Đậm đà mật ong rừng U Minh Thượng
Mật ong ở miệt rừng tràm vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) là một trong nhiều sản vật thiên nhiên ban tặng cho con người nơi đây. Ảnh: TTXVN
Khẳng định thương hiệu
Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh Thượng Dương Quốc Khởi cho biết, mật ong là một sản phẩm đặc trưng của huyện và đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể mật ong U Minh Thượng với đại diện nhãn hiệu là Hội Nông dân huyện. Điều này thật ý nghĩa, không chỉ giúp tiêu thụ sản phẩm mật ong rừng U Minh Thượng mà còn nâng tầm thương hiệu, giá thành sản phẩm cũng được đảm bảo. Hiện nay, sản phẩm mật ong các cơ sở kinh doanh trên địa bàn ngày dễ dàng tiếp cận với các thị trường.
Trong năm 2021, hai cơ sở mật ong Lê Tiên và Minh Ngọc, ngụ xã An Minh Bắc đã được UBND tỉnh Kiên Giang công nhận đạt OCOP 3 sao. Mỗi tháng tiêu thụ hàng trăm lít mật ong, anh Lê Văn Tiên (cơ sở Lê Tiên) chia sẻ, cứ mỗi năm khi tiết trời bắt đầu sang thu, rải những vệt nắng vàng rực rỡ cũng là lúc bông tràm bắt đầu khoe sắc, báo hiệu mùa thu hoạch mật đã đến. Vụ mật chính kéo dài từ khoảng tháng 10 đến tháng 3 âm lịch, vì thời gian này hoa tràm cho mật nhiều, chất lượng tốt. Việc lấy mật sẽ tạm gác lại khi xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, bởi theo người dân, mùa mưa bông tràm ngập nước, mật hòa lẫn nước nên chất lượng không đảm bảo.
Nông dân vùng U Minh Thượng thu hoạch mật ong rừng. Ảnh: Lê Sen - TTXVN
Mỗi giọt mật được chắt chiu hàng triệu cánh hoa rừng do bầy ong cần mẫn từng ngày mang về. Mật ong rừng tràm có màu vàng, trong veo và mang mùi đặc trưng của ong tràm mà không nơi nào có được. Đặc biệt, mật ong rừng U Minh Thượng dù để lâu ngày vẫn không đổi màu, không biến chất.
Theo chủ cơ sở mật ong rừng Minh Ngọc, từ khi được công nhận đạt OCOP cấp tỉnh đến nay, mật ong rừng nơi đây được nhiều người biết đến, giá trị sản phẩm tăng lên.
Ông Dương Quốc Khởi, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, ngoài chất lượng là yếu tố để khẳng định giá trị sản phẩm, việc sản phẩm được đạt chứng nhận cấp tỉnh OCOP 3 sao là điều kiện đủ làm đòn bẩy cho sản phẩm mật ong U Minh Thượng nâng cao chất lượng, tạo lòng tin và thước đo sự hài lòng của người sử dụng. Chính điều này làm nên sự khác biệt để mật ong U Minh Thượng trở nên đắt hàng, giá cao hơn mà dễ tiêu thụ. Trước đây, mật ong rừng U Minh Thượng giá từ 250.000 - 300.000 đồng/lít, hiện nay giá từ 600.000 - 700.000 đồng/lít, tăng hơn gấp đôi.
Ưu tiên chất lượng
Ông Phạm Duy Tân, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện U Minh Thượng cho biết, mật ong rừng vùng này đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh là xu hướng tất yếu. Bởi khi chất lượng và sản phẩm được mọi người tin tưởng, ưa chuộng, có nét đặc trưng riêng tạo nên thương hiệu.
Mật ong ở đây hoàn toàn tự nhiên được người dân, nhất là ở hai xã nằm trong vùng đệm gác kèo trong tán rừng tràm của gia đình trước đây được giao khoán. Ngoài ra, thu gom nhỏ lẻ trong các hộ dân trong và ngoài huyện, nhưng chất lượng vẫn vậy.
Anh Lê Văn Tiên cho biết, có lần đi đến khu vực vùng đệm U Minh Thượng, chứng kiến một bác nông dân lấy mật gác kèo trong diện tích 4 ha rừng tràm giao khoán và được kể cho nghe về cái thú vui khi gác kèo ong lấy mật. Ngoài việc biết tập tính của loài ong mật khi nào về làm tổ, làm tổ ra sao, bao lâu cho mật ngọt…
Xuất phát từ đó, anh Tiên bắt đầu đam mê, khi thì ghé sang uống ly trà, khi khác cùng bác ra tận tổ để lấy mật. Rồi anh mua vài lít về dùng trong nhà, dần mua cho hàng xóm, bà con xa gần và rồi anh không nhớ mình trở thành “đại lý” lúc nào.
Theo anh Lê Văn Tiên, mật ong thiên nhiên là một sản phẩm đa công dụng, trước nhất mật ong được sử dụng như một chất làm ngọt tự nhiên và được sử dụng làm nguyên liệu, hương liệu và dưỡng ẩm trong xà phòng, mỹ phẩm, thuốc trị bệnh… Hiện nay người dân có nhu cầu sử dụng mật ong rất nhiều nhưng trên thị trường có nhiều sản phẩm mật ong chưa khẳng định được chất lượng, thậm chí có trường hợp mật ong giả, mật ong kém chất lượng đã được phát hiện.
Trước tình trạng đó, để duy trì, bảo tồn nguồn mật ong thiên nhiên và phát huy giá trị nhãn hiệu tập thể mật ong U Minh Thượng, các cơ sở ở vùng này, nhất là hai cơ sở đã được chứng nhận OCOP cấp tỉnh không ngừng cải tiến bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm mật ong thiên nhiên, với mong muốn cung cấp đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh những giọt mật ngon nhất, tốt nhất.
Từ khi sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao và được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đã giúp cho các cơ sở nơi đây càng dễ dàng quảng bá rộng rãi sản phẩm mật ong U Minh Thượng và cung ứng sản phẩm ra thị trường khắp các tỉnh.
Anh Lê Văn Tiên nhấn mạnh thêm, nhu cầu của người dùng rất nhiều nhưng do nguồn mật ong thiên nhiên hạn chế, nên không đáp ứng nổi. Ước tính sản lượng mật cơ sở thu gom được trong vùng đệm U Minh Thượng mỗi năm chỉ tầm 600 - 700 lít. Vì vậy trước đây đóng chai nửa lít, 1 lít bán ra thị trường, nhưng nay chỉ cung ứng ra thị trường loại mật ong đóng chai 250 ml. Chỉ tính trong 3 tháng cuối năm 2021, cơ sở của anh Tiên đã bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh 1.000 chai loại 250ml.
Theo ông Phạm Duy Tân, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, để ngày càng phát triển sản phẩm mật ong nơi đây, huyện khuyến khích bà con nghiên cứu cung ứng ra thị trường thêm dòng sản phẩm mật ong chất lượng và đạt chứng nhận OCOP, với mong muốn giữ gìn uy tín, chất lượng sản phẩm mật ong U Minh Thượng.
Lê Sen/TTXVN
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
11:25 | 13/11/2024 OCOP
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
14:56 | 11/11/2024 OCOP
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao
14:20 | 06/11/2024 OCOP
TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
08:47 | 05/11/2024 OCOP
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định
10:32 | 04/11/2024 OCOP
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Tin khác
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
14:27 | 31/10/2024 OCOP
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP
14:21 | 31/10/2024 OCOP
Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP
09:48 | 30/10/2024 OCOP
Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề
09:25 | 25/10/2024 OCOP
Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP
09:23 | 25/10/2024 OCOP
Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao
09:21 | 25/10/2024 OCOP
Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao
19:57 | 21/10/2024 OCOP
Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề
11:12 | 14/10/2024 OCOP
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP
09:29 | 07/10/2024 OCOP
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương
09:16 | 07/10/2024 OCOP
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 | 05/10/2024 OCOP
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 | 04/10/2024 OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
10:53 | 03/10/2024 OCOP
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công
14:19 Khuyến công
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 Nông thôn mới
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 Làng nghề, nghệ nhân