Hà Nội: 36°C Hà Nội
Đà Nẵng: 33°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế

Giá xăng leo thang: Nỗi lo giá cả hàng hóa tăng theo

LNV - Tới đây giá các loại dịch vụ, hàng hóa như rau, thịt, cá… sẽ tăng do giá xăng dầu liên tục tăng cao.
Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu liên tục tăng mạnh, lên mức cao nhất trong gần một năm qua. Điều này khiến người dân, doanh nghiệp lo lắng tăng thêm chi phí trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống.

Đã tăng mạnh và dự báo còn tăng nữa

Trong hai lần điều chỉnh giá xăng gần đây nhất, giá xăng tăng tốc rất nhanh. Cụ thể ngày 25-2, xăng E5 tăng 722 đồng/lít, đẩy giá bán tối đa lên 17.031 đồng/lít; xăng A95 tăng 814 đồng, lên mức 18.084 đồng/lít.

Đến đợt điều chỉnh kế tiếp vào ngày 13-3, giá xăng E5 tiếp tục tăng thêm 691 đồng/lít, lên mức 17.722 đồng/lít; xăng A95 tăng 797 đồng, lên mức 18.881 đồng/lít.

Như vậy, tính chung từ đầu năm đến nay, giá xăng E5 đã tăng hơn 1.500 đồng/lít, giá xăng A95 tăng hơn 1.600 đồng. Còn nếu tính từ tháng 11-2020 đến nay, tổng mức tăng với xăng E5 là hơn 3.100 đồng và hơn 3.380 đồng/lít đối với xăng A95. Không chỉ xăng mà giá các loại dầu cũng liên tục tăng ở mức tương ứng trong thời gian gần đây.

Giới phân tích kinh tế đều có chung nhận định giá xăng dầu tại Việt Nam tăng chủ yếu là do giá dầu trên thế giới liên tục tăng cao và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục.

Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt, giá dầu tăng mạnh còn do Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) không tăng sản lượng. Nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC đã đưa giá dầu thế giới phục hồi mạnh sau khi tụt dưới 0 lần đầu tiên trong lịch sử vào tháng 4-2020. Còn nhà sản xuất dầu lớn trên thế giới là Saudi Arabia đã gia hạn mức cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày.

Giá bán lẻ xăng dầu tiếp tục tăng mạnh trong đợt điều chỉnh mới nhất. Ảnh: HOÀNG GIANG


Gas 9 lần tăng giá

Không chỉ giá xăng mà giá gas cũng liên tục tăng cao càng đè nặng lên người tiêu dùng. Đơn cử từ ngày 1-3, giá gas bán lẻ trong nước tiếp tục tăng thêm 5.000 đồng/bình 12 kg. Đây là tháng thứ ba liên tiếp giá gas tăng với tổng mức tăng 50.500 đồng/bình 12 kg.

Tính từ tháng 6-2020 đến nay, giá gas bán lẻ trong nước đã tăng chín lần liên tiếp với tổng mức tăng trên 90.000 đồng. Sau nhiều lần tăng giá, hiện giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng dao động 400.500-423.000 đồng/bình 12 kg.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng

Tổng cục Thống kê cho biết chỉ số giá tiêu dùng tháng 2-2021 tăng 1,52% so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng 2 trong tám năm gần đây và tăng 1,58% so với tháng 12-2020.

Kẻ hưởng lợi, người lo lắng

Giá xăng dầu tăng mạnh tác động hai chiều đến nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, giá dầu thô tăng tạo cơ hội cho các công ty kinh doanh xăng dầu hưởng lợi, lãi khủng. Báo cáo mới nhất của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho thấy trong quý IV-2020, đại gia chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường xăng dầu lãi 1.359 tỉ đồng. Con số này cao hơn cả cùng kỳ của năm 2019 chỉ đạt được 1.296 tỉ đồng.

Không riêng Petrolimex, nhiều công ty bán lẻ xăng dầu và dầu khí khác cũng được hưởng lợi lớn từ việc xăng dầu tăng giá mạnh. Bằng chứng rõ nhất là thị giá nhiều mã cổ phiếu của ngành này như PLX, PVT, OIL… đều tăng.

Ở chiều ngược lại, giá xăng dầu tăng khiến nhiều doanh nghiệp, người dân lo lắng và tạo áp lực cho lạm phát. Ông Trung Nguyên, nhà ở quận Bình Tân, TP.HCM, than thở giá xăng dầu tăng khiến chi phí tốn kém hơn. Ví dụ, trước đây với 50.000 đồng ông có thể đổ đầy bình xăng xe máy nhưng nay phải chi hơn 60.000 đồng.

Đáng lo ngại hơn là mặt bằng giá cả hàng hóa có thể “té nước theo giá xăng” trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thu nhập giảm. “Giá xăng tăng có thể đẩy giá rau, thịt, cá, tôm; giá điện, nước, taxi… tăng theo” - ông Nguyên lo lắng.

Giá xăng dầu liên tục tăng cũng khiến nhà kinh doanh đau đầu vì phải tính toán các phương án cân đối chi phí phát sinh để không lỗ, không mất khách hàng. Trong đó, các công ty vận tải chịu áp lực rất lớn do giá xăng dầu chiếm khoảng 35%-40% chi phí đầu vào.

Ông Bùi Danh Liên, đại diện HTX vận tải Thăng Long, đánh giá xăng dầu trong nước tăng trở lại là câu chuyện của thị trường, do chịu tác động của giá xăng dầu thế giới. Tuy nhiên, giá xăng dầu tăng liên tục trong một thời gian ngắn ảnh hưởng rất lớn đến giá cả các mặt hàng khác. “Ngành vận tải từ năm 2020 đến nay qua ba đợt dịch COVID-19 bị ảnh hưởng trầm trọng, doanh nghiệp thiệt hại rất lớn. Bây giờ giá xăng dầu tăng cao, họ càng khó khăn hơn” - ông Liên chia sẻ.

Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), cho biết các doanh nghiệp mới bắt đầu trở lại sản xuất, kinh doanh khi dịch bệnh dần được kiểm soát thì giá xăng dầu lại tăng nên ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phục hồi.

Đáng lo nhất là giá xăng tăng kéo giá cước vận chuyển tăng, từ đó đẩy giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu tăng theo. Điều này dẫn đến chi phí sản xuất tăng, khó giữ giá thành sản phẩm khiến đầu ra của doanh nghiệp khó khăn.

Giá thịt, rau và nhiều mặt hàng thiết yếu khác có thể sẽ tăng bởi cước phí vận chuyển tăng theo giá xăng dầu. Ảnh: TÚ UYÊN


Cần giải pháp đồng bộ

Trong bối cảnh giá xăng dầu tăng mạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM Phạm Ngọc Hưng đề xuất trước mắt Nhà nước cần sử dụng quỹ bình ổn để kiềm chế đà tăng giá xăng dầu trong nước. Về lâu dài, Nhà nước cần có cơ chế hợp lý để đầu tư đa dạng nguồn nhiên liệu như điện mặt trời, xe chạy điện… Ví dụ, trong các thành phố lớn cần xây dựng hàng ngàn trạm sạc điện chứ bản thân từng doanh nghiệp không thể tự làm được.

Ông Hưng cũng đề xuất Chính phủ xem xét miễn giảm 29 loại phí của doanh nghiệp trong năm 2021 như đã thực hiện trong năm 2020. “Ngoài ra, các gói hỗ trợ nhà kinh doanh như giãn thời gian nộp thuế, tiền sử dụng đất… cần sớm được thực hiện. Từ đó họ giảm áp lực vì giá nhiên liệu tăng, tăng tính thanh khoản để ổn định sản xuất, kinh doanh” - ông Hưng đề xuất.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia tài chính, cho rằng để làm chậm đà tăng giá xăng dầu, Việt Nam đã có quỹ bình ổn giá xăng dầu. Tuy nhiên, với đà tăng liên tục thì quỹ bình ổn hạn hẹp cũng khó đủ sức kiềm chế đà tăng giá xăng dầu.

Do vậy, trước mắt về phía các doanh nghiệp sản xuất phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của mình để giảm tối đa các mức chi phí, đặc biệt là những đơn vị sử dụng nhiều xăng dầu. Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải đa dạng hóa nhiên liệu để không bị phụ thuộc, chịu tác động quá nhiều khi giá xăng dầu tăng.

Về phía Nhà nước cần kết hợp giữ chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác một cách đồng bộ nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Ví dụ, khi ổn định được đồng Việt Nam thì sẽ giúp ổn định được mức lạm phát cơ bản, từ đó chỉ số lạm phát chung sẽ giảm đi. Bên cạnh đó, các bên liên tục kiểm soát thị trường để không xảy ra tình trạng tăng giá hàng hóa, dịch vụ quá đáng.

Dự báo giá dầu thế giới sẽ còn tăng

Giới phân tích dự báo trong năm nay giá xăng dầu sẽ tăng khá mạnh, thậm chí có khả năng đạt mức 80 USD/thùng vào tháng 6 này. Nhưng trong xu hướng ngắn hạn, giá dầu thế giới có thể duy trì ở mức tăng khoảng 15%-25%.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia tài chính, dự báo năm 2021 các nguyên vật liệu, xăng dầu… để phục vụ sản xuất sẽ tăng giá do dịch COVID-19 được kiểm soát thông qua việc tiêm vaccine rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.

Trong trường hợp chưa kiểm soát được dịch bệnh thì các nước cũng phải quay lại sản xuất và trở lại với trạng thái bình thường mới. Khi nới lỏng giãn cách xã hội, đưa hoạt động sản xuất và sinh hoạt trở lại bình thường thì nhu cầu xăng dầu tăng lên trong khi đó nguồn cung lại đang được khối OPEC cắt giảm.

Áp lực từ giá xăng dầu tăng cao

Ngân hàng HSBC dự báo lạm phát sẽ có áp lực tăng từ giá vận tải cao hơn khi giá dầu thô được dự báo có thể tăng tới 34% trong năm nay.

Công ty cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định rằng áp lực lạm phát sẽ tăng mạnh trong quý II và quý III-2021. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm nay có thể tăng vượt mốc 4% nếu giá xăng A95 bình quân năm 2021 tăng 30% so với cùng kỳ, tức tương đương mức 20.500 đồng/lít, cao hơn 13,4% so với mức hiện tại.

Tuy vậy, đơn vị này cho rằng với quỹ bình ổn xăng dầu trong nước ước tính còn 3.500 tỉ đồng, Việt Nam có thể sử dụng trong trường hợp cần thiết để kiềm chế đà tăng giá xăng dầu. Mặt khác, nguồn cung dầu dự báo sẽ được cải thiện vào cuối năm.

Theo Pháp Luật TP.HCM

Tin liên quan

Tin mới hơn

Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản

Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản

LNV - Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn là "chìa khóa" cho phát triển du lịch bền vững. Với kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, những năm qua, ngành du lịch tỉnh đã và đang nỗ lực biến những giá trị văn hoá truyền thống này thành tài nguyên quý giá. Qua đó, không chỉ thu hút du khách mà còn góp phần xây dựng thương hiệu cho du lịch Xứ Lạng.
Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

LNV - Giá cà phê trong nước hôm nay (9/7) giảm mạnh, mức giảm từ 3.700 - 3.800 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Trong khi đó, giá tiêu cũng biến động giảm và đi ngang, mức giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua tiêu trung bình tại các địa bàn trọng điểm 140.600 đồng/kg.
Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng

LNV - Chiều 7-7, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Bát Tràng tổ chức Hội nghị lần thứ 2, triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp.
“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới

LNV - Tại Hội nghị trực tuyến triển khai giao chỉ tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 cho 58 xã, phường mới vào sáng ngày 3/7, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Quốc Dũng đưa ra “mệnh lệnh thép”, nhằm mục đích xây dựng kiến tạo tỉnh Gia Lai mới bứt phá thần tốc, tạo động lực phát triển nhanh, bền vững.
Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7

LNV - Mô hình dự báo giá xăng, dầu của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) nhận định, tại kỳ điều hành ngày 3-7, giá xăng, dầu bán lẻ có thể giảm 6,8 - 7,5%.
Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

LNV - Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, anh Lê Bảo Hưng, sinh năm 1993, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp chăn nuôi Bảo Hưng (HTX), xã Trường Hà đã khởi nghiệp thành công từ mô hình chăn nuôi an toàn sinh học. Anh là gương điển hình cho lớp trí thức trẻ Cao Bằng sống trọn với đam mê, bằng nghị lực tuổi trẻ, cùng ý chí vươn lên thực hiện khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.

Tin khác

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng

LNV - 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu rau quả sụt giảm đáng kể do một số loại quả chưa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm. Nhiều lô sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện chứa dư lượng kim loại nặng vượt ngưỡng quy định…
Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch

LNV - Huyện Gia Lâm hiện có hơn 30.000 cán bộ, hội viên sinh hoạt tại 16 tổ chức cơ sở hội xã, thị trấn, 124 chi hội địa bàn dân cư.
Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo

LNV - Thực hiện có hiệu quả những chương trình, dự án hỗ trợ tạo sinh kế, đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho người dân..., giai đoạn 2021 - 2025, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Lâm Hà đã có điều kiện phát triển kinh tế ổn định, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan

LNV - Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) đang được nhiều hợp tác xã, hộ dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tích cực triển khai, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh hiệu quả và từng bước thay đổi tư duy từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa bền vững.
Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững

LNV - Trong tháng 6/2025, tỉnh Bình Định liên tiếp đón nhận những tín hiệu tích cực từ các nhà đầu tư nước ngoài với hai đại dự án quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và du lịch nghỉ dưỡng - tài chính quốc tế. Đây được đánh giá là những bước đột phá chiến lược, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế xanh, nâng tầm vị thế địa phương trên bản đồ đầu tư toàn cầu.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển

LNV - Chiều 12/6, tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Điển với chủ đề “Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo”, diễn ra tại Stockholm (Thuỵ Điển), Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án “Tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester” cho Công ty SYRE Impact AB.
Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế

LNV - Với vị trí chiến lược cùng tiềm năng xuất khẩu lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương sắp hợp nhất cùng TP. HCM và Bình Dương, được kỳ vọng trở thành một trong những động lực phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng của cả nước. Đó cũng là mục tiêu trọng tâm được các ngành chức năng đề ra tại “Hội thảo giới thiệu các thị trường tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu và các nước” ngày 6/6.
Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc

LNV - Khô cá lóc – một món ăn tưởng chừng mộc mạc, dân dã nay đang dần trở thành một trong những đặc sản tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ là thức quà mang hương vị tuổi thơ, khô cá lóc còn đại diện cho mô hình sinh kế bền vững gắn liền với thiên nhiên, văn hóa và bản sắc địa phương. Trong đó, có thể kể đến hai sản phẩm tiêu biểu: Khô cá lóc Thạnh Hưng (Long An) và Khô cá lóc vị xưa “Khô cá Rừng Tràm” (An Giang). Hai thương hiệu với hai câu chuyện khác nhau nhưng cùng chung một khát vọng - lưu giữ hồn quê và phát triển kinh tế.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi

LNV - Sáng 10-6, tại Phú Thọ, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình về tình hình triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương gần đây; việc sắp xếp tổ chức bộ máy của địa phương; công tác quốc phòng, an ninh; thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế và công tác bảo đảm an sinh xã hội.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí

LNV - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị trong bối cảnh chính quyền cấp huyện sắp kết thúc hoạt động, đối với các dự án do cấp huyện là chủ đầu tư, phải có hướng xử lý, giải pháp chuyển tiếp đối với các dự án, bảo đảm yêu cầu về giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí.
Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025

Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025

LNV - Tính đến hết tháng 5 năm 2025, tỉnh Bình Định thu hút được 50 dự án đầu tư mới với tổng vốn đăng ký đạt 16.224,7 tỷ đồng. Con số này không chỉ đạt 50% chỉ tiêu năm mà còn tăng tới 108,3% về số lượng dự án và tăng 521,5% về tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2024.
Phú Yên có thêm hai khu công nghiệp quy mô lớn tạo việc làm hàng chục ngàn lao động

Phú Yên có thêm hai khu công nghiệp quy mô lớn tạo việc làm hàng chục ngàn lao động

UBND tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cho 2 dự án lớn tại Khu kinh tế Nam Phú Yên.
Bình Định xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với hàng giả

Bình Định xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với hàng giả

LNV - Quan điểm chỉ đạo xử lý với phương châm “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tín hiệu vui từ xuất khẩu

Tín hiệu vui từ xuất khẩu

LNV - Những chuyển biến trong hoạt động xuất khẩu những tháng đầu năm cho thấy, Yên Bái đang cho thấy một sự bứt phá mạnh mẽ. Kết quả này là minh chứng rõ nét cho hiệu quả của các chính sách hỗ trợ và sự năng động của cộng đồng doanh nghiệp, đưa tỉnh vững bước trên con đường hoàn thành mục tiêu xuất khẩu cả năm.
Xã Ninh Hiệp (Gia Lâm): Nhiều hộ kinh doanh, có thu nhập từ cho thuê tài sản chưa kê khai thuế

Xã Ninh Hiệp (Gia Lâm): Nhiều hộ kinh doanh, có thu nhập từ cho thuê tài sản chưa kê khai thuế

LNV - Đội Thuế huyện Gia Lâm, Đội Quản lý thị trường số 8 phối hợp với UBND xã Ninh Hiệp, ngày 21-5, ra quân tuyên truyền về quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh, hộ cho thuê tài sản trên địa bàn xã Ninh Hiệp.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị chuẩn bị cho Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện sở hữu hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa và khoảng 750 lễ hội truyền thống được duy trì và tổ chức hàng năm. Những lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lịch sử mà còn trở thành sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

LNV - Nhằm giáo dục ý thức cho học trò về văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số, ngành GD Lạng Sơn tổ chức nhiều hoạt động thực tế.
Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới

LNV - Bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Diện mạo bản làng đổi thay rõ nét khi hạ tầng cơ sở được hoàn thiện, đời sống người dân nâng cao và các giá trị văn hóa truyền thống tiếp tục được phát huy.
Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào

LNV - Ngày 26/6/2025, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định công nhận Làng nghề trồng cây hoa đào thôn 4 và thôn 5 thuộc xã Gia Lâm. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho quá trình nỗ lực giữ gìn và phát triển một nghề đặc trưng của địa phương, đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế nông thôn gắn với sản phẩm đặc sản và văn hóa Tết cổ truyền.
Giao diện di động