Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Hà Nội giữa vòng vây ô nhiễm làng nghề

LNV - Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, tập trung sản xuất các lĩnh vực như: Chế biến nông sản thực phẩm; Nhuộm, thuộc da; Thủ công, mỹ nghệ; Tái chế; Cơ, kim khí... Dẫn đầu cả nước về số lượng làng nghề, Hà Nội cũng đang phải chịu nhiều hệ lụy môi trường do sự tồn tại của nghề trong làng gây ra.


Trạm xử lý nước thải tại cụm công nghiệp làng nghề Tân Triều bị bỏ hoang nhiều năm nay.

Kỳ 1: Bất cập hàng loạt dự án xử lý nước thải

70% làng nghề gây ô nhiễm nguồn nước

Kết quả phân loại 300 làng nghề do Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội thực hiện theo Thông tư 31/2016 đã chỉ ra tình trạng ô nhiễm đáng báo động về môi trường, đặc biệt là môi trường nước tại các làng nghề ở Thủ đô. Có đến 236/300 làng nghề, chiếm tỷ lệ hơn 70% các làng nghề bị ô nhiễm môi trường nước, trong đó có đến 126 làng nghề đã ô nhiễm ở mức độ nghiêm trọng. Ngoài ra, còn có 22 làng nghề ô nhiễm môi trường không khí, 12 làng nghề ô nhiễm môi trường đất.

Với đặc thù sản xuất trong làng, nhà xưởng nằm xen kẽ giữa khu dân cư, phần lớn nước thải của các làng nghề đều không được xử lý mà xả trực tiếp ra ao, hồ, kênh, mương. Tại làng Chi Lê, xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ, theo thống kê cứ trung bình bốn - năm hộ thì có một hộ nấu rượu, nuôi lợn tại nhà. Việc sản xuất, chăn nuôi khép kín mà không có hệ thống xử lý chất thải khiến hàng nghìn người dân trong làng luôn phải sống giữa môi trường ô nhiễm triền miên. Ông Nghiêm Xuân Vũ, Công chức Văn phòng - Thống kê xã Trung Hòa cho biết: Vào thời gian cao điểm chăn nuôi, làng nghề có mùi rất khó chịu do phân của lợn thải ra. Tại các kỳ họp hội đồng nhân dân, các đại biểu cũng đưa ra ý kiến xã cần có khu chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên, khu này phải nằm xa khu dân cư, về kinh phí để xây dựng chuồng trại, giải phóng mặt bằng rất khó khăn mà kinh phí của xã thì không có.

Còn tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, nơi nổi tiếng với nghề sản xuất tinh bột sắn và làm miến dong thì tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước cũng hết sức nghiêm trọng. Chia sẻ nỗi khổ khi sống cạnh các hộ sản xuất, một người dân làng nghề Dương Liễu cho biết: Mỗi năm có đến năm tháng cao điểm sản xuất, từ tháng 9 cho đến tháng 2 âm lịch, máy móc chạy ầm ĩ suốt ngày đêm. Nước thải lênh láng khắp đường rồi đổ thẳng ra cống bốc mùi hôi thối. Chúng tôi khổ lắm mà chẳng biết kêu ai!

Vài năm gần đây, mặc dù nhiều hộ đã bỏ nghề nhưng toàn xã vẫn còn tới 50 hộ sản xuất quy mô lớn (trong đó vùng bãi có 35 hộ) với sản lượng bình quân 1.000 tấn nguyên liệu/ngày. Tất cả số hộ sản xuất tinh bột vùng bãi chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải, toàn bộ nước và bã thải đều đang xả thẳng ra sông Đáy. Như vậy, nước thải từ làng nghề này đang gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cả một vùng chứ không riêng gì Dương Liễu.

Ngổn ngang các dự án xử lý nước thải

Để giải quyết những bất cập về môi trường làng nghề, Hà Nội đã kêu gọi đầu tư tám dự án xử lý nước thải, rác thải trên địa bàn các huyện Quốc Oai, Mê Linh, Hoài Đức, Thường Tín với tổng vốn đầu tư dự kiến là 569 tỷ đồng nhưng đến nay tình trạng ô nhiễm vẫn chưa được khắc phục.

Trở lại với huyện Hoài Đức, nơi đã được thành phố chấp thuận đầu tư xây dựng ba nhà máy xử lý nước thải thì hiện mới chỉ có Nhà máy Xử lý nước thải Cầu Ngà (xã Dương Liễu) công suất 20 nghìn m³/ngày đi vào hoạt động. Tuy nhiên, nhà máy này mới xử lý được một phần nước thải cho các hộ sản xuất trong đê của ba xã Dương Liễu, Cát Quế và Minh Khai, còn nước thải khu vực ngoài đê sông Đáy (khoảng 3.000 hộ dân) chưa được xử lý nên tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra.

Trong khi đó, Nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, công suất 8.000 m³/ngày đêm, tổng mức đầu tư 231 tỷ đồng dù đã được khởi công xây dựng từ năm 2015 nhưng đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động. Mới đây, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh, Ban quản lý cấp nước, thoát nước và môi trường TP Hà Nội đã thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trên xuất phát từ trách nhiệm của chủ đầu tư và các nhà thầu khi chưa quyết liệt trong triển khai, khâu thiết kế còn nhiều thiếu sót dẫn đến vừa làm vừa chỉnh sửa. Cụ thể, trong quá trình thi công xây lắp, nhiều hạng mục đã phải điều chỉnh thiết kế cho phù hợp hiện trạng, bổ sung thiết kế chi tiết, bảo đảm điều kiện thi công và bàn giao công trình như bổ sung hệ thống chống sét, đề án xả thải… Ngoài ra, dự án (DA) được phê duyệt năm 2013 trước khi Nghị định 40/NĐ-CP ngày 13-5-2019 của Chính phủ có hiệu lực, theo đó, để đủ điều kiện bàn giao công trình cần thiết, phải bổ sung hạng mục trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục vào DA...

Riêng về Nhà máy xử lý nước thải Vân Canh, Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Mạnh Quyền cho biết: “Do suất đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu nên hiện các nhà đầu tư không mấy mặn mà. Trước nhu cầu bức xúc về xử lý nước thải tại khu vực, chúng tôi cũng mong muốn phối hợp UBND huyện Hoài Đức rà soát, đánh giá lại toàn bộ DA, kiến nghị thành phố cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách”.

Và trong thời gian chờ đợi thì hàng nghìn m² đất sạch đợi nhà đầu tư đang bị biến thành nơi đổ rác thải của cư dân trong vùng và bị các công trường xây dựng lân cận chiếm dụng để tập kết vật liệu xây dựng.

Lãng phí đầu tư

Bên cạnh các DA chưa hoàn thiện, chưa tìm được nhà đầu tư thì vẫn còn tình trạng lãng phí ngân sách khi có DA đã hoàn thành mà chưa một lần được đưa vào sử dụng. Câu chuyện tưởng chừng khó tin đó lại tồn tại ở CCN làng nghề Tân Triều (huyện Thanh Trì) hơn 10 năm nay. Hoàn thành năm 2008, với tổng số vốn đầu tư hơn 2,4 tỷ đồng nhưng đến nay công trình đã xuống cấp, gỉ sét, cỏ hoang mọc um tùm... mà chưa một lần được sử dụng.

Được biết, sau khi hoàn thành công trình được bàn giao cho xã Tân Triều và sau đó xã bàn giao đơn vị quản lý trạm xử lý là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển xây dựng vận hành. Tại thời điểm bàn giao, các doanh nghiệp về cụm khu công nghiệp này rất ít, không đủ công suất để vận hành. Bỏ không nhiều năm nên trạm xử lý nước thải hoàn toàn không còn khả năng đáp ứng về công suất cũng như tính chất cung cấp nước thải của cụm sản xuất tập trung làng nghề. Ông Nguyễn Văn Cường, Phòng Tài nguyên và Môi trường UBND huyện Thanh Trì cho biết: Trạm xử lý nước thải sau đó đã được giao cho đơn vị khác là Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh xuất nhập khẩu Vạn Thuận khảo sát, tư vấn và có đề xuất xây dựng, cải tạo lại từ năm 2018. Cho đến nay, trạm được rất nhiều đoàn đến kiểm tra, có cả đoàn của HĐND thành phố nhưng đến thời điểm này vẫn bỏ không.

Nhiều chuyên gia về môi trường cho rằng, cần phải coi nước xả thải tại các làng nghề như nước thải công nghiệp và sử dụng công nghệ cao để xử lý theo tiêu chuẩn của nước thải công nghiệp. Tuy nhiên, bức tranh ngổn ngang của những DA xử lý nước thải đã phần nào lý giải tình trạng ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước tại các làng nghề hiện nay. Đáng lo ngại là nước thải ở các làng nghề nếu không được xử lý trước khi xả thải thì không chỉ gây ô nhiễm cho dân cư sống trong làng mà còn ảnh hưởng đến cả một vùng dân cư chung quanh.

Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức cho biết: Nghề sản xuất miến dong nổi tiếng ở các xã Dương Liễu, Cát Quế nhưng nước thải vẫn tràn lên kênh T2 và T26, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân các vùng chung quanh. Vào thời kỳ cao điểm sản xuất của làng nghề, cống chợ đầu kênh nổi nước váng, bốc mùi nồng nặc. Đặc biệt, hai kênh này bắt nguồn từ huyện Hoài Đức nhưng chảy xuống tận Nam Định, Thái Bình, vì vậy chúng tôi đã nhiều lần đề nghị thành phố cho nạo vét và lát lại hai dòng kênh trên, tránh để nước thải độc hại ngấm sâu vào lòng đất.

Báo Nhân dân

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thời tiết ngày 3/7: Mưa rào và dông vẫn bao trùm nhiều nơi trên cả nước

Thời tiết ngày 3/7: Mưa rào và dông vẫn bao trùm nhiều nơi trên cả nước

LNV - Dự báo thời tiết ngày 3/7 với mưa rào, dông ở nhiều nơi, nắng nóng tại Hà Nội, TP.HCM nhiệt độ từ 31-34°C. Cập nhật nhanh nhất!
Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững: Tìm hướng đi mới của các làng nghề

Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững: Tìm hướng đi mới của các làng nghề

LNV - Sản xuất manh mún, phân tán, cơ sở sản xuất thường nằm ngay trong các hộ gia đình, khu dân cư… khiến vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề ngày càng trở nên nghiêm trọng. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng sức khỏe người dân, mà còn hạn chế sự phát triển sản phẩm làng nghề.
Hà Nội nỗ lực

Hà Nội nỗ lực 'xanh hóa' các làng nghề

LNV - Hà Nội đang nỗ lực “xanh hóa” các làng nghề truyền thống bằng các giải pháp quy hoạch, công nghệ, chính sách và nâng cao ý thức cộng đồng. Trước áp lực ô nhiễm ngày càng lớn, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và người dân là chìa khóa giúp làng nghề phát triển bền vững, giữ gìn bản sắc và bảo vệ môi trường sống.
Giá vàng trong nước đứng yên, cao hơn thế giới khoảng 12,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước đứng yên, cao hơn thế giới khoảng 12,5 triệu đồng/lượng

LNV - Sáng nay 18-6, giá vàng trong nước hầu như không đổi, cao hơn giá vàng quốc tế khoảng 12,5 triệu đồng/lượng.
Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá

LNV - Ngày 12/6, UBND thành phố Quy Nhơn phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo tổng kết dự án “Nhân rộng các mô hình quản lý rác thải tổng hợp thông qua trao quyền cho khối lao động phi chính thức và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn”.
Doanh nghiệp cần biết trước Quy định chống phá rừng có hiệu lực

Doanh nghiệp cần biết trước Quy định chống phá rừng có hiệu lực

LNV - Từ ngày 29/6/2023, Liên minh châu Âu (EU) ban hành Quy định chống phá rừng (EUDR) yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu cao su, cà phê, cacao, gỗ, dầu cọ,... sang thị trường này phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp và không liên quan đến đất rừng bị suy thoái sau ngày 31/12/2020. Quy định sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay, khiến các ngành chức năng cũng như chuyên gia đang khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc, chuẩn bị hồ sơ truy xuất, thủ tục giải trình.

Tin khác

Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững

Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững

LNV - Sự phát triển của các làng nghề luôn giữ vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các làng nghề bộc lộ nhiều hệ lụy về ô nhiễm môi trường, đòi hỏi chính quyền và người dân tìm giải pháp để phát triển làng nghề theo hướng bền vững.
Sáng, xanh, sạch, đẹp nhờ giải pháp đồng bộ

Sáng, xanh, sạch, đẹp nhờ giải pháp đồng bộ

LNV - Là một trong những quận “lõi” của Hà Nội với mật độ dân cư lớn, công tác bảo đảm vệ sinh môi trường (VSMT) tại quận Hai Bà Trưng đặt ra nhiều thách thức, song gần đây đã có những chuyển biến tích cực nhờ những giải pháp đồng bộ từ chính quyền.
Bắc Ninh đồng thuận xử lý dứt điểm ô nhiễm làng nghề

Bắc Ninh đồng thuận xử lý dứt điểm ô nhiễm làng nghề

LNV - Bắc Ninh nổi tiếng với các làng nghề truyền thống, cùng với mang lại giá trị kinh tế cho người dân địa phương, làng nghề đang phải đối mặt với thách thức về ô nhiễm môi trường.
Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

LNV - Các làng nghề không chỉ tạo việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho lao động tại chỗ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển làng nghề xen kẽ giữa khu dân cư đã và đang gây ra những hệ lụy không nhỏ về vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.
Nam Định: Ô nhiễm bủa vây làng nghề thu 100 tỷ mỗi năm

Nam Định: Ô nhiễm bủa vây làng nghề thu 100 tỷ mỗi năm

LNV - Thôn Bình Yên (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) là làng nghề chuyên tái chế, cô đúc nhôm từ phế thải. Hoạt động này đem lại nguồn thu ước tính khoảng 100 tỉ đồng mỗi năm. Thế nhưng, việc phát triển làng nghề không gắn với bảo vệ môi trường đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của người dân trong thôn.
Phú Yên triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

Phú Yên triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

LNV - Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng, từng bước hình thành thói quen và tự giác thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch số 43 triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh.
Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động

Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động

LNV - Đến nay, 100% cơ sở sản xuất giấy trong khu vực làng nghề Phong Khê; 135/137 cơ sở sản xuất giấy trong cụm công nghiệp Phong Khê I và Phong Khê II, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã dừng hoạt động.
Hà Nội: Không khí ở ngưỡng tốt vào buổi sáng, chiều lại kém

Hà Nội: Không khí ở ngưỡng tốt vào buổi sáng, chiều lại kém

LNV - Sáng 18-2, khu vực Hà Nội có mưa phùn giúp rửa trôi bụi mịn, chất lượng không khí cải thiện ở ngưỡng tốt từ sáng sớm đến trưa, chỉ số AQI dao động từ 17-43. Tuy nhiên, khi trời tạnh, cộng với lưu lượng phương tiện giao thông nhiều, chất lượng không khí gia tăng ô nhiễm và duy trì ở ngưỡng kém.
Cuộc sống mới ở làng nghề ô nhiễm nhất Bắc Ninh

Cuộc sống mới ở làng nghề ô nhiễm nhất Bắc Ninh

LNV - Từng nổi tiếng là một trong những làng nghề ô nhiễm bậc nhất tại tỉnh Bắc Ninh. đến nay cuộc sống của người dân Mẫn Xá, Văn Môn, Yên Phong đã thay đổi nhiều.
Để Hà Nội thực sự sáng - xanh - sạch - đẹp

Để Hà Nội thực sự sáng - xanh - sạch - đẹp

LNV - Ngày 6/2, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Công văn số 343/UBND-TNMT về việc tham mưu, đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn TP.
Hoài Đức phấn đấu trồng 15.000 cây các loại trong năm 2025

Hoài Đức phấn đấu trồng 15.000 cây các loại trong năm 2025

LNV - Sáng 3-2, Huyện ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Hoài Đức tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Bắc Ninh: Mạnh tay xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề

Bắc Ninh: Mạnh tay xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Tình trạng ô nhiễm môi trường tại nhiều cơ sở sản xuất, làng nghề tại Bắc Ninh diễn ra hàng chục năm nay, đã để lại nhiều hệ lụy. Chính quyền địa phương đang vào cuộc quyết liệt, xử lý dứt điểm trình trạng này.
Dự báo thời tiết ngày 30/12/2024: Hà Nội sương mù, rét ngày đầu tuần

Dự báo thời tiết ngày 30/12/2024: Hà Nội sương mù, rét ngày đầu tuần

LNV - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 30/12/2024 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi giúp nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, chuyên gia cho rằng việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.
Gian Hàng Xanh ESG - Mô hình thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững

Gian Hàng Xanh ESG - Mô hình thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững

LNV - Ngày 28/09 vừa qua, tại Vincom Plaza Cộng Hòa (Quận Tân Bình, TP. HCM), dự án “Gian Hàng Xanh ESG và thương hiệu Gian Hàng Xanh ESG – ESG Store” đã được Công Ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Gian Hàng Xanh ESG thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM giới thiệu đến công chúng.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Qu
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở V
Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

LNV - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là nền tảng chính trị, pháp lý cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản
Giao diện di động