Gốm Lái Thiêu (Bình Dương): Nét đẹp mộc mạc đậm chất Nam Bộ
Gốm Lái Thiêu là sản phẩm của các dòng gốm chính yếu sau: Hắc dứu đào (Phước Kiến), Bạch dứu đào (Triều Châu), Thái dứu đào (Quảng Đông) có chủng loại phong phú, đáp ứng nhu cầu của nhân dân với thị trường tiêu thụ rộng rãi trong cả Nam bộ. Qua thời gian, gốm Lái Thiêu càng tăng sức hấp dẫn, nét đẹp mộc mạc từ dòng gốm này đã dần thuyết phục được những tay chơi cổ ngoạn và việc săn lùng, tìm kiếm những hiện vật gốm Lái Thiêu xưa ngày càng nở rộ trong vài năm trở lại đây. Anh Đào Duy Thắng (TP. Hồ Chí Minh) cho biết, anh bắt đầu sưu tầm gốm cổ gần 20 năm, trong đó anh đặc biệt tâm huyết với sản phẩm gốm Lái Thiêu vì nét đẹp chân phương, giản dị gần gũi với đời sống người dân phương Nam.
Nếu như gốm Sài Gòn có thế mạnh là sản xuất các dòng đồ tự khí (thờ cúng), đồ dùng cao cấp, với những kỹ thuật tinh xảo, cầu kỳ, chi tiết, đặc sắc thì sang đến gốm Lái Thiêu, các lò gốm tập trung vào sản xuất dòng đồ gia dụng, từ đồ thờ tự đến các sản phẩm phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày của giới bình dân như tô, chén, dĩa, hũ, hộp, ống nhổ, tượng (tô lớn), tộ, ơ, thố, ấm, xanh, gối, đến sản phẩm sân vườn như đôn, chậu, bình bông, choé, khạp, lu, đồ thờ cúng tượng, bát nhang, đèn…Mặc dù sản xuất những đồ bình dân, thực dụng như vậy nhưng mỗi sản phẩm của gốm Lái Thiêu đều rất đặc trưng với nước men bóng và màu sắc mang chất hội họa rất đẹp mắt.
Cũng vì chủ yếu sản xuất các sản phẩm thực dụng nên từ khâu tạo tác gốm Lái Thiêu đã đồng thời kết hợp nhu cầu tiện ích lẫn hiệu quả mỹ thuật. Sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, phong phú về hình dáng, bố cục, nội dung trang trí vừa đậm chất hội họa vừa mang tính dân gian đã tạo nên nét đặc thù của gốm Lái Thiêu. Vừa đẹp lại là sản phẩm ứng dụng, gốm Lái Thiêu nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường miền Nam trong suốt hàng chục năm. Không chỉ được ưa chuộng trong nước, gốm Lái Thiêu được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài khá nhiều vời khoảng đầu thế kỷ XX.
Trong những năm gần đây, với xu thế hội nhập và phát triển cùng với tiến trình đô thị hóa, một số cơ sở gốm sứ truyền thống đã ngừng hoạt động, di dời cơ sở, chuyển đổi ngành nghề. Song nghề gốm sứ truyền thống của Thuận An vẫn tiếp tục phát triển với việc phát huy những tinh hoa truyền thống và ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, thay đổi quy mô sản xuất, mở rộng thị trường và đã đạt được những thành tựu đáng kể, là niềm vinh dự và tự hào cho quê hương Thuận An, Bình Dương, đáng kể như gốm sứ Minh Long, Cường Phát, Trung Thành…
Ông Lý Ngọc Bạch, Giám đốc Công ty Gốm sứ Cường Phát, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương cho biết: Ông được kế thừa nghề gốm truyền thống của gia đình, sau này ông đi dự nhiều cuộc triển lãm và về nghiên cứu ra nhiều mẫu mã, men màu, cải tiến kỹ thuật để sản xuất gốm sứ xuất khẩu. Ông còn đi tham quan nhiều cuộc triển lãm thiết bị và về cải tiến công nghệ sản xuất cho công ty như: Đầu tư lò con thoi, lò liên hoàn, máy hút từ tính, máy hút chân không, máy đùn đất, máy ép đất, máy in trục lăn… sản xuất gốm sứ ngày nay không chỉ cho ra sản phẩm đẹp mà còn bảo đảm vệ sinh môi trường, không có độc tố.
Ngày nay khi đến thăm Bình Dương, cùng với những địa điểm thăm quan khác như Vườn cây Lái Thiêu; Khu di lịch Sóc Xiêm; Chùa Bà; Chùa Hội Sơn Châu Thới…Làng gốm Lái Thiêu cũng là một địa điểm thú vị mà du khách nên ghé thăm. Ở đây, du khách có thể đến thăm quan xưởng gốm để tận mắt tìm hiểu quá trình sản xuất các sản phẩm gốm chứ danh của miền Nam, đồng thời hiểu thêm về một nghề truyền thống của Việt Nam.
Đức Lê
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác
11:21 Đào tạo nghề

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao
11:16 Khuyến nông

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp
10:59 Nông thôn mới

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới
10:46 Kinh tế