Đam mê và sáng tạo, ông Phạm Xuân Cường đưa đồ mỹ nghệ từ sừng trâu, bò đạt OCOP 5 sao
Ba thế hệ làm OCOP
Ông Phạm Xuân Cường xuất thân trong gia đình có truyền thống làm đồ mỹ nghệ từ sừng trâu, bò 3 - 4 đời nay.
Trước đây, thời Pháp thuộc, các thế hệ cha ông trong gia đình chủ yếu làm đồ trang sức như lọ hoa, phụ kiện thời trang (vòng tay, vòng cổ, hoa tai), từ sừng trâu, bò để bán cho người Pháp, hoặc xuất sang châu Âu. Thời gian này, người Pháp đến tận nhà đặt hàng, hoặc mua những sản phẩm đã chế tác sẵn, đem về nước làm quà lưu niệm.
Thời bao cấp, đại gia đình ông Cường vẫn sản xuất đồ trang sức mỹ nghệ sừng trâu, bò trong khuôn viên xưởng rộng 1.000m2. Hưng thịnh nhất là vào những năm 2002 – 2008, có hàng trăm người thợ làm việc tại xưởng, với hàng ngàn mặt hàng lớn, nhỏ khác nhau. Sản phẩm của gia đình ông không chỉ được bán ở thị trường trong nước mà còn được nhiều khách nước ngoài ưa chuộng. Nhờ xuất khẩu thuận lợi nên thu nhập của thợ lúc cao nhất đạt 7- 8 triệu đồng/người/tháng; còn lại, bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.
Nnhững năm gần đây, do áp dụng công nghệ sản xuất đồ mỹ nghệ hiện đại, máy móc đã làm thay con người rất nhiều việc, nên xưởng của ông chỉ còn 20 lao động thường xuyên và hợp đồng theo thời vụ, với mức thu nhập bình quân 4 - 5 triệu đồng/người/tháng; đối với nghệ nhân có tay nghề bậc cao, mức lương có thể lên đến 17 - 18 triệu đồng/người/tháng.
Từ bề dày truyền thống sản xuất đồ mỹ nghệ của gia đình, năm 2019, khi Hà Nội có Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), cơ sở của ông đã tham gia các dòng sản phẩm như: bình cắm hoa, cốc cắm hoa đa năng, các loại vòng đeo cổ, đeo tay, hoa tai… và đã đạt OCOP 4 sao. Các dòng sản phẩm kể trên khá phong phú, nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau, và mỗi mã sản phẩm thường xuyên được thay đổi kiểu dáng, cách trang trí, hoạ tiết...
Ví như, chỉ riêng mặt hàng vòng đeo cổ, đeo tay, hoa tai cũng đã có hàng trăm sản phẩm, màu sắc, kích cỡ khác nhau, có giá từ vài chục, đến vài trăm nghìn đồng/chiếc. Hoặc, nếu kết hợp sừng với vàng, bạc, đồng, gỗ quý thì có giá tiền triệu, tuỳ theo khách đặt hàng. “Đặc biệt, sản phẩm mà chúng tôi thích nhất và là tác phẩm nằm trong top OCOP 4 sao năm 2019, đó là lọ hoa bằng sừng trâu, có giá 10 triệu đồng, xuất sang châu Âu 12 năm nay”, ông Cường tự hào khoe.
Ông kể, để có một lọ hoa xuất sắc như vậy, trước tiên phải chọn được sừng đẹp, có dáng thẳng, to, không tỳ vết, điều này rất khó, do trâu, bò thường hay húc nhau, tỷ lệ sừng đạt yêu cầu rất hiếm. Sau khi đã có lọ hoa như ý, còn một khâu không kém phần quan trọng, đó là phải đựng được nước, ít nhất trong 6 tháng. Mặt khác, sừng là chất hữu cơ, nếu không xử lý tốt sẽ dễ bị phân huỷ.
Vì vậy, một lọ hoa có những điểm nổi trội như trên thì gần như “độc nhất, vô nhị”, hiếm khi có cái thứ 2, trong số vài nghìn cái sừng mới chọn được một cái như vậy. Đó cũng chính là câu trả lời, vì sao nó có giá tới 10 triệu đồng.
Ngoài lọ hoa đặc biệt kể trên, còn có bộ lọ nhỏ hơn, gồm 3 cái: kích cỡ 25, 30 và 34,5cm, giá xuất xưởng 135 USD, nhưng trong các hệ thống siêu thị ở nước ngoài đang bán với giá 990 USD. Hoặc, những lọ có kích thước bé hơn nữa, làm theo kiểu dáng công nghiệp, ví như lọ đựng hoa lan cấy mô, khi không còn hoa, có thể sử dụng làm bình bỏ vỏ hạt dưa, bã trà, vỏ bánh kẹo ngày Tết.
Công nhân đang hoàn thiện sản phẩm.
“Chúng tôi còn tận dụng những mảnh sừng vụn, khi cưa, cắt thừa ra, có thể dùng làm hoa tai, mặt giây chuyền, vòng đeo cổ, khoá thắt lưng, khuy áo và nhiều phụ kiện khác. Sản phẩm OCOP năm 2020 của cơ sở vẫn là những nhóm sản phẩm kể trên, nhưng được nâng cấp đẹp hơn, tinh xảo hơn, không cái nào giống cái nào. Đây cũng chính là những sản phẩm đã xuất ra nước ngoài nhiều năm qua, và đạt giải thưởng OCOP 4 sao năm 2019”, ông Cường cho biết thêm.
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, cho biết: “Những tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, sản xuất của người dân, nhất là doanh nghiệp, làng nghề, hợp tác xã. Song, các địa phương vẫn tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ các chủ thể, nâng cấp các sản phẩm OCOP đã được đánh giá phân hạng năm 2019, để dự thi nâng cao. Tiếp tục hoàn thiện và tổ chức đánh giá phân hạng 700 sản phẩm trở lên.Đồng hành cùng chủ thể OCOP
Đồng thời, chú trọng lựa chọn những sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu, để hoàn thiện, nâng cấp, và tiếp tục dự thi cấp thành phố năm 2020. Bổ sung hồ sơ các sản phẩm tiềm năng 5 sao, đã được đánh giá và phân hạng năm 2019 - 2020, trình thành phố để dự thi cấp Trung ương”.
Theo ông Mỹ, Sở đang tăng cường nhiều hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ; điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, hoặc các sàn giao dịch điện tử, bán hàng online…
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là, việc ô nhiễm từ sản xuất đồ sừng ảnh hưởng tới môi trường không nhỏ. Do vậy, rất cần sự chung tay của nhiều cấp ngành, kể cả các doanh nghiệp tư nhân, để xử lý tận gốc vấn đề trên.
Theo Kinh tế nông thôn
Tin liên quan
Tin mới hơn

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP
Tin khác

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024
09:38 | 09/06/2025 OCOP

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
09:55 Đào tạo nghề

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX
09:51 Nông thôn mới

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 Văn hóa - Xã hội