Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024

OVN - Theo thống kê của UBND TP. Hà Nội, đến hết năm 2024, 30 quận, huyện, thị xã đã thực hiện đánh giá, phân hạng được 606 sản phẩm từ 3 sao OCOP trở lên của 239 chủ thể. Con số này bằng gần 152% so với kế hoạch đề ra từ đầu năm 2024...

Cũng theo kết quả đánh giá, phân hạng của UBND cấp huyện trên địa bàn TP. Hà Nội, cho thấy, trong tổng số 606 sản phẩm, có 488 sản phẩm đủ điều kiện cấp 3 sao OCOP; 111 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 7 sản phẩm có tiềm năng OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Gốm sứ là một trong những nhóm sản phẩm tiềm năng OCOP 5 sao cấp quốc gia. Ảnh: Tùng Nguyễn
Gốm sứ là một trong những nhóm sản phẩm tiềm năng OCOP 5 sao cấp quốc gia. Ảnh: Tùng Nguyễn

Thông tin trước báo chí ngày 5/1, ông Trương Thanh Nam, Đại diện Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP. Hà Nội năm 2024 cho biết: “Qua giám sát cho thấy, việc đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP được UBND cấp huyện thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch.

Thực tế quá trình thẩm định ở cơ sở, có 7 hồ sơ của 3 chủ thể đã bị Hội đồng OCOP cấp huyện loại, không thực hiện đánh giá phân hạng. Nguyên nhân, là do thiếu hồ sơ về môi trường và thiếu tem điện tử theo quy định…”.

Theo UBND TP. Hà Nội, thực hiện Quyết định số 148/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP, Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP. Hà Nội đã tiến hành thẩm định, đánh giá hồ sơ, kiểm tra thực tế cơ sở có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2024.

Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng OCOP TP. Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao, 5 sao cấp quốc gia. Ảnh: Tùng Nguyễn

Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng OCOP TP. Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao, 5 sao cấp quốc gia.

Tổ tư vấn đã thống nhất đề nghị Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội (cơ quan Thường trực Hội đồng OCOP TP. Hà Nội) phối hợp với đơn vị liên quan thực hiện lấy 108 mẫu. Mục đích là để phân tích các chỉ tiêu có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm đối với 99 sản phẩm và nhóm sản phẩm thực phẩm, đồ uống, thảo dược.

Trên cơ sở kết quả thẩm định hồ sơ sản phẩm, kiểm tra thực tế các cơ sở sản xuất sản phẩm tiềm năng OCOP 4 sao, 5 sao của 17 quận, huyện; đồng thời căn cứ kết quả phân tích chất lượng sản phẩm, 118 sản phẩm tiềm năng 4 sao, 5 sao OCOP của 35 chủ thể đủ điều kiện trình Hội đồng OCOP TP Hà Nội tổ chức đánh giá, phân hạng năm 2024.

Thông tin trước báo chí, ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội, cho biết: “Vừa qua, Hội đồng OCOP TP. Hà Nội đã tiến hành đánh giá, phân hạng các sản phẩm. Trên cơ sở kết quả thẩm định, Hội đồng OCOP TP. Hà Nội sẽ trình UBND TP ban hành quyết định phê duyệt đánh giá, phân hạng và tổ chức công bố kết quả, cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 4 sao.

Đối với 7 sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao cấp quốc gia (huyện Chương Mỹ 3 sản phẩm, huyện Gia Lâm 4 sản phẩm), Tổ đã có báo cáo Hội đồng OCOP TP. Hà Nội xem xét. Thời gian tới sẽ trình Trung ương đánh giá, phân hạng theo quy định.

Tuấn Ngọc

Tin liên quan

Tin mới hơn

Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới

Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai chương trình OCOP, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo động lực quan trọng cho chương trình xây dựng nông thôn mới.

Tin khác

Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

LNV - Sáng ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ hội Nông sản”.
Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

LNV - Đến nay, cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên và trong số hơn 7.000 chủ thể OCOP, có hơn 2.000 hợp tác xã (HTX) có sản phẩm OCOP.
Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP

Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP

LNV - Hà Nội đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo vùng chuyên canh, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho khoảng 10 triệu dân sinh sống trên địa bàn Thủ đô; một phần cung cấp cho các địa phương khác và hướng đến xuất khẩu.
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

LNV - Ngành nuôi hươu lấy nhung tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự chăm sóc kỹ lưỡng của người dân, nghề nuôi hươu không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao đời sống kinh tế và xã hội, khẳng định vị thế của Hương Sơn là "thủ phủ hươu nhung" của cả nước.
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh

“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh

OVN - Rượu Sâm Báo An Tâm là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao, do UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận năm 2023, đến nay sản phẩm Rượu Sâm Báo An Tâm của Lương y Đỗ Quang Dũng - Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh rượu An Tâm (Khu 3 thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đang tiếp tục khảng định chất lượng và thương hiệu, từng bước vươn ra thị trường để đến với người tiêu dùng.
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương

Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương

OVN - Vân Cù, một làng nghề thủ công truyền thống làm bún nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bún chất lượng cao cho thị trường.
Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP

Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP

LNV - Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP, trong đó có 451 sản phẩm đạt hạng OCOP 3 sao (chiếm tỷ lệ 90,74%), 46 sản phẩm đạt hạng OCOP 4 sao (chiếm tỷ lệ 9,26%).
Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao

Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao

LNV - Ngày 30-12, Hội đồng OCOP thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội nghị đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao năm 2024.
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

LNV - Ngày 25/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt 4, 5 sao năm 2024.
Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

LNV - Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, nổi bật với những tiềm năng du lịch phong phú và sản phẩm OCOP đa dạng. Việc phát triển du lịch gắn với quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Lạng Sơn không chỉ giúp tăng trưởng kinh tế mà còn nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa, nông sản đặc sản của địa phương.
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

OVN - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh

OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh

LNV - Bên cạnh nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia của tỉnh, giai đoạn này, Thanh Hóa phát triển nhanh về số lượng sản phẩm OCOP gắn với bảo tồn, gây dựng thương hiệu, phát huy bản sắc văn hóa xứ Thanh.
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn

Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn

LNV - Phát triển bền vững các làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Việc chú trọng vào khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, cùng với việc du nhập và phát triển các nghề mới, không chỉ giúp duy trì bản sắc văn hóa địa phương mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững

Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững

OVN - Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa

Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa

OVN – Từ loại gạo nếp Khoái Đen truyền thống, những người nông dân của HTX bưởi và dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên (xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, góp phần nâng cao giá trị cây lúa, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2: Vinh danh giá trị nghề trồng hoa

Festival hoa Mê Linh lần thứ 2: Vinh danh giá trị nghề trồng hoa

LNV - Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" diễn ra từ ngày 26/12/2024 đến hết ngày 01/01/2025 và được tổ chức tại Quảng trường Trung tâm Hành chính huyện Mê Linh (Hà Nội) trong khuôn viên rộng gần 10.000 m². Lễ hội h
Trường Tiểu học Hoằng Hợp Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Trường Tiểu học Hoằng Hợp Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

LNV - Những năm qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Hoằng Hóa, sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên – nhân viên cùng chính quyền xã và Ban đại diện cha mẹ học sinh. Trường Tiểu học Hoằng Hợp (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã giành nhiều thành tích cao trong các phong trào thi đua dạy và học, luôn là đơn vị nằm trong top đầu của huyện.
Cô Phạm Thị Hậu – Luôn tự hào khi chọn nghề giáo viên mầm non

Cô Phạm Thị Hậu – Luôn tự hào khi chọn nghề giáo viên mầm non

LNV - Cô giáo Phạm Thị Hậu vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống giáo dục; nhen nhóm ước mơ trở thành cô giáo khi có hai bác ruột là giáo viên mầm non. Có lẽ điều đó đã gieo vào lòng cô lòng yêu nghề, mến trẻ. Quá trình học tập tại trường sư phạm Hồng Đức đã tiếp thêm cho cô gái trẻ Phạm Thị Hậu những kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành một giáo viên mầm non trẻ trung, vừa dịu dàng vui tính, lại rất năng động sáng tạo trong công việc. Năm 2006, cô về công tác tại trường mầm non Nga Liên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Phú Thọ: Phát triển du lịch nông nghiệp - cơ hội từ làng quê

Phú Thọ: Phát triển du lịch nông nghiệp - cơ hội từ làng quê

LNV - Thời gian qua, du lịch nông nghiệp, nông thôn đã trở thành hướng phát triển đầy triển vọng, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng vùng nông thôn và tạo cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, gia tăng giá trị tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025

“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025

LNV - Cùng với các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, đón Tết Ất Tỵ, Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động