm tấn, dây truyền sản xuất được khép kín làm phong phú thêm các mặt hàng, nhờ đó phục vụ ngày càng tốt hơn cho các ngành công nghiệp như điện tử, xe máy, công nghiệp xây dựng… tiêu thụ sản phẩm khắp các tỉnh thành trong cả nước", Bí thư xã Thanh Thùy cho hay.

Theo ông Lê Văn Cảnh, nghề điêu khắc mỹ nghệ Dư Dụ là nghề truyền thống lâu đời được nhân dân duy trì phát triển qua nhiều thế hệ. Cùng bắt nhịp với sự đổi mới khoa học công nghệcủa đất nước, người dân, người thợ làng nghề điêu khắc Dư Dụ với bàn tay khéo léo, tinh xảo đã cho ra thị trường những sản phẩm có chất lượng thẩm mỹ cao như tượng phật, tượng mỹ nghệ, các con giáp, chiếu hạt… được người tiêu dùng trong cả nước đón nhận, thậm chí xuất khẩu ra các nước như Trung Quốc, Đài Loan, khu vực Asean… Doanh thu từ các làng nghề đạt 355 tỷ đồng/năm.

"Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nói riêng trên địa bàn xã Thanh Thùy trong những năm qua có bước phát triển mạnh trở thành ngành có kinh tế quan trọng của xã góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương và các xã lân cận, từng bước ổn định và nâng cao đời sống nhân dân góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo hướng công nghiệp - dịch vụ thương mại", ông Cảnh chia sẻ.

Sự phát triển của làng nghề Thanh Thùy đã đóng góp quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Đến nay cơ cấu kinh tế công nghiệp tiểu thủ công nghiệp chiếm 66%, thương mại dịch vụ chiếm 27%, nông nghiệp còn 7%, thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn còn 0,78%. Đây là nền tảng vững chắc để xã Thanh Thùy hoàn thành xây dựng chương trình nông thôn mới năm 2017 tạo động lực để tiếp tục phát triển và xây dựng xã đạt nông thôn mới nâng cao.

Nhiều sơ sở đã áo dụng máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất


Trong những năm qua thực hiện chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xã Thanh Thùy đã chú trọng xây dựng các kế hoạch, đề án, tiến hành khảo sát tình hình thực tế địa phương, thường xuyên quan tâm chỉ đạo xây dựng phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển nông nghiệp và hạ tầng nông thôn tạo việc làm ổn định cho nhân dân. Bí thư Đảng ủy xã Thanh Thùy cho biết, hàng năm xã thực hiện tốt công tác khuyến công, tổ chức các khóa học đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề với hàng 100 lượt người tham gia; hỗ trợ khuyến khích đổi mới dây chuyền máy móc thiết bị; tập huấn chính sách khuyến công, kỹ năng bán hàng, quản trị doanh nghiệp, an toàn thực phẩm hỗ trợ cho các cơ sở tham gia hội chợ triển lãm trong nước để tăng cường giao lưu giới thiệu sản phẩm làng nghề tới các địa phương trong cả nước. "Chúng tôi đặc biệt quan tâm tạo điều kiện cho các cơ sở xây dựng thương hiệu đặc biệt là xây dựng nhãn hiệu tập thể, chú trọng công tác đề nghị xét danh hiệu nghệ nhân các làng nghề", ông Cảnh nói.

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả 6 giải pháp

Từ những đóng góp rất lớn của các làng nghề đối với sự phát triển của địa phương, lãnh đạo xã Thanh Thùy khẳng định sẽ tiếp tục tạo điều kiện tối đa để các cơ sở làm nghề trên địa bàn phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Trong Nghị quyết của Đảng bộ xã lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 cũng đã xác định phát triển làng nghề truyền thống là một trong 2 khâu đột phá.

Theo ông Lê Văn Cảnh, để các làng nghề phát triển một cách bền vững, từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và cải thiện môi trường trên địa bàn, cần triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả 6 giải pháp.

Một là, tăng cường thông tin tuyên truyền các chính sách hỗ trợ làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo nghị định số 52/2018 NĐ-CP, ngày 12/4/2018 về Phát triển ngành nghề nông thôn. Các văn bản hướng dẫn đến các tổ chức, cá nhân trong làng nghề. Kết hợp các sự kiện văn hóa thể thao được tổ chức ở địa phương, tổ chức các cuộc thi, giới thiệu, chưng bày các sản phẩm nghề nhằm khích lệ người lao động và khơi dậy lòng tự hào về những nét đẹp của những sản phẩm nghề truyền thống quê hương.

Hai là, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2020 -2025, ngân sách địa phương, vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư phát triển làng nghề. Làng nghề gắn với du lịch và xây dựng Nông thôn mới.

Những năm qua, xã Thanh Thùy đã thực hiện tốt công tác đào tạo và truyền nghề


Ba là, mở rộng và thành lập mới các Cụm công nghiệp, ưu tiên quy hoạch các trục đường như Quốc lộ 21B, đường trục phát triển phía Nam của Thành phố để thu hút các doanh nghiệp đầu tư và phát triển. Có cơ chế đặc thù để tạo điều kiện cho các hộ sản xuất làng nghề được thuê đất tại các Cụm công nghiệp, xây dựng các khu cửa hàng giới thiệu sản phẩm làng nghề.

Bốn là, quan tâm tập trung giải quyết một số vấn đề tồn tại đối với công tác phát triển làng nghề như giải quyết mặt bằng sản xuất kinh doanh, chính sách đầu tư đổi mới máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nâng cao sức cạnh tranh cao của các doanh nghiệp, hộ gia đình; giải quyết vấn đề ô nhiễm trong làng nghề, trang bị kiến thức năng lực quản lý cho các chủ hộ, chủ cơ sở sản xuất hỗ trợ phát triển thị trường làng nghề, tăng cường mở các lớp đào tạo và nhân cấy nghề.

Năm là, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình xây dựng nông thôn mới có sự ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trong các làng nghề, mặt bằng sản xuất ra xa khu dân cư. Đối với các làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang đậm nét văn hóa truyền thống nhưng không có khả năng phát triển độc lập, đề nghị huyện, thành phố đầu tư cơ sở hạ tầng.

Sáu là, đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử hỗ trợ cơ sở sản xuất làng nghề xây dựng trang Website giới thiệu quảng bá, xây dựng thương hiệu sản xuất làng nghề, cung cấp thông tin thường xuyên về thị trường, những quy định về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, thị trường tiêu thụ để cơ sở sản xuất làng nghề định hướng sản xuất. Chú trọng việc công nhận các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống và phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ thủ công giỏi.

"Để có được những kết quả quan trọng trong xây dựng và phát triển quê hương Thanh Thùy, cần có sự nỗ lực, quyết tâm trong lãnh đạo chỉ đạo điều hành cũng như tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong xã. Song rất cần có sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo giúp đỡ của huyện và thành phố", ông Lê Văn Cảnh bày tỏ.

Hoàng Phúc/LĐTĐ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đại hội Hiệp hội Làng nghề lần thứ V, hai người đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Nghệ nhân.
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

LNV - Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng

Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng

LNV - Tới làng Bến Hến (xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), nơi có dòng sông La hiền hòa chảy qua, có làng làm hến lâu đời và gần với làng mộc Thái Yên trăm năm tuổi, không khó để thấy xưởng gỗ Minh Mít nổi bật đang nhộn nhịp chế tác từng sản phẩm gỗ nhà thờ, bàn thờ, sơn son thếp vàng mang nét độc đáo riêng biệt.
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 3038, ngày 26/8/2024 phê duyệt Đề án phát triển làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn để góp phần bảo tồn phát huy bản sắc, giá trị văn hóa địa phương.
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống

Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống

LNV - Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các họa sỹ Latoa Indochine tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Mạch di sản” tại Trung tâm Giao lưu văn hoá khu phố cổ Hà Nội. Với mục tiêu lan tỏa văn hóa truyền thống tới người trẻ và bạn bè quốc tế, nhóm nghệ sĩ Latoa Indochine đã và đang nỗ lực phục hồi, lưu giữ và nâng tầm giá trị tranh dân gian Việt Nam trên chất liệu sơn mài khắc.
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

LNV - Nghề thêu ren, đan móc một thời được coi là rất phát triển ở Thành phố Hải Phòng. Những thợ thêu ren, đan móc lành nghề không chỉ có ở các Công ty, nhà máy mà ngay trong nội đô thành phố cũng có những tổ đan len, thêu ren... Tại nhiều vùng quê ngoại thành cũng có HTX thêu ren, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người lao động, nhất là lao động nữ đủ mọi lứa tuổi. Các sản phẩm thời đó không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên Xô (cũ), châu Âu... Thời kỳ đó, thêu, ren, đan, móc là nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình và trở thành ngành nghề thủ công quan trọng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

Tin khác

Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp

Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp

LNV - Từ khi thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách, cơ chế về phát triển nông nghiệp hàng hóa, Bắc Kạn đã hình thành nhiều vùng sản xuất, chế biến có quy mô. Đây là cơ sở để địa phương tiến thêm một bước, đưa các vùng sản xuất tập trung thành làng nghề nhằm “định vị” thương hiệu chế biến nông sản gắn với phát triển du lịch.
Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn

Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn

LNV - Tuy chưa có làng nghề nào được công nhận theo quy định, nhưng Lạng Sơn có khá nhiều nghề truyền thống đặc trưng. Những nghề này lâu nay đã và đang góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo

Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo

LNV - Nấm Đông trùng hạ thảo vốn là một loại dược liệu quý hiếm từ lâu đời và cũng là một trong những dược liệu được dùng nhiều trong các phương thuốc đông y để bồi bổ sức khỏe.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình

LNV - Theo Ban tổ chức, “Lễ hội Trung Thu năm 2024” là hoạt động thường niên, nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung Thu cổ truyền của dân tộc.
Nghề dệt đũi ở Nam Cao

Nghề dệt đũi ở Nam Cao

LNV - Nghề dệt đũi Nam Cao (xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) hình thành từ hơn 400 năm về trước, nổi tiếng khắp cả nước nhờ sự độc đáo. Những sản phẩm ở làng nghề dệt đũi Nam Cao được làm thủ công với rất nhiều công đoạn. Từ khâu chọn nguyên liệu tới khi thành thành phẩm đòi hỏi sự công phu, cần mẫn, tỉ mỉ, trau chuốt từng chút một của người nghệ nhân.
Làng nghề "một thoáng Việt Nam"

Làng nghề "một thoáng Việt Nam"

LNV - Làng nghề “Một thoáng Việt Nam” tọa lạc tại ấp Phú Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM. Nơi đây được ví như một “bảo tàng sống” về văn hóa Việt Nam, thu hút du khách bởi không gian đậm đà bản sắc dân tộc.
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

LNV - Khi đến Làng cổ Đường Lâm du khách không chỉ được biết đến với những ngôi nhà cổ xây bằng đá ong hàng trăm năm tuổi mà còn nức tiếng với nhiều món ăn dân dã như chè lam, kẹo lạc,… đặc biệt hơn cả vẫn là món tương nếp nổi tiếng ở làng Mông Phụ.
Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống

Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống

LNV - Với hàng nghìn nghề truyền thống cùng tỷ lệ dân số vàng nhưng các làng nghề ở Việt Nam đang đối diện với việc thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ, làng nghề đứng trước nguy cơ mai một vì không còn được giữ gìn và phát triển.
Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024

Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024

LNV - Festival Nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 với chủ đề “Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam – nâng tầm và hội nhập” sẽ diễn ra tại thành phố Tam Kỳ từ ngày 28-31/8/2024.
Hoà Bình: Cải thiện thu nhập từ nghề mây tre đan

Hoà Bình: Cải thiện thu nhập từ nghề mây tre đan

LNV - Theo thống kê, toàn huyện Lạc Sơn có khoảng 1.000 lao động nông thôn tham gia hoạt động nghề, làng nghề mây tre đan. Nghề thủ công truyền thống này có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phương, tạo nhiều việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống hộ làm nông nghiệp.
Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nghìn năm tuổi

Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nghìn năm tuổi

LNV - Từ một làng nghề chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, thủ công nhưng đến nay làng đá Ninh Vân (xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) đã phát triển rực rỡ với những doanh nghiệp lớn chuyên chế tác đá mỹ nghệ.
Nghề làm thúng chai truyền thống ở Phú Mỹ

Nghề làm thúng chai truyền thống ở Phú Mỹ

LNV - Nghề làm thúng chai bằng tre của làng Phú Mỹ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên được duy trì hơn trăm năm nay, nghề đan thúng chai đã tạo nên một nếp sống truyền thống của người dân nơi này.
Nghề làm mỳ gạo ở Tử Nê

Nghề làm mỳ gạo ở Tử Nê

LNV - Mỳ gạo Tử Nê được đặt theo tên của làng Tử Nê, một làng xứ đạo thuộc xã Tân Lãng, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Làng Tử Nê vẫn duy trì và phát triển được nghề sản xuất mỳ gạo trong khi nhiều nghề khác có nguy cơ bị mai một.
Nghề gốm Thanh Hà hồi sinh

Nghề gốm Thanh Hà hồi sinh

LNV - Trên 500 tuổi, làng nghề gốm Thanh Hà, phường Thanh Hà, TP. Hội An (Quảng Nam) vẫn còn lưu giữ cách thức làm gốm thủ công: Sử dụng bàn xoay bằng gỗ truyền thống và bàn tay tài hoa của các nghệ nhân để biến những cục đất thô thành những sản phẩm gốm đặc sắc, tinh xảo.
Nữ nghệ nhân hơn 60 năm giữ gìn nghề làm gốm Bàu Trúc

Nữ nghệ nhân hơn 60 năm giữ gìn nghề làm gốm Bàu Trúc

LNV – Là một trong những người làm nghề gốm Bàu Trúc lâu năm ở Ninh Phước, Bình Thuận, dù năm nay đã gần 80 tuổi nhưng nghệ nhân Trượng Thị Gạch vẫn miệt mài bên bài gốm, nhiệt tình giới thiệu nghề truyền thống địa phương đến khách du lịch.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đạ
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

LNV - Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

LNV - Thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và phát triển các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Nghiên cứu cho thấy, các thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc thực vật rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại nguy cơ bệnh tật.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động