Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023: Tài hoa kết tinh thành giá trị
Toàn cảnh buổi họp báo. |
Phát huy bản sắc các giá trị văn hóa truyền thống
Tại buổi họp báo, ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn nhấn mạnh: "Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 được tổ chức nhằm bảo tồn, tái hiện và phát huy bản sắc các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; hình thành các nét văn hóa đương đại của làng nghề Việt Nam, trong đó lấy các làng nghề của thành phố Hà Nội làm trung tâm để lan tỏa đến các địa phương khác.
Những hoạt động của Festival sẽ góp phần tạo nên không gian giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề; tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi, người lao động trong các làng nghề. Đồng thời, quảng bá, giới thiệu các làng nghề, phố nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội và cả nước. Từ đó, từng bước thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển du lịch trong các làng nghề.
Hai đơn vị phối hợp tổ chức Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 từ tháng 10 - 11 với rất nhiều các hoạt động, bao gồm: Sự kiện chính “Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023” diễn ra từ ngày 9 - 12/11 với 3 nội dung (lễ vinh danh các nghệ nhân, thợ giỏi; lễ khai mạc Festival; hội chợ quốc tế giới thiệu sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP).
Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam 2023 sẽ diễn ra từ tháng 10 đến tháng 11/2023 tại nhiều địa điểm trên địa bàn Hà Nội. |
Bên cạnh đó, có 6 sự kiện hưởng ứng Festival do Bộ NN&PTNT chủ trì và phối hợp thực hiện: Đêm biểu diễn chương trình nghệ thuật của các làng nghề văn hóa truyền thống; hội thảo quốc tế bảo tồn và phát triển làng nghề; hội thảo kết nối giao thương Việt Nam - San Marino; hội thảo xúc tiến thương mại Việt Nam - Mông Cổ; hội thảo xây dựng vùng nguyên liệu dâu tằm tơ; hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023.
UBND thành phố Hà Nội cũng chủ trì tổ chức 7 sự kiện hưởng ứng Festival, gồm: Lễ rước tổ nghề và tuần văn hóa du lịch - thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2023 với chủ đề “Vạn Phúc - Sắc màu hội nhập”; lễ trao giải các sản phẩm làng nghề Hà Nội đạt giải năm 2023; giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ; lễ hội và trưng bày sản phẩm làng nghề huyện Phú Xuyên; lễ hội mùa thu Hà Nội; hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2023; tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm tại các làng nghề ở Hà Nội như Bát Tràng, Vạn Phúc, Đường Lâm.
Đặc biệt điểm nhấn của Festival năm nay được tổ chức tại Hoàng Thành Thăng Long ( dự kiến tối 9/11) nơi kết tinh giá trị truyền thống lắng đọng nhất với khoảng 300 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành, thành phố Hà Nội và các địa phương; đại diện một số tổ chức quốc tế, các nghệ nhân, thợ giỏi được vinh danh và tham gia hội chợ. Trong đó, nổi bật là lễ dâng hương tại Điện Kính Thiên và tái hiện lễ rước tổ nghề tại một số làng nghề truyền thống Việt Nam (dự kiến tái hiện lễ rước tổ nghề làng nghề giày da Hoàng Diệu - Hải Dương và làng nghề lụa Vạn Phúc - Hà Đông).
Theo ông Thịnh, logo Festival năm nay có ý nghĩa quan trọng sử dụng 5 màu sắc của Olympic quốc tế, logo được dựng trên nền trống đồng tinh tế, có thể nhìn thấy hình bông sen, con hạc hay hình bản đồ chữ S của Việt Nam. Đó là kết tinh giá trị truyền thống, văn hóa Việt Nam và văn hóa hội nhập quốc tế. Festival được tổ chức trên cơ sở đề cao giá trị, tinh hoa của các nghề, làng nghề truyền thống mà lớp lớp các thế hệ người Việt Nam đã dày công gây dựng, gìn giữ, vun đắp. Bên cạnh đó là mong muốn thay đổi tư duy, cách nhìn trong việc bảo tồn và phát triển các làng nghề theo hướng bền vững và từng bước vươn ra hội nhập với thế giới. Festival lần này được xây dựng với nhiều điểm mới, nổi bật như: Lần đầu tiên tổ chức vinh danh khoảng 100 nghệ nhân, thợ giỏi của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các đại biểu sẽ tham gia các hoạt động như vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm khu di tích nhà sàn Bác Hồ, gặp mặt lãnh đạo Nhà nước, tọa đàm cùng Bộ trưởng Bộ NN-PTNT.
Quảng bá và tôn vinh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
Cũng tại họp báo, bà Nguyễn Thị Hoàng Yến - Phó Cục trưởng, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT thông tin thêm: Chương trình sẽ diễn ra Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023 với mục đích tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá và tôn vinh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam; khuyến khích các tác giả phát huy ý tưởng sáng tạo nhằm tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, vừa có tính kỹ thuật, mỹ thuật, ứng dụng cao và đáp ứng được các tiêu chí về phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Thông qua đó góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm và cải thiện thu nhập cho người lao động.
Tiêu chí đánh giá sản phẩm dự thi: Sản phẩm ý tưởng mới, không sao chép, có tính thẩm mỹ và kỹ năng cao, có công dụng rõ ràng thuận tiện cho người sử dụng. Sản phẩm mang giá trị tính truyền thống (nguyên liệu, tay nghề, văn hóa…), phù hợp với cuộc sống hiện nay. Sản phẩm thân thiện với môi trường, có tiềm năng thị trường cao. Ban tổ chức sẽ ưu tiên các sản phẩm nhỏ, gọn, tinh xảo để làm qùa tặng, qùa biếu và đồ lưu niệm cho khách du lịch.
Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023 - Sự kiện nằm trong chuỗi các sự kiện hưởng ứng Festival do Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì hướng tới việc tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá và tôn vinh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam. |
Thời gian tiếp nhận sản phẩm từ ngày 15 - 30/9, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp. Thời gian chấm thi dự kiến từ ngày 26 - 30/10 tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp. Cơ cấu giải thưởng (của 5 nhóm sản phẩm) gồm 5 giải nhất; 10 giải nhì; 15 giải ba; 15 giải khuyến khích.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, thành phố Hà Nội chủ trì 7 sự kiện tại lễ hội gồm: lễ rước tổ nghề và tuần văn hóa du lịch - thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2023 với chủ đề "Vạn Phúc - Sắc màu hội nhập"; Lễ trao giải các sản phẩm làng nghề Hà Nội đạt giải năm 2023; sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ; Lễ hội và trưng bày sản phẩm làng nghề huyện Phú Xuyên; Lễ hội mùa thu Hà Nội, dự kiến tổ chức từ ngày 29/9/2023 đến 01/10/2023 tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội với khoảng 200 gian hàng, do Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và Dịch vụ thành phố Hà Nội chủ trì thực hiện.
Để Festival diễn ra thành công, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bố trí nguồn kinh phí để phối hợp triển khai tổ chức. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố Hà Nội và đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Festival.
Festival là một sự kiện lớn không đơn thuần chỉ là hội chợ quảng bá sản phẩm
"Festival là một sự kiện lớn, có ý nghĩa giao lưu văn hóa, thương mại chứ không đơn thuần chỉ là hội chợ quảng bá sản phẩm" - Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội. |
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường nhận định: "Festival là một sự kiện lớn, có ý nghĩa giao lưu văn hóa, thương mại chứ không đơn thuần chỉ là hội chợ quảng bá sản phẩm. Hà Nội được coi là cái nôi phát triển làng nghề của cả nước. Thành phố Hà Nội có lịch sử nghìn năm văn hiến với kho tàng di sản văn hóa giàu giá trị. Thành phố cũng là nơi tập trung số lượng làng nghề và các nghệ nhân nhiều nhất cả nước. Trong số gần 5.400 làng nghề ở Việt Nam, Hà Nội chiếm 1/3 với khoảng 1.350 làng nghề."
Ông Tường cho biết thêm: Các làng nghề Hà Nội cũng có 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước, hội tụ đủ các nhóm nghề. Các làng nghề của Hà Nội có tính sáng tạo cao với các sản phẩm thủ công đa dạng, độc đáo, giàu bản sắc văn hóa, như đúc đồng Ngũ Xã, kim hoàn Định Công, nghề mây tre đan Phú Vinh, chuồn chuồn tre Thạch Xá, nón Chuông, sơn mài Hạ Thái, quạt Chàng Sơn, rối nước Đào Thục, hoa Tây Tựu, thêu Quất Động… đã nổi tiếng khắp cả nước. Đặc biệt, sản phẩm của làng lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng hay làng cốm Mễ Trì… đã được công nhận là thương hiệu quốc gia. Sản phẩm của các làng nghề truyền thống Hà Nội có sự kết hợp giữa văn hóa và trình độ kỹ thuật của người làm nghề, kết tinh giá trị thẩm mỹ, bàn tay và khối óc tài hoa của các nghệ nhân qua nhiều thế hệ; không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế cho người dân, mà còn phản ánh sinh động lối sống, phong tục, tập quán và ước mơ, khát vọng của người Thăng Long từ xưa đến nay. Do đó, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh hoa của các làng nghề truyền thống Hà Nội vừa khơi dậy và lan tỏa sức sáng tạo, vừa góp phần hình thành thương hiệu riêng.
Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đang gấp rút chuẩn bị cho sự kiệnFestival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 từ tháng 10/2023 đến 11/2023. Để cuối cùng, thông điệp mà chương trình hướng đến đó là “tài hoa kết tinh thành giá trị”, “giúp nghề, làng nghề truyền thống lan tỏa và hội nhập”.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Làng nghề mộc Vạn An đón nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội
23:50 | 01/12/2024 Tin tức
TP Quý Dương và TP. HCM: Cầu nối hợp tác bền vững Việt – Trung
23:49 | 01/12/2024 Tin tức
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ
23:29 | 30/11/2024 Khuyến công
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV
15:22 | 30/11/2024 Tin tức
Hà Nội: Tinh hoa nghề lụa truyền thống hội tụ tại làng nghề Vạn Phúc
09:10 | 28/11/2024 Tin tức
Tin khác
Huế đón bằng công nhận Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng là di sản tư liệu của UNESCO
09:10 | 28/11/2024 Tin tức
Thừa thiên-Huế: Công nhận thêm 2 nghề truyền thống
09:09 | 28/11/2024 Tin tức
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá
09:09 | 28/11/2024 Tin tức
Giữ nghề truyền thống - Câu chuyện từ cộng đồng
11:46 | 27/11/2024 Tin tức
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Phú Sơn duy trì danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố
13:46 | 26/11/2024 Tin tức
Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, làng nghề của Phụ nữ Thủ đô và Vùng Đồng bằng sông Hồng
11:01 | 26/11/2024 Tin tức
Khen thưởng nghệ nhân, thợ lành nghề có nhiều đóng góp trùng tu điện Thái Hòa
11:01 | 26/11/2024 Tin tức
Hà Nội: Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
10:59 | 26/11/2024 Tin tức
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng”
10:41 | 26/11/2024 Tin tức
Đồng chí Tôn Ngọc Hạnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước
10:37 | 26/11/2024 Tin tức
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ
11:19 | 25/11/2024 Tin tức
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 | 23/11/2024 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch mùa đông
09:38 | 21/11/2024 Tin tức
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 Làng nghề, nghệ nhân
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ): Điển hình liên kết theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
11:55 Kinh tế
Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới
23:51 Nông thôn mới
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mộc Vạn An đón nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội
23:50 Tin tức